Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam bằng phương pháp bao dữ liệu (DEA) (Trang 47)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.3. Kết quả nghiên cứu

4.3.1. Hiệu quả kỹ thuật

4.3.1.1 Hiệu quả kỹ thuật – Hiệu quả kỹ thuật thuần túy – Hiệu quả quy mô

Dữ liệu gồm 26 ngân hàng qua các năm. Riêng năm 2011, do hai ngân hàng SCB và Tienphongbank khơng có dữ liệu nên chỉ dùng dữ liệu của 24 ngân hàng còn lại. Hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần túy (PTE), hiệu quả quy mô (SE) của các ngân hàng được thể hiện ở bảng 4.2. Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy, việc sử

dụng các biến đầu vào và đầu ra khác nhau trong các phương pháp tiếp cận khác

nhau làm cho hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng khác nhau.

4.3.1.1.1 Kết quả chung về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần túy, hiệu quả quy mô của ba cách tiếp cận

Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các ngân hàng giai đoạn 2009 đến năm 2015 theo cách tiếp cận trung gian đạt 86,3%, có nghĩa là để tạo ra cùng một mức sản lượng đầu ra thì các ngân hàng chỉ sử dụng được 86,3% lượng đầu vào, hay, các ngân

hàng lãng phí 15,87% lượng đầu vào của mình.

Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần túy và hiệu quả quy mơ trung bình của các ngân hàng trong cách tiếp cận hoạt động luôn cao hơn so với hai cách tiếp cận còn lại. Tức là, khi xem ngân hàng là một chủ thể kinh doanh tạo lợi nhuận, hiệu quả của ngân hàng sẽ cao hơn khi xem ngân hàng là trung gian tài chính hay xem xét hoạt động ngân hàng dựa trên cơ sở tạo ra giá trị gia tăng.

Cả ba cách tiếp cận đều cho thấy TE trung bình nhỏ hơn 1, tức là các ngân hàng

thương mại Việt Nam hoạt động chưa có hiệu quả. PTE nhỏ hơn SE trong hai cách tiếp cận hoạt động và cách tiếp cận trung gian, PTE lớn hơn SE trong cách tiếp cận giá trị gia tăng. Như vây, không hiệu quả của các ngân hàng trong hai cách tiếp cận hoạt động và cách tiếp cận trung gian chủ yếu là do không hiệu quả về mặt quy mô hơn là do không hiệu quả kỹ thuật thuần túy. Ngược lại, không hiệu quả kỹ thuật thuần túy là nguyên nhân dẫn đến không hiệu quả của các ngân hàng so với không hiệu quả quy mô trong cách tiếp cận giá trị gia tăng.

Mặc dù sử dụng các cách tiếp cận khác nhau, hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng thấp nhất vào năm 2009, hiệu quả kỹ thuật tăng dần từ năm 2009 đến năm 2011, sau

đó hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng giảm cho đến năm 2014, năm 2015 hiệu quả

kỹ thuật tăng so với 2014. Như vậy, dựa vào số liệu của báo cáo tài chính, từ năm 2009 đến năm 2011, các ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt. Tuy nhiên đến năm

2012, có nhiều yếu tố khách quan từ tình hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam cũng như chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Bảng 4.2: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần túy và hiệu quả quy mơ Năm TE Năm TE trung bình Số ngân hàng đạt hiệu quả PTE trung bình Số ngân hàng đạt hiệu quả SE trung bình Số ngân hàng đạt hiệu quả Cách tiếp cận hoạt động 2009 0,914 4 0,954 15 0,960 4 2010 0,908 5 0,955 14 0,951 5 2011 0,952 8 0,968 11 0,984 10 2012 0,903 5 0,940 10 0,962 5 2013 0,901 7 0,931 10 0,969 9 2014 0,902 6 0,917 9 0,984 8 2015 0,899 5 0,937 10 0,960 6 Trung bình 0,911 0,943 0,967

Cách tiếp cận trung gian

2009 0,855 4 0,889 12 0,962 5 2010 0,859 4 0,913 13 0,941 4 2011 0,882 6 0,941 11 0,936 6 2012 0,875 7 0,924 13 0,947 7 2013 0,804 4 0,896 11 0,899 4 2014 0,851 10 0,900 12 0,943 10 2015 0,917 11 0,954 15 0,962 11 Trung bình 0,863 0,917 0,941

Cách tiếp cận giá trị gia tăng

2009 0,795 7 0,874 12 0,907 7 2010 0,834 6 0,915 13 0,912 7 2011 0,851 7 0,942 14 0,903 7 2012 0,870 7 0,946 15 0,919 7 2013 0,830 4 0,923 14 0,902 4 2014 0,852 8 0,921 16 0,926 8 2015 0,877 11 0,940 17 0,932 11 Trung bình 0,844 0,923 0,914

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên kết quả từ phần mềm DEAP 2.1

Bảng 4.2 cũng cho thấy hiệu qủa TE trung bình năm 2015 khơng cao so với các năm khác nhưng lại có số lượng ngân hàng đạt hiệu quả kỹ thuật cao, có lần lượt 5, 11, 11 ngân hàng đạt hiệu quả TE trong ba cách tiếp cận hoạt động, cách tiếp cận

trung gian, cách tiếp cận giá trị gia tăng. Có sự gia tăng nhẹ trong hiệu quả của các ngân hàng thương mại trong năm 2015 so với năm 2014, chứng tỏ, những cải cách trong hệ thống ngân hàng những năm 2011 đến nay đã đạt được một số thành tựu

nhất định.

Nhìn chung, khơng có sự dao động mạnh mà chỉ có sự tăng giảm nhẹ của TE trung bình, PTE trung bình và SE trung bình qua các năm, chứng tỏ các ngân hàng đang cố gắng duy trì sự ổn định hiệu quả của mình.

4.3.1.1.2 Hiệu quả kỹ thuật thuần túy giảm dần

Kết quả về hiệu quả kỹ thuật thuần túy của ngân hàng có xu hướng giảm dần từ năm 2011 đến năm 2014. Hiệu quả kỹ thuật thuần túy đạt 0,968 vào năm 2011 ở cách

tiếp cận hoạt động nhưng năm 2014 chỉ đạt 0,917, tức hiệu quả giảm 5,1%. Hiệu

quả kỹ thuật thuần túy lần lượt giảm 4,1% và 2,1% ở hai cách tiếp cận còn lại. Tuy nhiên, hiệu quả kỹ thuật năm 2015 tăng so với năm 2014. Từ kết quả này chúng ta thấy, năm 2015 các ngân hàng đã dần cải thiện hoạt động kinh doanh của mình sau thời kỳ tái cơ cấu.

4.3.1.1.3 Hiệu quả quy mô tác động rõ rệt đến hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng

Dù lựa chọn đầu vào và đầu ra khác nhau nhưng kết quả của cả ba cách tiếp cận đều thể hiện giống nhau trong sự chênh lệch rõ rệt giữa số ngân hàng đạt TE và số ngân hàng đạt PTE. Điều này cho thấy số ngân hàng đạt hiệu quả quy mô thấp. Theo kết quả bảng 4.2, với cách tiếp cận hoạt động, năm 2009 có 15 ngân hàng đạt hiệu quả kỹ thuật thuần túy PTE nhưng chỉ có 4 ngân hàng đạt hiệu quả kỹ thuật TE, 11 ngân hàng cịn lại khơng đạt được hiệu qủa kỹ thuật tổng thể là do không đạt hiệu quả

quy mô. Hiệu quả kỹ thuật trung bình ln nhỏ hơn hiệu quả kỹ thuật thuần túy trung bình ở cả ba cách tiếp cận khác nhau do các ngân hàng không đạt hiệu quả

quy mơ. Từ đây chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự tác động rõ rệt của hiệu quả quy mô đến hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng thương mại.

Trong số 26 ngân hàng thương mại, ở cả ba cách tiếp cận trên, NH TMCP An Bình là ngân hàng có hiệu quả kỹ thuật thuần túy thấp nhất, NH TMCP Quốc Dân là ngân hàng có hiệu quả quy mơ thấp nhất.

4.3.1.1.4 Hiệu quả trung bình nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước cao hơn so với hiệu quả trung bình nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần

Bảng 4.3 trình bày TE, PTE, SE trung bình của hai nhóm ngân hàng thương mại cổ phần và nhóm ngân hàng thương mại Nhà Nước ở cả ba cách tiếp cận. Kết quả thể hiện tại bảng 4.3 cho thấy hiệu quả kỹ thuật của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước cao hơn so nhóm ngân hàng thương mại cổ phần. Kết quả này trái ngược với kết quả được tìm thấy ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2012) và nghiên

cứu của hai tác giả Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2013). Nguyên nhân là do hiệu quả kỹ thuật của ba ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước tăng mạnh vào năm 2012. Hiệu quả kỹ thuật của khối các ngân hàng thương mại Nhà nước cao hơn so với khối các ngân hàng thương mại cổ phần trong năm này – kết quả của năm 2012 tương đồng với kết quả của Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2013). Năm 2013, 2014 có sự suy giảm trong hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng thương mại Nhà nước nhưng sự suy giảm này không

đáng kể trong khi hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng thương mại cổ phần suy

giảm mạnh. Với những thay đổi như trên, hiệu quả kỹ thuật trung bình của nhóm

các ngân hàng thương mại cổ phần thấp hơn so với nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2015. Như vậy, trong

khoảng thời gian 2012 đến 2015, các ngân hàng thương mại đã có nhiều nổ lực

nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong khi nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước không đạt hiệu quả kỹ thuật

chủ yếu là do không hiệu quả quy mô, các ngân hàng thương mại cổ phần không đạt hiệu quả kỹ thuật phần nhiều do không đạt hiệu quả trong sử dụng nguồn lực.

Bảng 4.3: Hiệu quả trung bình của các NH TMCP và các NH TMNN

TE trung bình PTE trung bình SE trung bình

Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần Cách tiếp cận hoạt động 0,910 0,924 0,972 Cách tiếp cận trung gian 0,842 0,91 0,932 Cách tiếp cận

giá trị gia tăng 0,829 0,911 0,910 Nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước Cách tiếp cận hoạt động 0,943 1 0,943 Cách tiếp cận trung gian 0,974 0,990 0,982 Cách tiếp cận

giá trị gia tăng 0,948 1 0,948

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên kết quả từ phần mềm DEAP 2.1 4.3.1.2 Hiệu quả quy mô: hiệu quả tăng theo quy mô (IRS), hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS), hiệu quả giảm theo quy mô (DRS)

Kết quả về hiệu quả tăng, giảm, hay không đổi theo quy mô được thể hiện ở bảng 4.4, bảng 4.5 và bảng 4.6.

4.3.1.2.1 Hầu hết các ngân hàng chưa đạt được hiệu quả quy mô trong suốt thời

gian nghiên cứu ở cả ba cách tiếp cận.

Chỉ có hai ngân hàng là Seabank và Vietcombank đạt được hiệu quả quy mô trong

hầu hết thời gian nghiên cứu ở cả ba cách tiếp cận.

Trong cách tiếp cận hoạt động, khơng có ngân hàng nào tỏ ra có lợi thế về hiệu quả quy mơ so với các ngân hàng cịn lại. Trong tổng số 26 ngân hàng, có 20 ngân hàng ít nhất đạt được hiệu quả quy mơ tại một năm trong khoảng thời gian nghiên cứu,

chiếm tỷ lệ 76,9%.

Trong cách tiếp cận trung gian, có bốn ngân hàng đạt được hiệu quả quy mơ trong

Vietcombank. Trong tổng số 26 ngân hàng, có 16 ngân hàng ít nhất đạt được hiệu

quả quy mơ tại một năm trong khoảng thời gian nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 61,5%. Trong cách tiếp cận trung gian, có hai ngân hàng đạt được hiệu quả quy mô trong

hầu hết các năm trong khoảng thời gian nghiên cứu: Seabank, Vietcombank. Trong tổng số 26 ngân hàng, có 16 ngân hàng ít nhất đạt được hiệu quả quy mô tại một

năm trong khoảng thời gian nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 61,5%.

4.3.1.2.2 Các ngân hàng nhỏ thường có hiệu quả tăng dần theo quy mơ, các ngân hàng lớn thường có hiệu quả giảm dần theo quy mô

Các ngân hàng Kienlong Bank, NamA Bank, NCB, OCB, Saigonbank, VietA Bank, VietCapitalBank đều có hiệu quả tăng theo quy mô (IRS), các ngân hàng ACB,

BIDV, Vietinbank, Eximbank, Maritime Bank, MB, Techcombank, VPBank đều có hiệu quả giảm theo quy mơ (DRS) tại hầu hết tất cả các năm nghiên cứu trong cả ba cách tiếp cận. Các ngân hàng cịn lại khơng được liệt kê có sự khác nhau về hiệu quả quy mô ở các cách tiếp cận khác nhau cũng như ở các năm nghiên cứu khác

nhau.

Các ngân hàng hoạt động ở IRS chủ yếu là các ngân hàng nhỏ, với quy mô tổng tài sản cao nhất tính đến năm 2015 là 44.290 tỷ đồng (OCB). Các ngân hàng hoạt động

ở DRS chủ yếu là các ngân hàng lớn với quy mô tổng tài sản nhỏ nhất tính đến năm

2015 là 111.753 tỷ đồng (Maritime Bank).

4.3.1.2.3 Số lượng các ngân hàng có hiệu quả giảm theo quy mơ giảm dần qua các năm trong thời gian nghiên cứu

Ở cách tiếp cận hoạt động, ngân hàng hoạt động ở DRS có xu hướng giảm xuống

qua các năm. Số lượng ngân hàng có hiệu quả quy mơ có xu hướng tăng thêm cho thấy các ngân hàng đang dần cải thiện hiệu quả theo quy mơ của mình.

Kết quả của cách tiếp cận trung gian cho thấy số ngân hàng hoạt động ở DRS giảm trong khi số ngân hàng có hiệu quả tăng theo quy mơ và ngân hàng đạt được hiệu

Bảng 4.4: Bảng tổng hợp hiệu quả theo quy mô - Cách tiếp cận hoạt động Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số năm mà NH đạt CRS ABBank DRS IRS DRS DRS IRS DRS IRS 0 ACB DRS DRS DRS DRS DRS 2 BIDV DRS DRS DRS DRS DRS 2 Vietinbank DRS DRS DRS DRS DRS DRS DRS 0 DongA Bank DRS DRS DRS DRS IRS IRS N/A 0 Eximbank DRS IRS IRS DRS IRS 2 HDBank IRS IRS DRS IRS 3 Kienlong Bank IRS IRS DRS IRS DRS IRS 1

LienVietPostBank DRS IRS DRS IRS 3 Maritime Bank DRS DRS DRS IRS IRS 2

MB DRS DRS DRS 4

NamA Bank IRS IRS IRS IRS IRS DRS IRS 0 NCB IRS IRS DRS DRS IRS DRS IRS 0 OCB IRS IRS IRS DRS DRS IRS 1 Saigonbank IRS IRS IRS IRS 3

SCB DRS DRS N/A IRS 3

SEABank IRS IRS IRS IRS 3 SHB DRS IRS IRS DRS IRS 2 Sacombank DRS DRS DRS DRS DRS DRS 1 Techcombank DRS DRS IRS 4 TPBank IRS IRS N/A IRS IRS 2 Vietcombank DRS DRS 5 VIB DRS DRS DRS IRS IRS IRS 1 VietA Bank IRS IRS IRS IRS IRS IRS IRS 0 VietCapitalBank IRS IRS DRS IRS IRS IRS 1 VPBank DRS IRS DRS 4 Số NH đạt CRS 4 5 10 7 9 8 6

Số NH đạt IRS 8 11 5 7 14 5 16 Số NH đạt DRS 22 10 9 10 3 13 3

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên kết quả từ phần mềm DEAP 2.1

Bảng 4.5: Bảng tổng hợp hiệu quả theo quy mô – Cách tiếp cận trung gian Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số năm mà NH đạt CRS ABBank IRS IRS IRS IRS IRS IRS IRS 0 ACB DRS DRS DRS DRS DRS IRS IRS 0 BIDV DRS DRS DRS DRS 3 Vietinbank DRS DRS 5 DongA Bank DRS IRS IRS IRS IRS N/A 1 Eximbank DRS DRS IRS DRS IRS IRS 1 HDBank IRS IRS DRS IRS IRS IRS IRS 0 Kienlong Bank IRS IRS IRS IRS IRS IRS IRS 0 LienVietPostBank DRS DRS IRS DRS 3 Maritime Bank DRS DRS DRS 4

MB DRS DRS DRS DRS 3

NamA Bank IRS IRS IRS IRS IRS IRS IRS 0 NCB IRS IRS IRS IRS IRS IRS 1 OCB DRS IRS IRS IRS IRS IRS IRS 0 Saigonbank DRS IRS IRS IRS IRS IRS IRS 0 SCB DRS IRS N/A DRS DRS 2

SEABank 7

SHB DRS IRS DRS IRS IRS DRS 1 Sacombank DRS DRS IRS IRS IRS 2 Techcombank DRS DRS DRS DRS DRS DRS DRS 0

TPBank IRS N/A 5

Vietcombank DRS DRS DRS 4 VIB IRS DRS DRS DRS DRS 2 VietA Bank DRS IRS IRS IRS IRS 2 VietCapitalBank IRS IRS IRS IRS IRS 2 VPBank DRS IRS DRS DRS DRS DRS DRS 0 Số NH đạt CRS 5 4 6 7 4 10 11

Số NH đạt IRS 6 13 8 12 12 12 12 Số NH đạt DRS 15 9 10 7 10 4 2

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên kết quả từ phần mềm DEAP 2.1

Bảng 4.6: Bảng tổng hợp hiệu quả theo quy mô – Cách tiếp cận giá trị gia tăng

Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Số năm mà NH

đạt CRS

ABBank DRS IRS IRS IRS DRS DRS IRS 0 ACB DRS DRS DRS DRS DRS DRS IRS 0 BIDV DRS DRS DRS DRS DRS 2 Vietinbank DRS DRS DRS DRS DRS 2 DongA Bank DRS IRS IRS IRS IRS 2 Eximbank DRS DRS IRS DRS DRS IRS 1 HDBank DRS IRS DRS DRS IRS 2 Kienlong Bank IRS IRS IRS IRS IRS IRS IRS 0 LienVietPostBank DRS IRS DRS DRS 3 Maritime Bank DRS DRS DRS DRS 3 MB DRS IRS DRS DRS DRS 2 NamA Bank IRS IRS IRS IRS IRS IRS IRS 0

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam bằng phương pháp bao dữ liệu (DEA) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)