Tốc độ tăng trưởng GDP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến nợ công tại các nước đông nam á (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 4 : THỰC TRẠNG VỀ NỢ CÔNG TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

4.2. Thực trạng về các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến nợ công tại các nước Đông

4.2.3. Tốc độ tăng trưởng GDP

Bảng 4.4. Thống kê mô tả về tốc độ tăng trưởng GDPgiai đoạn 2007 – 2016 của các nước Đông Nam Á

Thời gian Mức thấp nhất Mức cao nhất Mức trung bình Độ lệch chuẩn

2007 .0111 .3847 .141169 .0993819 2008 .0027 .2601 .129803 .0741724 2009 -.2373 .1102 .007329 .1004282 2010 .0642 .1884 .121587 .0364897 2011 .0461 .2468 .117595 .0594739 2012 .0214 .1626 .082060 .0394755 2013 -.0489 .1317 .068643 .0524349 2014 -.0431 .1281 .071598 .0542639 2015 -.1794 .1152 .043124 .0819048 2016 -.1309 .1470 .057724 .0768340

Hình 4.4. Biểu đồ giá trị trung bình tăng trưởng GDPgiai đoạn 2007 – 2016 của các nước Đông Nam Á

Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với nhiều nước Bắc Á, nền kinh tế các nước Đông Nam Á đang tăng trưởng mạnh mẽ và nhiều khả năng sẽ dẫn đầu châu Á trong những năm tới. Từ kết quả thống kê của bảng 4.4, có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của các nước Đơng Nam Á trong giai đoạn nghiên cứu đều đạt trên 5% (trừ năm 2009 và 2015) và biến động từ mức thấp nhất là 0,73% (năm 2009) đến mức cao nhất 14,11% (năm 2007).

Phụ lục 4 thể hiện một cách chi tiết về tốc độ tăng trưởng GDP của các nước. Nhìn chung,tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực không đồng đều, giữa nước thấp nhất và cao nhất có sự chênh lệch rất lớn. Nước có mức độ tăng trưởng thấp nhất, thậm chí có tăng trưởng âm trong nhiều năm chính là Brunei. Trái lại, các nước khác như Việt Nam, Cambodia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Lào và Myanmar lại có tốc độ tăng trưởng cao trong khoảng thời gian nghiên cứu. Những số liệu này phản ánhcó nhiều khác biệt trong phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực, mỗi quốc gia có các ưu tiên phát triển kinh tế khác nhau vì có những cơ hội lẫn thách thức

Indonesia đang chú trọng chính sách phát triển giáo dục và nâng cao đời sống ở nông thôn nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo và đẩy mạnh đầu tư. Trong khi đó, Việt Nam thực hiện q trình cải cách doanh nghiệp nhà nước thơng qua cổ phần hóa. Singapore cũng như Malaysia lại chú trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Philippines và Myanmar cố gắng thúc đẩy phát triển thêm việc làm và hoàn thiện cơ chế pháp lý để thu hút nguồn vốn FDI. Cambodia lại quan tâm đến vấn đề phát triển nông nghiệp và du lịch mới. Lào đầu tư phát triển ngành năng lượng để tăng xuất khẩu điện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến nợ công tại các nước đông nam á (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)