Case study các doanh nghiệp thất bại ở Nhật Bản do khác biệt

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA NHẬT BẢN THẤT BẠI CỦA WALMART, FACEBOOK TẠI NHẬT THÀNH CÔNG CỦA NESTLE (Trang 25 - 28)

Chương 2 : Tổng quan về văn hóa trong kinh doanh Nhật Bản

3.1. Case study các doanh nghiệp thất bại ở Nhật Bản do khác biệt

Nhật Bản là một trong những nước sử dụng danh thiếp nhiều nhất thế giới, đây là một văn hoá lâu đời tại Nhật Bản. Trong quá trình đàm phán, các bên thường sẽ trao đổi danh thiếp cho nhau, như một phương thức chính thống để liên lạc với đối phương. Vì vậy, khi trao đổi làm ăn với người Nhật, để tránh gây ấn tượng không tốt là khơng có hay hết danh thiếp, đối tác luôn cần phải chuẩn bị kĩ danh thiếp của mình, trao danh thiếp ở lần gặp đầu tiên. Danh thiếp phải được cho và nhận bằng hai tay, trong suốt cuộc gặp gỡ danh thiếp phải được để trên bàn. Sau khi gặp gỡ xong, đôi bên phải thể hiện sự trân trọng lẫn nhau bằng cách cho danh thiếp vào ví và không bao giờ được nhét vào túi quần sau.

Đối với người Nhật, việc trao đổi danh thiếp không chỉ đơn thuần là việc trao đổi một mảnh giấy bình thường, mà đó là một cử chỉ, hành vi nền tảng mở đầu cho một mối quan hệ song phương tốt đẹp. Buổi gặp gỡ, trao và nhận danh thiếp luôn diễn ra một cách trang trọng. Người nhận sẽ nhận bằng hai tay, sau đó đọc các thơng tin bằng giọng to và rõ, rồi đặt chúng bên cạnh mình. Điều này sẽ khiến cho đối tác cảm thấy mình đang làm việc với những đối tác đáng tin cậy, cảm thấy mình được coi trọng và dễ dàng hơn trong quá trình trao đổi thơng tin.

Chương 3: Case study doanh nghiệp thành công và thất bại ở Nhật Bản do khác biệt văn hóa

3.1. Case study các doanh nghiệp thất bại ở Nhật Bản do khác biệt văn hóa văn hóa

3.1.1. Thất bại của Walmart

Walmart là một công ty bán lẻ đa quốc gia của Mỹ điều hành một chuỗi các đại siêu thị, cửa hàng bách hóa giảm giá và cửa hàng tạp hóa, với trụ sở

25 chính đặt tại Bentonville, Arkansas, Hoa Kỳ. Công ty được thành lập bởi Sam Walton vào năm 1962. Họ cũng sở hữu và điều hành các kho bán lẻ của Sam's Club. Năm 2019, doanh thu của Walmart lên đến hơn 514 tỷ USD, với hơn chục nghìn cửa hàng và câu lạc bộ ở 28 quốc gia. Walmart là một trong những tập đồn kiểm sốt gắt gao chuỗi cung ứng của mình khi ln đưa ra rất nhiều chính sách và tiêu chuẩn hợp tác. Tất cả nhằm vào duy nhất một mục đích: gia tăng lợi nhuận.

Năm 2002, Walmart đã mua lại 6% cổ phần của Seiyu, bước đầu gia nhập thị trường Nhật Bản. Năm 2008, Walmart đã nắm hồn tồn quyền kiểm sốt

chuỗi bán lẻ Seiyu. Mục tiêu ban đầu của Hãng là đưa siêu thị này lên vị trí số 1 trong số gần 434 siêu thị của Seiyu tại Nhật Bản. Cơ sở để Walmart hy vọng là thị trường 127 triệu dân và là một trong những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, Nhật Bản sẽ trở thành một trong những thị trường có doanh thu cao nhất.

Tuy nhiên, dù đầu tư hơn 1 tỷ USD vào chuỗi siêu thị Seiyu, nhưng Walmart vẫn không giành được lòng tin của người tiêu dùng Nhật Bản. Một số nhà

phân tích cho rằng, Walmart thất bại tại thị trường Nhật Bản bởi vì khơng đủ am hiểu về văn hóa tiêu dùng và mua sắm tại Nhật Bản. Tại Nhật Bản, người tiêu dùng có thị hiếu và thói quen mua sắm khác lạ so với đa số quốc gia mà Walmart đã từng kinh doanh.

Thứ nhất, ngược hoàn toàn với các quốc gia phát triển khác, người Nhật có thói quen mua sắm với số lượng nhỏ và khơng có khái niệm "mua hàng cả tháng". Một phần bản chất này đến từ chi phí sống đắt đỏ và thói quen gọn gàng của họ. Tuy nhiên, Walmart lại sao chép chiến lược bán các sản phẩm "size khủng" với chiết khấu cao, một chiến thuật tuy thành công ở nhiều nơi nhưng lại không phù hợp với thị hiếu tại Nhật.

26 Thứ hai, người dân Nhật Bản có thói quen mua sắm nhỏ lẻ và hệ thống mạng lưới cửa tiệm bách hóa tiện lợi vừa và nhỏ tồn tại sâu trong từng khu dân cư đã đáp ứng khá đủ cho người dân, khiến việc mua sắm ở các đại siêu thị trở nên khá "thừa thãi".

Thứ ba, Nhật Bản còn là một nước "ghét" rác thải, người dân phải bỏ ra một khoản phí khơng nhỏ để vứt những bao bì có khối lượng lớn. Điều này trở thành một rào cản tâm lý trong lúc khách hàng đưa ra quyết định mua sắm tại Walmart.

Thứ tư, một nguyên nhân khác góp phần "ngáng chân" Walmart là thị hiếu mua hàng cực kỳ phức tạp của mỗi vùng. Từng vùng địa lý Nhật Bản sẽ có một xu hướng mua hàng khác nhau, đặc biệt là những sản phẩm tươi sống, biến các nhà cung cấp trở nên khó "ép" hơn đối với Walmart vì họ đã có một thị trường ổn định chống lưng.

Tất cả các nguyên nhân trên khiến cho các đại siêu thị như Seiyu của Walmart thường trong tình trạng vắng khách hàng.

3.1.2. Thất bại của Facebook

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa giới trẻ trong vài năm trở lại đây, hình thành các khn mẫu xã hội và thay đổi cách thức con người liên lạc. Với giá trị tương đương 5,6 tỷ USD trong năm 2007, Nhật Bản tự hào là một trong những thị trường quảng cáo trực tuyến lớn nhất trên thế giới. Tiềm năng to lớn đó đã thu hút Facebook gia nhập thị trường này. Tuy nhiên, mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook, khi xâm nhập vào thị trường này lại chỉ đạt được những kết quả hết sức nhỏ bé. Theo biểu đồ so sánh trên Google Trends for Website, mạng xã hội địa phương Mixi đã vượt lên cả 2 trang mạng lớn nhất thế giới là Facebook và MySpace ở Nhật Bản. Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại này của Facebook liên quan đến vấn đề văn hóa Nhật.

27 Thứ nhất, người Nhật Bản có xu hướng kiệm lời nói trong giao tiếp hàng ngày, xã hội Nhật Bản thì thường nhấn mạnh đến cả cộng đồng hơn từng cá nhân riêng lẻ. Họ có văn hóa riêng đối với giao tiếp đó là: nói đúng và đủ hay nói cách khác là khơng dài dòng, lan man và khiêm tốn trong lời nói. Do vậy một bộ phận người Nhật cho rằng Facebook thường là nơi để mọi người phô trương của từng cá nhân và nhiều người Nhật khơng thích điều này.

Thứ hai, bảo mật và an tồn cũng đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều khía cạnh của đời sống Nhật Bản. Cộng đồng mạng Nhật Bản luôn coi trọng việc ẩn danh, tức họ thích sử dụng các tài khoản ẩn danh trên các trang mạng xã hội. Nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng khi so sánh với người phương Tây, người Nhật có xu hướng sợ đánh giá tiêu cực hơn và mức độ bộc lộ bản thân thấp. Một ví dụ cho quan niệm sai lầm về văn hóa là khi Mark Zuckerberg phát biểu ở Tokyo một trong những điểm nổi bật nhất ở Facebook là việc sử dụng tên và hình ảnh thật. Điều đó có thể đúng nhưng lại chính xác là những gì người Nhật Bản đang cố gắng để tránh. Họ đã có sẵn một mạng xã hội uy tín cao, thành viên tham gia theo hình thức thư mời: Mixi. Bên cạnh đó, do trình độ tiếng Anh kém, phần lớn các ứng dụng đi kèm Facebook - những thứ làm cho Facebook hấp dẫn - trở nên vô nghĩa trong mắt người Nhật Bản. Có thể nói đây là trở ngại lớn nhất của Facebook trong quá trình xâm nhập thị trường Nhật.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA NHẬT BẢN THẤT BẠI CỦA WALMART, FACEBOOK TẠI NHẬT THÀNH CÔNG CỦA NESTLE (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)