CHƯƠNG 4 : THỰC TRẠNG VỀ NỢ CÔNG TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
4.1. Thực trạng về nợ công tại các nước Đông Nam Á
Bảng 4.1. Thống kê mơ tả về tình hình nợ cơng giai đoạn 2007 – 2016 của các nước Đông Nam Á
Thời gian Mức thấp nhất Mức cao nhất Mức trung bình Độ lệch chuẩn
2007 .0068 .8630 .435250 .2301728 2008 .0094 .9393 .423026 .2398860 2009 .0111 1.0416 .460795 .2682516 2010 .0111 .9963 .445595 .2555216 2011 .0213 1.0213 .437413 .2576999 2012 .0210 1.0654 .445531 .2711014 2013 .0221 1.0314 .443361 .2649318 2014 .0323 .9918 .443487 .2608348 2015 .0295 1.0324 .459643 .2695764 2016 .0306 1.1289 .472440 .2951975
Để đo mức nợ công hay kiểm sốt nợ cơng ở ngưỡng an tồn, các quốc gia cần phải xác định được các tỷ lệ nợ cơng/GDP. Nhìn chung, các tổ chức tài chính quốc tế và chuyên gia kinh tế khuyến nghị rằng, nếu tỷ lệ nợ công trên tổng GDP của một nước quá lớn, khoảng từ 65%-80% GDP, thì dù vay bằng hình thức nào, GDP sẽ bị ảnh hưởng xấu, thậm chí có thể dẫn đến tăng trưởng âm, vì hầu hết tiền đều phải dùng để trả nợ chứ khơng cịn đủ để đầu tư cho kinh tế. Bên cạnh đó, để đánh giá thực trạng nợ một cách tồn diện cần phải xem xét tình hình kinh tế vĩ mơ, chính sách tài khóa, tiền tệ, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển, hệ số tín nhiệm của quốc gia… Theo các chuyên
gia kinh tế, đối với các quốc gia mới nổi hay đang phát triển, tỷ lệ nợ công trên GDP ở mức 40% là tỷ lệ được đề xuất và tỷ lệ này không nên bị phá vỡ trong dài hạn.
Nhìn vào bảng 4.1 có thể thấy, trong giai đoạn 2007 – 2016, các nước Đơng Nam Á có mức tỷ lệ nợ cơng trên GDP trung bình dao động trong khoảng từ 42,3026% (năm 2008) đến 47,2440% (năm 2016). Xu hướng chung của tỷ lệ nợ công các nước Đơng Nam Á đó là tăng dần theo thời gian và đạt đỉnh điểm vào năm 2016. Hầu hết các nước Đông Nam Á đều là các nước đang phát triển nên tỷ lệ nợ cơng trung bình như đã thống kê mặc dù cao hơn khuyến nghị của các chuyên gia là 40% nhưng vẫn nằm ở mức khá an toàn.
Dữ liệu về tỷ lệ nợ công của các nước được thể hiện chi tiết hơn ở phụ lục 1. Từ phụ lục 1, ta có thể nhận ra trong các quốc gia Đơng Nam Á được thống kê, một số nước có tỷ lệ nợ cơng khá cao như Việt Nam (tỷ lệ nợ công là 62,42% năm 2016), Lào (tỷ lệ nợ công là 65,80% năm 2016), Malaysia (tỷ lệ nợ công là 56.25% năm 2016) và Singapore (tỷ lệ nợ công là 112,89% năm 2016). Tuy nhiên, phần lớn nợ công của Singapore là vay từ dân cư của quốc đảo này bằng chính đồng nội tệ với mức lãi suất rất thấp nên nợ công không chịu tác động rủi ro tỷ giá hay mất khả năng chi trả. Singapore cũng là quốc gia hiếm hoi của Châu Á được đánh giá tín nhiệm ở mức cao nhất AAA (cùng với nền kinh tế Hồng Kơng). Các nước cịn lại là Việt Nam, Lào và Malaysia cần phải lưu ý vấn đề về tỷ lệ nợ cơng hiện nay. Bởi vì cơ cấu nợ cơng của các nước này có tỷ lệ nợ nước ngoài khá lớn nên chịu rủi ro khá cao về tỷ giá. Ngồi ra, mức tín nhiệm của Chính phủ Việt Nam và Malaysia theo Moody’s trong năm 2016 lần lượt là B1 và A3, cịn Lào thì khơng được Moody’s xếp hạng tín nhiệm. Điều này có nghĩa Việt Nam và Lào phải chi trả lãi khá cao khi đi vay nợ và nợ phải trả hàng năm lớn hơn nhiều so với các quốc gia khác (vì quy mơ nợ lớn hơn, mức lãi suất trái phiếu chính phủ cao hơn do mức tín nhiệm thấp). Kết quả là, nguồn thu từ thuế sẽ phải dành nhiều hơn cho trả nợ, giảm tỷ lệ tiền dành cho đầu tư phát triển. Đây chính là
nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khó bền vững, chưa tính đến hiệu quả đầu tư và các vấn đề về tham nhũng, thể chế yếu kém.
Hình 4.1. Biểu đồ giá trị trung bình của nợ cơng giai đoạn 2007 – 2016 của các