Sơ đồ sinh kế của hộ dân ở trong rừng và di dời ra khỏi rừng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế của người dân trước yêu cầu bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 49 - 65)

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và vẽ)

Trong quá trình nghiên cứu tác giả tiến hành phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo của các cơ quan chức năng để tham khảo thực trạng và quan điểm giải quyết sinh kế cho các hộ dân khi thực hiện di dời ra khỏi rừng. Ngồi ra, trong q trình khảo sát số liệu tác giả phỏng vấn các hộ dân để năm bắt tâm tư nguyện vọng của họ nếu phải thực hiện đề án di dời dân ra khỏi khu bảo tồn BC-PB. Sau đây là kết quả phỏng vấn:

Quan điểm của Ông Đặng Thanh Minh, Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc: trả lời phỏng vấn phóng viên báo Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: “Nhằm tạo thuận lợi trong việc quản lý rừng thì phải di dời tồn bộ dân ra khỏi KBTTN BC- PB. Theo tôi, nếu hỗ trợ bằng tiền cho các hộ dân thì có thể sau khi sử dụng hết số

Để dân sống trong rừng Khơng có đường giao thơng Khơng có điện, nước Khơng có trường học,y tế Cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng Tác động Di dân ra ngoài Cơ sở hạ tầng tốt hơn Cuộc sống tốt hơn Mất tư liệu SX (mất đất canh tác)

tiền được hỗ trợ, họ lại tái chiếm. Do đó, tỉnh cần nghiên cứu, xem xét phương án giao đất cho các hộ dân nhằm giúp họ ổn định sản xuất. Đồng thời, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế để trồng rừng trên những diện tích bị lấn chiếm sau khi đã hỗ trợ di dời”.(3)

Quan điểm của ông Lê Văn Khanh – Giám đốc kiêm hạt trưởng Hạt kiểm lâm BC-PB: “Quan điểm tôi là tỉnh cần thiết phải di dời người dân ra khỏi

rừng để cho các cơ quan quản lý Nhà nước thuận lợi cho bảo vệ và phát triển rừng tránh tình trạng lấn chiếm rừng làm nương rẫy như hiện nay. Tuy nhiên theo dự tính kinh phí cho thực hiện đề án di dời khoảng gần 9000 tỷ đồng nên UBND tỉnh cần quan tâm bố trí vốn để thực hiện đề án này”.

Quan điểm của Bà Nguyễn Vân Anh – Phó Ban thường trực Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh BR-VT: “Đề án di dời dân ra khỏi rừng rất cần thiết để

bảo tồn diện tích rừng tự nhiên của tỉnh. Về nguồn vốn tỉnh có thể bố trí được sau khi đề án được Ban thường vụ Tỉnh ủy và HĐND tỉnh thông qua vào kỳ họp tới”

Về ý kiến của các hộ dân đối với: Qua khảo sát ý kiến của các hộ dân có hai luồng quan điểm

Quan điểm của hộ dân ít đất hoặc khơng có đất canh tác nơng nghiệp:

Những hộ này ủng hộ chủ trương di dời của Nhà nước họ mong muốn có một chỗ ở tốt hơn để ổn định cuộc sống và thuận lợi cho con cái học hành bởi đây là những hộ này chủ yếu sống bằng nghề làm thuê mướn và thu mua phế liệu, khơng có điều kiện kinh tế nên chấp nhận vào rừng mua đất ở rẻ hơn.

Quan điểm của hộ có nhiều đất canh tác nơng nghiệp: Họ khơng muốn bị

di dời, bởi nguồn thu nhập của gia đình từ đất rừng. Mục đích chính của họ là có đất sản xuất và giữ đất để làm tài sản cho con cháu tiếp tục sinh sống làm ăn. Do đó đối tượng này quyết liệt phản đối chủ trương di dời và yêu cầu nếu nhà nước chuyển gia đình họ đi chỗ khác thì phải cấp đất mới cho họ tiếp tục sản xuất nông nghiệp.

Cả hai đối tượng trên đều có chung mong muốn nếu bắt buộc phải di chuyển chỗ ở thì Nhà nước phải cấp đất ở mới gần địa điểm họ đã sinh sống và bố trí người thân, chịm xóm đang sinh sống hiện nay vào khu vực gần nhau để phù hợp nếp sống sinh hoạt văn hóa của người dân.

Qua phỏng vấn những người lớn tuổi có tâm lý không muốn thay đổi ngành nghề mà muốn duy trì nghề nơng nghiệp. Lý do họ đưa ra là do tuổi cao nên không thể học nghề để chuyển đổi sang nghề khác mặt khác nghề truyền thống là làm rẫy nên nếu phải chuyển sang nghề khác họ rất khó thích nghi. Tuy nhiên họ mong muốn Nhà nước quan tâm tạo công ăn việc làm cho con cháu họ sau khi ra trường để có thu nhập ổn định cuộc sống cho gia đình.

CHƯƠNG 4.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

Từ những kết quả phân tích ở trên, chương này trình bày kết luận và đưa ra một số khuyến nghị về một số chính sách cần giải quyết và một số biện pháp cần thiết để cải thiện sinh kế cho người dân đang sinh sống và canh tác trong Khu Bảo tồn

4.1. Kết luận

Nghiên cứu này cho chúng ta thấy sinh kế của người dân đang sinh sống canh tác trong Khu Bảo tồn đang bị ảnh hưởng lớn bởi chính sách bảo tồn rừng.

Người dân sinh sống canh tác trong rừng đã tác động đến các lồi động thực vật rừng làm giảm diện tích rừng tự nhiên và các loài động vật đang sống trong rừng do hành vi săn bắt thú rừng.

Người dân thì cần đất để sản xuất nơng nghiệp và đất để ở nên vẫn tiếp tục sinh kế trong rừng. Nhu cầu đất canh tác ngày càng tăng, hộ dân tự ý xâm canh rừng để mở rộng diện tích canh tác.

Cuộc sống của hộ dân sống trong rừng thiếu sự đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhà nước nên khơng có đường sá, kênh mương thủy lợi và điện nước để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của gia đình. Bên cạnh đó chính quyền khơng cho phép xây dựng nhà kiên cố trong rừng nên các hộ dân chủ yếu xây dựng nhà tạm để sinh sống. Sinh kế trong rừng bị cản trở một số quyền của người dân bởi chính sách bảo tồn rừng đặc dụng.

Chính sách hiện hành của Nhà nước giao khoán đất rừng cho cộng đồng dân cư hộ gia đình để bảo vệ và chăm sóc, tuy nhiên Nhà nước chỉ trả tiền cơng trồng, chăm sóc cho 5 năm đầu, những năm tiếp theo khơng được hưởng chính sách nào của Nhà nước mặc dù các hộ nhận khốn vẫn phải bỏ cơng chăm sóc. Trong khi đó người dân khơng được khai thác hưởng lợi từ rừng vì khơng có cơ chế cho phép người dân được khai thác lâm sản tăng thêm.

Những bất cập trên khiến các hộ dân không bàn giao đất rừng cho cơ quan quản lý để tiến hành nhận khốn đất rừng vì thu nhập thấp mà họ lại khơng canh tác

được nơng nghiệp để có nguồn thu nhập từ nơng nghiệp vì cơ chế hiện hành khơng cho phép hộ dân trồng xen canh cây nông nghiệp trong đất rừng đặc dụng.

Hộ dân canh tác trong rừng không được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do đó khả năng tiếp cận vay vốn ngân hàng khó khăn, tỷ lệ hộ vay được ngân hàng chính sách thuộc đối tượng hộ nghèo cịn lại là gần như khơng vay được, một số hộ phải vay vốn tín dụng đen ngồi thị trường với mức lãi suất rất cao làm cho thu nhập gặp khó khăn vì gánh chịu khoản lãi suất hàng tháng.

Tuy nhiên, ngày 15/11/2017 Quốc Hội đã thông qua Luật Lâm nghiệp trong đó có nhiều điểm mới gắn quyền tự chủ và quyền lợi cho cộng đồng người dân được giao rừng. Chính vì, vậy tác giả đã phân tích thêm một số chính sách quyền lợi ảnh hưởng đến chủ rừng và người dân được giao rừng để từ đó đưa ra những khuyến nghị phù hợp với chủ trương chính sách mới và thực tế của các hộ dân.

Ngoài ra tác giả tiến hành thống kê và khảo sát số liệu về thực trạng đời sống của người dân đang sống, canh tác trong rừng đồng thời phỏng vấn sâu một số cán bộ chính quyền địa phương để nhận thấy quan điểm và tình hình kinh tế xã hội của địa phương và của tỉnh trong việc thực hiện chủ trương di dời dân ra khỏi Khu bảo tồn. Qua phỏng vấn tác giả nhận thấy việc thực hiện di dời là rất cần thiết và tỉnh có thể bố trí được nguồn kinh phí giải quyết các chính sách cho người dân bị di dời trong thời gian tới trong đó cần phải giải quyết cơng ăn việc làm, chính sách tái định cư khi di dời để người dân ổn định cuộc sống hạn chế tình trạng tái lấn chiếm sau khi thực hiện di dời.

Qua kết quả phân tích và phỏng vấn sâu chính quyền địa phương cho thấy nguồn lực đất đai tại huyện Xuyên Mộc rất hạn chế, địa phương khơng cịn nhiều quỹ đất cơng để có thể bố trí đất tiếp tục sản xuất nơng nghiệp cho người dân bị di dời. Trước mắt Huyện Xun Mộc chỉ có thể bố trí khu vực tái định cư cho người dân đang sống trong rừng

Qua kết quả nghiên cứu tác giả nhận thấy các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi chủ trương di dời đó là:

Nhóm 2: Nhóm hộ dân vừa sinh sống vừa sinh kế phụ thuộc vào rừng

Nhóm 3: Nhóm sinh sống trong rừng nhưng sinh kế không phụ thuộc vào rừng Từ đó tác giả đưa ra một số chính sách khuyến nghị sau đối với các cơ quan chức năng để giải quyết hài hòa giữa sinh kế của người dân đang sinh sống, canh tác trong rừng và chính sách bảo tồn phát triển rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu.

4.2. Kiến nghị:

4.2.1. Chính sách giao đất ở tái định cư:

Từ kết quả phân tích trên cho thấy muốn thực hiện mục tiêu bảo tồn phát triển rừng UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần thiết phải di dời tất cả các hộ đang sinh sống trong rừng ra ngồi rừng nhằm khơi phục lại hiện trạng rừng và tiến hành trồng rừng thay thế đồng thời tránh tình trạng tái lấn chiếm rừng.

Chính sách này tác giả đề xuất thực hiện đối với các hộ dân thuộc nhóm 2 và nhóm 3 tức là đối tượng hộ dân có nhà ở đang sinh sống trong rừng bảo tồn TN BC- PB có thể phụ thuộc sinh kế vào rừng hoặc sinh kế ở bên ngoài rừng). Kết quả số liệu thống kê của UBND huyện Xuyên Mộc có 84 hộ dân đang có nhà và sống trong rừng. Đây là những đối tượng nhà nước cần bố trí đất ở tái định cư để ổn định đời sống sau khi thực hiện di dời.

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách này sẽ mâu thuẫn với một số quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể tại quyết định số 52/QĐ.UBND ngày 31/10/2014 của UBND tỉnh BR-VT về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh BR-VT các hộ dân phải có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất thì tất cả các đối tượng này không thuộc diện được hưởng chính sách tái định cư. Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu cuốn cẩm nang tái định cư của ngân hàng ADB có đưa ra: “Tái định cư cho người bị thu hồi không đất không căn cứ vào quyền hợp

pháp của người sử dụng đất” vì vậy tác giả đề xuất UBND tỉnh nên giải quyết

chính sách tái định cư cho tất cả các hộ đang sống trong rừng thuộc diện nằm trong dự án di dời dân ra khỏi rừng mà không phụ thuộc vào họ phải là người sử dụng đất

hợp pháp (tức họ phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở) nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nằm trong dự án.

Việc thực hiện chính sách này UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí và giao cho UBND huyện Xuyên Mộc bố trí quỹ đất và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đầy đủ đảm bảo cho người dân sinh sống thuận lợi. Trong quá trình xây dựng khu đất tái định cư tác giả khuyến nghị UBND huyện Xuyên Mộc cần xem xét bố trí địa điểm tái định cư cho phù hợp vì qua khảo sát của tác giả và số liệu thống kê của UBND huyện Xuyên Mộc cho thấy người dân sống trong rừng chủ yếu tại xã Bình Châu, mặt khác qua khảo sát ý kiến hộ dân tâm tư nguyện vọng của họ muốn sống gần nơi đã sinh sống gắn bó để hạn chế sự xáo trộn và thay đổi lớn về phong tục tập quán của người dân. Vì vậy về địa điểm bố trí đất tái định cư tác giả kiến nghị UBND huyện Xuyên Mộc cần lựa chọn địa điểm giáp xã Bình Châu vì đây là khu vực dân tập trung sinh sống trong rừng để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng sinh kế và văn hóa của người dân khu vực này.

Mặt khác qua nghiên cứu thất bại của chính sách định canh, định cư của tác giả Dương Minh Ngọc (2013) tại rừng Buôn Ya Wầm trên địa bàn xã EA KIẾT huyện Cư Mgar, tỉnh Đắc Lắc, tác giả nhận thấy nguyên nhân thất bại một phần do cơ sở hạ tầng chất lượng kém, nguồn nước sinh hoạt khơng đảm bảo, khơng có hệ thống thốt nước nên người dân e ngại không muốn vào khu định canh, định cư. Tác giả khuyến nghị UBND tỉnh trước khi di dời dân UBND tỉnh phải bố trí kinh phí cho UBND huyện Xuyên Mộc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh thuận tiện cho sinh hoạt của người dân và đảm bảo những tiện ích cần thiết trong cuộc sống để người dân yên tâm di dời vào nơi ở mới.

Chính sách hỗ trợ kinh phí di dời chỗ ở: Bên cạnh chính sách giao đất ở

tái định cư tác giả đề xuất UBND tỉnh bố trí hỗ trợ kinh phí di dời cho các hộ nằm trong diện phải di chuyển chổ ở mới để người dân có tiền chuyển tài sản sinh hoạt cần thiết về nơi ở mới để người dân mau chóng ổn định cuộc sống khi thực hiện chủ trương này.

Kinh phí thực hiện di dời thực hiện theo chủ trương chung của tỉnh BR-VT tại quyết định số 52/QĐ.UBND ngày 31/10/2014 của UBND tỉnh BR-VT

Chính sách hỗ trợ kinh phí thuê nhà: Để thực hiện chính sách này cần thiết phải hỗ trợ tiền thuê nhà cho hộ dân tương ứng với giá thuê tại thời điểm bị di dời trong thời gian 6 tháng kể từ ngày có quyết định của Nhà nước được giao đất ở mới được quy định tại quyết định 52/QĐ.UBND ngày 31/10/2014 của UBND tỉnh BR-VT để người dân có thể xây nhà mới tại nơi được Nhà nước giao đất tái định cư.

4.2.2. Nhóm chính sách việc làm:

Từ thực tế khảo sát phỏng vấn các hộ dân tác giả nhận thấy để được người dân đồng thuận cao UBND huyện Xuyên Mộc phối hợp với các ngành chức năng đưa ra nhiều phương án trên cơ sở hài hịa lợi ích của Nhà nước, hộ dân và cộng đồng, doanh nghiệp. Nhưng căn cứ vào thực tiễn của địa phương quỹ đất công khơng cịn để bố đất sản xuất khác vì vậy phương án duy nhất là khuyến nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí chính sách chuyển đổi việc làm cho từng nhóm đối tượng phù hợp với chủ trương phát triển các ngành nghề là thế mạnh của huyện Xuyên Mộc là nông nghiệp công nghệ cao và phát triển du lịch đã được Tỉnh ủy ban hành tại Nghị quyết số 04 về phát triển nông nghiệp cao và Nghị quyết số 09 đề án phát triển du lịch chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.

Vì vậy tác giả khuyến nghị đưa ra đồng bộ các giải pháp sau đây:

Giải pháp thứ nhất là UBND tỉnh và UBND huyện Xuyên Mộc cần phải đẩy mạnh chủ trương đề án 04 của Tỉnh ủy năm 2017 về thực hiện dự án nơng nghệ cao trong đó huyện Xun Mộc chuyển đổi hơn 1000 ha từ lâm trường Xuyên Mộc sang trồng cây nông nghiệp cao. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện đầu tư và sử dụng lao động tại chỗ thu hút một lực lượng lao động có kinh nghiệm sản xuất nơng nghiệp để tham gia lao động cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên nhà nước phải tính tốn việc hỗ trợ cho doanh nghiệp đào tạo những lao động này có thể tiếp cận công nghệ ứng dụng trong nơng nghiệp thích ứng với phương thức sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế của người dân trước yêu cầu bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 49 - 65)