Hiện trạng sinh kế hộ gia đình cư trú trong Khu bảo tồn BC – PB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế của người dân trước yêu cầu bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27 - 43)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN

3.2. Kết quả nghiên cứu

3.2.1 Hiện trạng sinh kế hộ gia đình cư trú trong Khu bảo tồn BC – PB

3.2.1.a. Vốn con người:

Lực lượng lao động: Theo kết quả khảo sát, lao động tại khu vực nghiên

cứu không phụ thuộc vào độ tuổi mà chủ yếu là người có sức khỏe do đó lao động khu vực này bao gồm cả trẻ em dưới 18 tuổi và người già trên 60 tuổi. Lao động chiếm tỷ lệ khoảng 72% tổng nhân khẩu. Số người phụ thuộc chủ yếu là người bị bệnh, người già hết sức lao động và trẻ em đang đi học chiếm tỷ lệ khoảng 28%.

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ lao động và phụ thuộc

72% 28%

Lao động Phụ thuộc

Lao động đã qua đào tạo nghề : Theo kết quả lấy mẫu nghiên cứu số lao

động đã qua đào tạo nghề thấp chiếm tỷ lệ 23,1%, lao động chưa qua đào tạo nghề là chiếm tỷ lệ 76,9%.Qua số liệu này cho chúng ta thấy nguồn lực lao động của người dân hạn chế, lực lượng lao động trình độ thấp, thiếu kỹ năng tay nghề để có thể tăng giá trị ngày cơng lao động, tỷ lệ người phụ thuộc khơng có nguồn thu nhập nào khác phải phụ thuộc toàn bộ người thân trong gia đình.

Lao động có tay nghề chiếm 23,1% chủ yếu lao động trẻ là con cái gia đình có điều kiện kinh tế khá giả cho con ăn học. Các lao động này được đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học làm việc chủ yếu ở các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước. Các ngành nghề chủ yếu lao động có tay nghề như sửa chữa ơ tô, điện tử, du lịch, giáo viên, phục vụ nhà hàng khách sạn, kế tốn, nghề tóc nhưng các lao động này không quay trở lại khu vực rừng để kiếm việc làm mà tìm đến các khu cơng nghiệp, các cơ quan chủ yếu tập trung tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu nên mức độ ảnh hưởng đến sinh kế của họ vào tài nguyên rừng không lớn.

Ngồi ra, trong 76,9% lao động khơng có ta nghề chưa qua đào tạo thì chủ yếu làm nghề rẫy, hái lượm lâm sản, sản vật rừng, làm rẫy thuê mướn cho các hộ có nhiều đất, làm thợ hồ cho nên thu nhập của họ phụ thuộc rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên trong rừng. Do khơng có tay nghề trình độ lao động thấp những lao động này khó có cơ hội tiếp cận các cơng việc có tính phức tạp, chun mơn cao nên thu nhập ngày cơng của họ thấp thu nhập trung bình từ 100.000 đồng cho đến 200.000 đồng/ngày công nhưng số ngày lao động thực tế trong tháng không nhiều chỉ từ 10 đến 20 ngày công lao động/tháng

Tình trạng giáo dục của con em: Qua khảo sát số liệu giai đoạn từ 2010- 2017 cho thấy tỷ lệ trẻ em bỏ học tương đối cao chiểm tỷ lệ khoảng 32%. Lý do trẻ em bỏ học là do điều kiện kinh tế của các hộ khó khăn cần có thêm lao động để phụ việc nhà cho nên dẫn đến tình trạng trẻ em nghỉ học sớm. Nguyên nhân khác là do việc đi lại học tập của trẻ gặp nhiều khó khăn do trường học xa nhà phải có người đưa rước cản trở đến việc tới trường của trẻ.

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ tỷ lệ giáo dục trẻ em giai đoạn 2010-2017

32%

68%

Trẻ bỏ học sớm Trẻ học hết PTTH

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tự vẽ)

Về đào tạo nghề cho trẻ em: Số trẻ em được học nghề chiếm tỷ lệ rất thấp

khoảng 12%, số trẻ không được học nghề là 88%. Qua số liệu này cho chúng ta thấy nguồn lực lao động trong thời gian tới của người dân hạn chế, trẻ em là nguồn lực lao động tương lai cho xã hội. Số trẻ em không được đào tạo nghề đồng nghĩa với việc lực lượng lao động này có trình độ thấp, thiếu kỹ năng tay nghề và sẽ làm nghề phụ thuộc lớn vào tài nguyên rừng như làm rẫy, thu hái lâm sản rừng, làm thuê mướn...sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của người dân bởi nguồn thu nhập phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên rừng.

Việc giải quyết sinh kế cho lực lượng lao động này trong tương lai là rất khó khăn và cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo nghề để lực lượng lao động tương lai này sống khơng phụ thuộc vào rừng và có thể tìm kiếm việc làm phù hợp trong môi trường sống mới.

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ tỷ lệ trẻ em được học nghề giai đoạn 2010-2017

88% 12% Trẻ em không được học nghề Trẻ được học nghề

Trẻ được đào tạo nghề hoặc có trình độ cao chủ yếu là con em của các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, tuy nhiên đối tượng này chiếm tỷ lệ thấp chiếm khoảng 12%. Phần lớn số trẻ sau khi được đào tạo nghề không quay trở lại làm rẫy cho gia đình mà ở lại các khu đô thị, khu công nghiệp hoặc khu vực dân cư tập trung đơng đúc có điều kiện thuận lợi hơn để sinh sống làm việc. Đối tượng này tự bản thân họ có thể cải thiện sinh kế cho bản thân không phụ thuộc vào gia đình vì họ đã có điều kiện thay đổi nơi ở, nơi là việc có điều kiện tốt hơn mà khơng cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước.

3.2.1.b. Vốn tự nhiên:

Nguồn vốn tự nhiên là các yếu tố thuộc về tài nguyên thiên nhiên mà con

người có thể khai thác và sử dụng để tạo ra giá trị một cách trực tiếp hay gián tiếp (Natural Capital -14- Committee, 2013, tr.10). Nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng đối với những người mà hoạt động sinh kế căn bản phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên (trồng trọt, chăn nuôi, khai thác sử dụng các sản phẩm từ rừng). Qua thống kê mẫu khảo sát cho thấy tại khu vực này người dân có một số ngành nghề phụ thuộc vào vốn tự nhiên đó là:

Nghề rẫy các hộ dân chủ yếu trồng điều, khoai mì cây ăn trái như

xoài….phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên đất rừng do các hộ tự khai hoang hoặc xâm canh lấn chiếm trồng cây nơng nghiệp.

Ngồi ra một số hộ dân ít đất hoặc khơng có đất làm thuê mướn trồng cây nông nghiệp cho hộ khác có diện tích đất lớn trong rừng cũng ảnh hưởng gián tiếp. Hình thức này tuy đem lại thu nhập khơng cao nhưng nó có tính ổn định sinh kế của các hộ dân.

Nghề khai thác đánh bắt thủy sản bởi khu rừng này có một số hồ nước tự

nhiên có thể khai thác đánh bắt thủy sản, mặt khác địa thế rừng BC-PB nằm dọc ven biển của huyện Xuyên Mộc thuận lợi cho người dân làm nghề biển.

Nghề du lịch sinh thái dưới tán rừng: Nhờ vị trí địa lý, địa hình thuận lợi

nên rừng BC-PB có nhiều lợi thế phát triển du lịch sinh thái. Hiện nay dọc ven biển đã hình thành khu du lịch biển kết hợp sinh thái rừng như: Khu Du lịch Hương Phong-Hồ Cốc, Khu du lịch Sài Gịn – Bình Châu, Khu Du lịch Suối nước nóng

Bình Châu, Khu Du lịch Hịn Ngọc Viễn Đơng… Hiện nay UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cấp chủ trương cho 19 dự án để làm thủ tục đầu tư du lịch sinh thái dưới tán rừng trong thời gian tới. Việc thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng Nhà nước sẽ chuyển cho các doanh nghiệp quản lý bảo vệ rừng từ vốn đầu tư của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp cũng là người giữ bảo vệ rừng để khai thác kinh doanh du lịch dưới tán rừng.

Khi nhà nước giao mặt bằng rừng cho các chủ đầu tư sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của các hộ dân có đất nằm trong dự án, tuy nhiên về lâu dài khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động sẽ thu hút lực lượng lao động lớn phục vụ cho hoạt động du lịch như bảo vệ, tạp vụ, phục vụ nhà hàng, khách sạn và kinh doanh dịch vụ du lịch đặc biệt tỉnh đang chủ trương giao cho Sở Công thường phối hợp UBND huyện Xuyên Mộc chọn địa điểm xây dựng các trung tâm thương mại dịch vụ phục vụ cho du khách nhằm quảng bá giới thiệu các sản phẩm đặc sản của Bà Rịa-Vũng Tàu là cơ hội cho lao động trên địa bàn huyện Xuyên Mộc có cơ hội tiếp cận với nghề dịch vụ du lịch.

Đây chính là cơ hội giải quyết một lực lượng lao động lớn tại địa phương, do đó khi thực hiện đề án di dời tỉnh cần có cơ chế chính sách xét chọn dự án trong đó có tiêu chí ưu tiên tuyển dụng lực lượng lao động đang có nguồn sống từ rừng để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực khơng ảnh hưởng đến rừng mà vẫn tạo ra nguồn thu nhập đảm bảo sinh kế cho hộ dân.

Bảng 3.2. Bảng tỷ lệ ngành nghề và thu nhập bình quân STT Ngành nghề STT Ngành nghề Tỷ lệ (%) TNBQ đầu người (Đồng/người/tháng) 1 Làm rẫy 66% 6.793.571 2 Làm thuê mướn 9% 4.695.833 3 Đánh bắt thủy sản 4% 1.875.000 4 Làm cơ quan xí nghiệp 13% 5.071.429 5

Làm nghề khác: thợ xây,

buôn bán, nội trợ, làm tóc 8% 3.916.666

Biểu đồ 3.6. Biểu đồ lao động theo nhóm ngành 66% 66% 9% 4% 13% 8% Làm rẫy Làm thuê mướn Đánh bắt TS Làm CQ,XN Làm nghề khác

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và vẽ)

Từ kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ người dân làm nghề rẫy tương đối cao chiếm tỷ lệ 66% điều đó cho thấy sinh kế của hộ dân phụ thuộc rất lớn vào đất rừng ảnh hưởng đến bảo tồn phát triển rừng BC-PB. Một số hộ thiếu đất sản xuất làm thuê mướn cho người khác chiếm tỷ lệ 9% hoặc chuyển sang làm nghề biển chiếm tỷ lệ 4%

Biểu đồ 3.7. Biểu đồ TNBQ theo đầu người theo ngành

6,800,000 4,700,000 1,875,000 5,071,000 3,916,000 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000

Làm rẫy Làm thuê mướnĐánh bắt thủy sản

Làm CQ,XN Làm khác

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và vẽ)

Tại các khu vực người dân sinh sống canh tác trong rừng những hộ khá/giàu có nguồn vốn tự nhiên là đất đai lớn bình quân 1,63ha/người. Đây là những hộ

thuộc đối tượng thuộc di dân làm kinh tế mới tập trung chủ yếu tại khu vực xã Bình Châu, sau giải phóng hộ đã khai phá được diện tích đất lớn để làm nương rẫy.

Một số hộ nghèo di cư vào rừng để sinh sống, do thiếu đất sản xuất nên họ đã chuyển sang làm nghề đánh bắt thủy sản để đem lại thu nhập cho gia đình đảm bảo sinh kế cho họ. Tuy nhiên phần lớn những hộ này thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo nên khơng có điều kiện để trang bị tàu đánh bắt cá xa bờ nên hiệu quả đánh bắt không cao, đời sống cịn nhiều khó khăn thu nhập bình quân đầu người thấp khoảng 1.875.000 đồng/người/tháng. Nguyên nhân chính là do các hộ khơng có kinh phí đầu tư tàu đánh bắt xa bờ nên chủ yếu sử dụng những phương tiện thô sơ như mủng và tàu đánh bắt cá dưới 20 CV để hành nghề đánh bắt.

Một số khác thiếu đất canh tác đi làm thuê mướn cho người khác chủ yếu là trồng trọt vì phần lớn họ chưa qua đào tạo nghề nên có ít cơ hội kiếm được việc làm tại các cơ quan, xí nghiệp.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong rừng chủ yếu là đi đào củ mài, hái lá giang, củi khô, thú rừng cũng được người dân khai thác cho nhu cầu trực tiếp của gia đình và trao đổi hàng hóa để phục vụ cho cuộc sống.

Trong khu Bảo tồn khơng có hệ thống kênh mương thủy lợi và hệ thống nước sạch phục vụ nhu cầu sinh họat của con người. Do đó người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước mưa để trồng cây nơng nghiệp như cây bắp, khoai mì…, Về mùa khơ hầu như nước trong các hồ đều cạn kiệt người dân phải sử dụng nước giếng đào hoặc giếng khoan để làm nước sinh hoạt và tưới tiêu trong sản xuất.

3.2.1.c. Vốn tài chính:

Qua kết quả khảo sát và thông tin cung cấp từ chính quyền địa phương tỷ lệ hộ nghèo và hộ bình thường, hộ khá được thể hiện biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.8. Biểu đồ phân loại đối tượng hộ tại khu BTTNBC-PB 24% 24% 66% 10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Hộ nghèo Hộ bình thường Hộ khá/giàu

Đối tượng

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và vẽ)

Mức thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân theo đầu người của hộ nghèo là 965.000 đồng/người/tháng. Thu nhập bình quân hộ bình thường là 4.700.000 đồng/người/tháng, thu nhập của hộ khá/giàu là 18.650.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên tỉ lệ hộ nghèo khu vực này chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 24% chủ yếu là hộ nghèo di cư vào rừng gần đây, hộ bình thường chiếm tỷ lệ 66% . Hộ khá/giàu chỉ chiếm 10% là hộ di cư vào rừng sớm khai hoang mở rộng được nhiều đất canh tác. Thu nhập bình quân theo đầu người tại khu vực dân cư sống trong rừng BC-PB được thể hiện theo biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 3.9. Thu nhập bình quân đầu người của các hộ 965,000 965,000 4,700,000 18,650,000 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 16,000,000 18,000,000 20,000,000 Hộ nghèo Hộ BT Hộ khá Thu nhập BQ đầu người/tháng

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và vẽ)

Mức sống của các hộ trong rừng có sự chênh lệch nhau tương đối lớn. Cụ thể thu nhập của các hộ khá/giàu gấp hơn 3 lần so với hộ bình thường và gấp hơn 18 lần so với hộ nghèo/cận nghèo.

Về nguồn thu nhập: Nguồn thu nhập của hộ khá/giàu chủ yếu từ thu hoạch

cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu và cây trái do hộ có diện tích đất canh tác lớn lớn nên chi phí đầu tư giảm đi thu nhập trên diện tích canh tác tăng lên trong khi đó những năm gần đây giá hồ tiêu tăng cao có thời điểm gần 200.000 đồng/kg đã đem lại lợi nhuận tương đối lớn cho các hộ khi đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Nguồn thu nhập của hộ bình thường chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, hộ có diện tích đất vừa phải trồng điều, khoai mì tạo nguồn thu cho gia đình. Tuy nhiên hiệu quả của loại cây trồng này khơng cao nên thu nhập bình qn của hộ khơng cao. Nguồn thu nhập của hộ nghèo/cận nghèo (2) chủ yếu đi làm thuê mướn, làm nghề biển hoặc

(2) NQ 46/2016/NQ-HĐND ngày 04/8/2016 của HĐND tỉnh BR-VT: Hộ nghèo tại KVNT có TNBQ đầu người/tháng từ đủ 1.200.000 đồng trở xuống hoặc có TNBQ đầu người trên 1.200.000 đồng đến 1.500.000 đồng/thán và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ cận nghèo ở khu vực nông thơn: là hộ có TNBQ đầu người/tháng trên 1.200.000đồng đến 1.500.000đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản.

kiếm lâm sản trong rừng do họ khơng có đủ tiền mua đất bên ngoài nên vào rừng mua đất để ở do giá rẻ nhưng họ không có đất sản xuất nên thu nhập khơng ổn định.

Hoạt động chi tiêu:

Chi tiêu của nhóm hộ nghèo/cận nghèo lớn hơn so với thu nhập họ tạo ra,

hộ khơng có tích lũy để phát triển kinh tế gia đình. Cuộc sống phải cần sự trợ cấp của nhà nước trong việc chi tiêu như điện, nước, bảo hiểm y tế và chi phí học tập…

Ngồi ra những hộ này rất khó được tiếp cận nguồn vốn vay do khơng có tài sản thế chấp bởi đất ở và đất sản xuất của họ nằm trong rừng nên không được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì vậy họ khơng thể vay vốn ngân hàng. Do đó kết quả khảo sát cho thấy các hộ nghèo phải vay vốn bên ngoài với lãi suất rất cao từ 20% đến 30%/năm cho nên gánh nặng lãi vay đã khiến các hộ khó thốt nghèo.

Chi tiêu của nhóm hộ bình thường chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu

nhập. Qua kết quả khảo sát 90% hộ thu nhập chỉ đủ cho chi tiêu khơng có tích lũy và chỉ có 10% là có tích lũy tiết kiệm nhưng nguồn kinh phí tiết kiệm không cao chỉ từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000đồng/hộ/năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế của người dân trước yêu cầu bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27 - 43)