.8 Kết quả hồi quy vốn sức khỏe bằng phương pháp GMM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chi tiêu công, nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển (Trang 57 - 59)

Các biến Coeff Prob

Biến phụ thuộc: HEAL

HEAL(-1) 0.9625 0.185 Y -0.5059 0.000*** HEALS -0.0034 0.525 URBAN -0.0034 0.001*** FEM -0.0033 0.122 FER 0.0958 0.008*** Obs 416 Number of instruments Sargan test AR(2) 142 Prob > chi 2 = 1.000 Prob > z = 0.1070

* ** ***: tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Tổng quát kết quả ước lượng như sau:

Thứ nhất, đối với phương trình tăng trưởng kinh tế, kết quả kiểm định cho

thấy tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa tỉ lệ nhập học với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, nếu tỉ lệ nhập học tăng 1% thì tăng trưởng kinh tế tăng 0.16% đến 0.59%. Thế nhưng, tác động của sức khỏe đối với tăng trưởng chưa thực sự rõ ràng. Kết quả hồi quy đơn phương trình tăng trưởng theo phương pháp GMM cho thấy số lượng tử vong của trẻ dưới năm tuổi tăng 1% sẽ làm giảm tăng trưởng khoảng 0.15% chỉ với mức ý nghĩa 10%.Tỉ lệ đầu tư tăng 1% thì tăng trưởng kinh tế tăng từ 0.001% đến 0.009%. Đáng chú ý là trong kết quả ước lượng theo phương pháp GMM, biến PGOV có ý nghĩa ở mức 1%, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi tăng trưởng kinh tế các nước có năng lực quản trị dưới trung bình thấp hơn những nước trên trung bình 5,4%. Tương tự, khi thặng dư ngân sách tăng 1% thì tương ứng tăng trưởng kinh tế tăng từ 0.001% đến 0.002%. Các biến cịn lại có ý nghĩa thống kê khơng thật sự rõ ràng.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ giữa vốn nhân lực với tỉ lệ

đầu tư. Các hệ số biến giáo dục và sức khỏe có dấu như kỳ vọng và đều có ý nghĩa thống kê. Trong mơ hình này, biến OPEN, INF và POPG đều có ý nghĩa thống kê. Mặc dù triển vọng đầu tư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố về kinh tế, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, chính sách… Nhưng đối với trường hợp các quốc gia trong mẫu nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến tỉ lệ đầu tư là triển vọng thị trường (độ mở thương mại) và lạm phát. Đối với các nền kinh tế đang phát triển, tỉ lệ lạm phát cao vơ hình chung đã trở thành một rào cản đối với quyết định đầu tư.

Thứ ba, điểm đáng chú ý là nghiên cứu tìm thấy tác động dương của chi tiêu

công cho giáo dục đối với số lượng học sinh nhập học. Cụ thể, nếu tỉ lệ chi tiêu cơng cho giáo dục trên GDP tăng 1% thì tỉ lệ nhập học tăng từ 0.009% đến 0.018% với mức ý nghĩa thống kê 1%.Biến sức khỏe trong mơ hình này khơng có ý nghĩa thống kê. Có thể nói, trong phạm vi nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển này, chưa có bằng chứng về mối quan hệ giữa sức khỏe và giáo dục. Tương tự, biến QUA và FEM cũng khơng có ý nghĩa thống kê.

Thứ tư, kết quả hồi quy của cả hai phương pháp đều khơng tìm thấy mối

quan hệ giữa chi tiêu công cho y tế đối với sức khỏe của người dân. Điều này có thể do khả năng quản lý chi tiêu công của các nước đang phát triển trong mẫu chưa thật sự tốt. Vì vậy, chi tiêu cơng y tế chưa phát huy vai trò là một kênh truyền dẫn hiệu quả đến mục tiêu nâng cao sức khỏe cho người dân. Các biến cịn lại đều có dấu đúng kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, nếu thu nhập của người dân tăng 1% thì số lượng trẻ tử vong giảm từ 0.506% đến 0.527% với mức ý nghĩa thống kê 1%. Mức đơ thị hóa tăng 1% số lượng trẻ tử vong giảm 0.003% đến 0.008%. Số lượng sinh trên một phụ nữ tăng 1% làm số lượng trẻ tử vong tăng 0.081% đến 0.096%.

Thảo luận tác động của chính sách cơng đến tăng trưởng kinh tế:

Bài nghiên cứu tiếp tục mở rộng xem xét tác động của các biến số đến sức khỏe, giáo dục, tăng trưởng kinh tế theo từng nhóm các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp; nhóm các nước có thu nhập cao và trung bình cao theo phân loại của UNCTAD.

Mẫu dữ liệu ban đầu có 26 nước sẽ được phân loại thành 2 nhóm thu nhập, mỗi nhóm gồm 13 quốc gia. Mơ hình hồi quy cũng được chạy lần lượt theo phương pháp 3SLS như các phần trên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chi tiêu công, nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)