CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4 Kiểm định tính vững của kết quả nghiên cứu
Cuối cùng, bài viết tiến hành kiểm tra tính vững chắc của kết quả nghiên cứu. Tính mạnh được kiểm tra có liên quan đến chiều dài mẫu. Đối với kiểm tra về chiều dài mẫu, bài viết tiến hành kiểm tra trong trường hợp mẫu bỏ đi năm đầu tiên và cuối cùng (năm 2000 và 2015), tiếp theo là kết quả cho mẫu có hai năm đầu bị loại bỏ (năm 2000
và 2001) và cuối cùng là kiểm tra với mẫu có hai năm cuối bị bỏ ra (năm 2014 và 2015)
Bảng 4.5 Kết quả kiểm tra Robustness về tính mạnh của kết quả (Chỉ có ƣớc tính cho các quy tắc lãi suất đƣợc trình bày)
Mẫu khơng có năm
đầu và năm cuối Mẫu khơng có hai năm đầu Mẫu khơng có hai năm cuối
Lãi suất kỳ trước 0.8482*** 0.8412*** 0.8788***
Lãi suất Mỹ 0.2317* 0.2165 0.0754
Lạm phát 0.0613** 0.0651** 0.04832*
Lỗ hổng sản lượng 40.2844*** 35.4269** 25.7217**
Dự trữ -3.4038*** -3.3065*** -2.3741**
Biến giả -0.514*** -0.5832** -0.4021**
Nguồn: tính tốn của tác giả bằng phần mềm Eview8 dựa trên số liệu của WorldBank, IMF, GSO.
Kết quả của việc kiểm tra này dường như cho thấy rằng các kết quả trước đó là khá mạnh mẽ. Đa số các biến có mối tương quan giống như kết quả ban đầu, giữ nguyên được mức ý nghĩa hoặc tăng thêm, biến lãi suất Mỹ vẫn khơng có ý nghĩa thống kê qua nhiều lần ước lượng. Lỗ hổng sản lượng có kết quả hồi quy rất mạnh và hệ số tương quan lớn không phải là lạ khi sự ổn định kinh tế vĩ mô đã được nhìn nhận là quan trọng hơn tăng trưởng sản lượng. Hơn nữa, hiện có nhiều nghiên cứu (Jovanovski và các đồng sự, 2005; Velickovski, 2006) cho thấy một cơ chế truyền tải tiền tệ rất yếu thông qua kênh lãi suất, đây là một bằng chứng bổ sung cho việc không xem xét các chu kỳ kinh doanh khi thực hiện quyết định chính sách tiền tệ. Nhìn chung
có thể xem xét các biến cơng cụ được đưa vào mơ hình là chấp nhận được và kết quả hồi quy là đáng tin cậy.
TÓM TẮT CHƢƠNG 4: Trong phần này, bài nghiên cứu đã lần lượt tính tốn
các thống kê mơ tả và ma trận hệ số tương quan cho các biến dữ liệu thu thập được. Sau đó tiến hành ước lượng GMM cho lần lượt ba phương trình trong hệ phương trình theo mơ hình New Keynesian, sau đó tiến hành kiểm định lại tính vững chắc của mơ hình cũng như kiểm định về tính phù hợp của các biến cơng cụ được đưa vào mơ hình. Nhìn chung kết quả nghiên cứu như sau: Hệ số của đường cong IS cho thấy lỗ hổng sản lượng hiện tại tương quan thuận với lỗ hổng sản lượng kỳ vọng và tương quan nghịch với lãi suất thực kỳ vọng. Hệ số của đường cong Phillips cho thấy lạm phát hiện tại tương quan thuận với lạm phát kỳ vọng còn biến lỗ hỗng sản lượng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở phương trình Quy tắc lãi suất, Hệ số lãi suất trễ cho thấy một hiệu ứng cải thiện trong chinh sách tiền tệ; Hệ số của lạm phát và lỗ hổng sản lượng hàm ý cho thấy chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu đã dành riêng phần lớn cho mục tiêu lạm phát và sản lượng; Hệ số của lãi suất Mỹ trong các quy tắc chính sách tiền tệ trong bài nghiên cứu khơng có ý nghĩa về mặt thống kê điều này trái ngược với thực tế chính sách tiền tệ trong nước đã hướng theo chính sách tiền tệ của nước mà tỷ giá neo vào; Hệ số của biến dự trữ chính thức cho thấy rằng chính sách tiền tệ Việt Nam đã bắt đầu hướng đến mức dự trữ “mục tiêu”. Giá trị P-value của kiểm định Sargan test đều ở mức lớn tức là biến cơng cụ đưa vào phương trình hồi quy là hợp lý. Tóm lại, phát hiện chính từ phân tích kết quả là mặc dù tỷ giá cố định, NHNN Việt Nam vẫn có thể tiến hành một chính sách tiền tệ độc lập. Điều này có được chủ yếu là do các biện pháp kiểm sốt vốn do đó vẫn đáp ứng được các quy tắc bộ ba bất khả thi. Cuối cùng bài viết tiến hành kiểm định tính vững chắc của mơ hình
bằng các chiều dài mẫu khác nhau. Nhìn chung các biến cơng cụ được đưa vào mơ hình là chấp nhận được và kết quả hồi quy là đáng tin cậy.