Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2014

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế của người dân trước yêu cầu bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 26 - 27)

29,250,000 110,000,000 0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 H. Xuyên Mộc Tỉnh BR-VT TNBQ đầu người (Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh BR-VT)

Do thu nhập thấp và chủ yếu là lao động nông nghiệp chỉ sản xuất theo mùa vụ nên một số người dân trên địa bàn huyện thường thực hiện các hành vi chặt phá rừng để canh tác nông nghiệp, khai thác, vận chuyển lâm sản vào những thời kỳ nơng nhàn đảm bảo cuộc sống của hộ gia đình.

3.1.5. Cơ sở hạ tầng

Tại Khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu có Quốc Lộ 55 là tuyến giao thông huyết mạch kết nối các xã thuộc địa bàn huyện đến Khu Du lịch Suối nước nóng Bình Châu (giáp Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận) và tuyến đường ven biển bao quanh khu rừng tạo nên một điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển du lịch biển gắn với rừng. Trong lâm phần rừng đặc dụng khơng có đường giao thơng chủ yếu là đường mịn dân sinh, khơng có điện, nước sinh hoạt cho con người.

3.1.6. Tình hình dân di cư

Qua nghiên cứu tư liệu lịch sử của huyện Xuyên Mộc và quá trình bảo vệ phát triển rừng BC-PB được lưu trữ tại BQL Khu Bảo tồn tác giả nhận thấy sự hình thành các khu dân cư trong rừng qua hai thời kỳ:

Thời kỳ thứ nhất từ ngay sau giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, Nhà nước ta có chính sách di dân lập vùng kinh tế mới trong đó có khu vực xã Bình Châu, tuy nhiên đến năm 1978, UBND tỉnh Đồng Nai thành lập Khu rừng cấm Bình Châu – Phước Bửu, nhưng chưa có chính sách thu hồi đất đền bù và bố trí tái định cư cho người dân, do đó một bộ phận dân di cư theo diện di dân tiếp tục sinh sống và canh tác trong rừng mà khơng có chính sách can thiệp của nhà nước.

Thời kỳ thứ hai là từ năm 1991 đến nay rừng cấm BC-PB được giao về cho tỉnh BR-VT quản lý, dân bản địa sống xung quanh rừng và dân nghèo di cư từ nơi khác đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lập nghiệp do thiếu đất ở và đất sản xuất đã tự ý chuyển nhượng đất rẫy trong rừng hoặc lấn chiếm đất rừng để có chỗ ở và canh tác.

3.2. Kết quả nghiên cứu

3.2.1 Hiện trạng sinh kế hộ gia đình cư trú trong Khu bảo tồn BC – PB 3.2.1.a. Vốn con người: 3.2.1.a. Vốn con người:

Lực lượng lao động: Theo kết quả khảo sát, lao động tại khu vực nghiên

cứu không phụ thuộc vào độ tuổi mà chủ yếu là người có sức khỏe do đó lao động khu vực này bao gồm cả trẻ em dưới 18 tuổi và người già trên 60 tuổi. Lao động chiếm tỷ lệ khoảng 72% tổng nhân khẩu. Số người phụ thuộc chủ yếu là người bị bệnh, người già hết sức lao động và trẻ em đang đi học chiếm tỷ lệ khoảng 28%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế của người dân trước yêu cầu bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 26 - 27)