CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.4 Mơ phỏng mơ hình New Keynesian cho nền kinh tế mở, nhỏ với tỷ giá cố định
Những nền kinh tế mở, nhỏ rất nhạy cảm với những cú sốc bên ngoài và dễ dàng truyền dẫn vào nền kinh tế thực. Với một tỷ giá hối đoái cố định, sự truyền dẫn này vào sản lượng thậm chí cịn mạnh mẽ hơn, điều đó đặt ra một áp lực lên chính sách tiền tệ, để duy trì mức tỷ giá đã chọn, ngân hàng trung ương phải can thiệp vào thị trường ngoại hối thơng qua chính sách can thiệp ngoại hối trung lập, điều này tác động đến mức dự trữ ngoại hối chính thức. Do đó, sức ép lên thị trường ngoại hối là nguồn lực chính điều chỉnh chính sách tiền tệ trong một nền kinh tế mở, nhỏ với tỷ giá cố định. Để nắm được việc thiết lập chính sách tiền tệ trong một nền kinh tế mở, nhỏ quy tắc lãi suất (9) được điều chỉnh theo cách sau đây. Trước hết dự trữ chính thức được thêm vào bởi hai lập luận: thứ nhất, bởi vì tỷ giá cố định nên dự trữ ngoại hối có thể tạo ra một sự giới hạn lên chính sách tiền tệ, dự trữ khơng đủ có thể khiến các ngân hàng trung ương không đạt được mức sản lượng và lạm phát kỳ vọng của họ trong trường hợp có sức ép lên tỷ giá; thứ hai, sự biến động trong dự trữ chính thức hàm chứa những thơng tin quan trọng về sự phát triển khu vực bên ngoài, cũng như cho toàn bộ nền kinh tế và các nhà điều hành chính sách tiền tệ có thể quan sát tác động của chính sách tiền tệ lên dự trữ ngoại hối trong thời gian thực. Thứ hai, lãi suất của nước mà tỷ giá được neo theo thì được xem xét trong quy tắc lãi suất. Sự khác biệt thực tế giữa lãi suất trong nước và lãi suất quốc gia mà tỷ giá được neo theo có thể dẫn đến cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, vì vậy chính sách tiền tệ của quốc gia mà tỷ giá neo theo là một nhân tố quan trọng tác động đến chính sách tiền tệ trong nước.
Trái ngược với một vài nghiên cứu bàn luận về lợi ích của tỷ giá trong sự phát triển nền kinh tế (Frankel, 1979; Mohanty và Klau, 2005; De Mello và Moccero, 2008), vai trị của nó khơng được nghiên cứu theo cách truyền thống trong bài nghiên cứu này. Tỷ giá thường được xem xét để tính tốn cả sức ép lên thị trường ngoại hối, điều mà có thể ngăn cản chính sách tiền tệ đạt được mục tiêu ở những biến khác. Tuy nhiên, khi tỷ giá cố định, những sức ép này không thể nhận diện bởi tỷ giá thực song phương hoặc chỉ nhận diện được một phần nhỏ, và sức ép này được nhận diện rõ hơn
thơng qua dự trữ chính thức. Bên cạnh đó, thảo luận này cũng không xét đến tỷ giá danh nghĩa hiệu lực - nominal effective exchange rate (NEER), bởi vì nó khơng phải là bất biến ngay cả khi tỷ giá là cố định. Tuy nhiên, độ năng động của NEER thì hồn tồn bị ảnh hưởng bởi sự biến động của những đồng tiền khác mà có tương quan đến quốc gia mà tỷ giá được neo theo, điều này rõ ràng nằm ngoài tầm kiểm sốt của ngân hàng trung ương. Do đó, ngân hàng trung ương khơng thể thiết lập NEER mục tiêu, vì vậy quy tắc chính sách bao gồm cả NEER thì khơng thích hợp. Cái có thể được xem xét có lẽ nên là tỷ giá thực hiệu lực - real effective exchange rate (REER) – một nhân tố thuyết phục dựa trên tác động của nó đến mậu dịch. Tuy nhiên, REER có thể được điều chỉnh dễ dàng từ NEER dựa trên sự khác biệt giữa lạm phát trong nước và nước ngồi, mà lạm phát nước ngồi thì khơng thể điều chỉnh, do đó ngân hàng trung ương chỉ có thể tác động đến REER thơng qua lạm phát trong nước. Bởi vì lạm phát trong nước đã được tính đến trong quy tắc lãi suất, nên sự đưa thêm REER vào trong quy tắc chính sách ngụ ý một sự đưa vào lần hai của biến lạm phát, điều này có thể làm cho phương pháp luận khơng cịn đúng.
Hai phương trình cịn lại của mơ hình New Keynesian (đường cong IS và đường cong Philips) được sửa đổi để thích hợp hơn với nét đặc trưng của một nền kinh tế mở, nhỏ (Gali và Monacelli, 2005). Sự khác nhau quan trọng nhất trong mơ hình New Keynesian giữa nền kinh tế mở và đóng là ở mơ hình kinh tế mở, sự tăng trưởng của GDP nước ngoài xuất hiện trong đường cong IS. Do đó, bằng cách ước tính mơ hình New Keynesian trong nền kinh tế đóng, thay vì bao gồm rõ ràng trong phương trình, những hoạt động của kinh tế nước ngồi có thể được xem như một cú sốc lên đường IS thay vì được bao gồm như là một biến trong phương trình IS. Tuy nhiên, miễn là tốc độ tăng trưởng GDP nước ngoài phân phối độc lập và giống nhau (có trung bình và phương sai không đổi, khơng có tự tương quan) thì việc khơng xem xét nó trong phương trình khơng gây ra những khó khăn trong phương pháp.
Với phân tích trên, mơ hình New Keynesian sửa đổi được ước tính trong bài nghiên cứu này như sau là:
Trong đó: i_real biểu thị lãi suất thực tế (được ký hiệu là it E t 1trong phần trước),
i_usa là lãi suất của Mỹ, reserves biểu thị dự trữ ngoại hối chính thức, và các biến cịn
lại có ý nghĩa như đã đề cập.
Hệ phương trình (10) (11) (12) chính là mơ hình New Keynesian cho trường hợp một quốc gia mở, nhỏ với tỉ giá cố định trong trường hợp bị tác động của lãi suất của nước mà đồng tiền nội tệ neo vào và biến dữ trữ quốc tế.
2.5 Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam những năm 2000 – 2015
Nền kinh tế Việt Nam chứa đựng những yếu tố của một nền kinh tế mở, nhỏ đồng thời duy trì tỷ giá cố định trong suốt thời gian 2000 – 2015. Thứ nhất, giữa các Việt Nam và các quốc gia trên thế giới có giao dịch thương mại và vốn với một số lượng đủ để ảnh hưởng đến kinh tế quốc nội, đặc biệt là tới giá và cung tiền, đây là đặc điểm của một nền kinh tế mở. Thứ hai, cả nguồn xuất khẩu và cả nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam cũng khơng có tác động đáng kể nào đối với giá cả những mặt hàng và dịch vụ này trên thế giới, đây là đặc điểm của một nền kinh tế nhỏ. Ngoài ra, trong suốt thời gian nghiên cứu, Việt Nam duy trì một tỷ giá cố định có quản lý của nhà nước.
Từ năm 2010, nền kinh tế Việt Nam liên tục đối mặt với những khó khăn mà nổi bật nhất là vấn đề nợ xấu ngân hàng, vốn ứ đọng, không đi được vào sản xuất kinh doanh, thị trường bất động sản đóng băng, hàng loạt doanh nghiệp phá sản. Năm 2015, việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ và những thách thức khi gia nhập TPP đang khiến cho nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thử thách to lớn đặc biệt là việc điều hành chính sách tiền tệ. Thêm vào đó, tháng 06 năm 2015, World Bank đã hạ triển
vọng tăng trưởng năm 2015 và 2016 của các nền kinh tế đang phát triển (trong đó có Việt Nam) xuống lần lần lượt 4.4% và 5.2%, từ mức dự báo đầu năm nay là 4.8% và 5.3%. Hơn lúc nào hết, việc điều hành chính sách tiền tệ được quan tâm đặc biệt để lèo lái đất nước thốt khỏi cơn bão suy thối.
Nhìn lại q trình phát triển của Việt Nam trong 20 năm qua, Việt Nam luôn phải đối đầu với rất nhiều vấn đề từ việc ổn định lạm phát trong nước đến những cú sốc chính sách tiền tệ từ nước ngoài và hội nhập. Cụ thể, từ đầu những năm 1990, kinh tế Việt Nam bước vào chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đầu của quá trình đổi mới Việt Nam đã thu được những thành cơng về kinh tế đáng kể, đó là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh dù trước đó Việt Nam trải qua siêu lạm phát trong những năm 1980 và 1990. Điều kiện thời tiết bất lợi, thiếu hụt lương thực, tốc độ tăng trưởng chậm chạp trong cả lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp và hệ thống tài chính yếu kém trong suốt những năm 1980 chính là ngun nhân của tình trạng này. Những cuộc khủng hoảng này được tiếp nối bởi sự tự do hóa hàng loạt các loại giá cả và một loạt các cải cách cơ cấu kinh tế khiến lạm phát tăng cao và gây ra một cuộc khủng hoảng mới. Đối mặt với điều này, NHNN đã phải tích cực thắt chặt chính sách tiền tệ với lãi suất tháng tăng lên đến 12% và tỷ giá được giữ cố định hoàn toàn theo đồng USD. Kết quả của những chính sách này là lạm phát bắt đầu giảm mạnh xuống dưới 20% năm 1992 và gần 10% năm 1995, đây là một thành tựu rất đáng tự hào của Việt Nam khi nền kinh tế bước vào quá trình hội nhập quốc tế vào nửa sau của thập niên 1990.
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, Việt Nam chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng kinh tế có tốc độ chững lại so với thập niên trước đó. Vào cuối thập niên 1990, đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại vì những dấu hiệu do dự trong tiến trình cải cách kinh tế xuất hiện từ năm 1996, đồng thời đi liền với những ảnh hưởng lan
truyền tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997. Hậu quả của tình trạng này là nền kinh tế trải qua một giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng đi liền với hiện tượng giảm phát trong những năm 1999 – 2001. Trước tình hình đó, một kế hoạch kích thích kinh tế thơng qua nới lỏng tín dụng và mở rộng đầu tư nhà nước bắt đầu được thực hiện từ năm 2000. Việc duy trì chính sách kích thích tương đối liên tục trong những năm sau đó, một mặt giúp nền kinh tế lấy lại phần nào đà tăng trưởng, nhưng mặt khác đã tích tụ những mầm mống gây ra lạm phát cao bắt đầu bộc lộ từ giữa năm 2007. Thêm vào đó, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 01/2007 mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng chưa từng có, khiến mức độ giao lưu thương mại và đầu tư quốc tế tăng vọt, làm dòng vốn tăng mạnh. Nhu cầu ổn định đồng tiền Việt đòi hỏi NHNN phải trung hịa một lượng ngoại tệ rất lớn, góp phần thổi bùng lạm phát trong năm 2008. Nhìn chung, việc kiểm sốt vĩ mơ trong giai đoạn này tỏ ra lúng túng. Cộng với những tác động to lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trong hai năm 2008 – 2009, nền kinh tế phải hứng chịu thời kỳ tăng trưởng kinh tế ở mức thấp đi liền với lạm phát cao.