.2 Sơ đồ khung phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chi tiêu công, nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển (Trang 37)

2.1.1 Phương trình tăng trưởng:

Để xây dựng được phương trình nghiên cứu thực nghiệm, tác giả dựa trên các nghiên cứu trước đây để rút ra các biến giải thích quan trọng, sau đó lần lượt đánh giá rút ra các biến số không phù hợp và đưa thêm vào các biến số khác thích hợp hơn với mơ hình. Dựa vào nghiên cứu của Mankiw et al. (1992), Barro (1996), Bassanini & Scarpetta (2001), Bloom & Sevilla (2004), Gyimah et al. (2004), phương trình tăng trưởng được xây dựng dựa vào mơ hình tăng trưởng tân cổ điển. Phương trình thực nghiệm được giả định như sau:

Y = f (sk , he, ed, Ω) (1)

y là GDP thực bình quân đầu người, sk là tỉ lệ đầu tư, he biểu thị nguồn lực

giáo dục, ed biểu thị nguồn lực y tế, Ω là tập hợp những biến kiểm sốt vĩ mơ, trong đó gồm có những biến số kinh tế như: thặng dư, thâm hụt ngân sách nhà nước, tỉ lệ lạm phát, độ mở nền kinh tế.

Bài nghiên cứu này xây dựng phương trình thực nghiệm với giả định vốn nhân lực ban đầu và mức độ thay đổi của vốn nhân lực đều có tác động đến tăng trưởng GDP thực bình qn đầu người. Bên cạnh đó, khi phối hợp dữ liệu chéo và chuỗi thời gian, việc sử dụng tỉ lệ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người làm biến phụ thuộc sẽ trở nên hiệu quả hơn.

Tiếp theo, trừ hai vế của phương trình phương trình (1) cho yit-1, phương trình ước lượng cơ bản về tăng trưởng được giả định như sau:

dYit = αit + ß1Yit-1+ ß2 Xit + ß3 Zit + uit (2)

αit: Hệ số chặn chứa đựng những tác động của biến giải thích đến biến phụ thuộc thay đổi theo các quốc gia và thời gian được tính bằng năm.

Mơ hình (2) là một mơ hình động. Trong đó, dYit=Yit - Yit-1 là sai phân bậc 1 của Y, dẫn xuất cho tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người (GDPGR)

Yit-1: Logarit thập phân GDP thực bình quân đầu người trễ một kì, dẫn xuất cho mức thu nhập ban đầu để kiểm soát năng lực sản xuất trong lý thuyết về tăng trưởng tân cổ điển.

INV: Tỉ lệ đầu tư trên GDP. Chỉ số này được đo bằng tỉ lệ phần trăm tổng đầu tư ở khu vực tư nhân và khu vực công trên GDP. Mối liên hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế đã được đúc kết trong lý thuyết tăng trưởng của Harrod (1939), Domar (1946). Tiếp đó, trường phái tăng trưởng tân cổ điển được lấy cảm hứng bắt nguồn từ mơ hình Solow (1956) như Cass (1965) và Koopmans (1965) đều xem tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người phụ thuộc vào tỉ lệ đầu tư. Biến số này được dùng làm đại diện cho yếu tố vốn trong mơ hình tăng trưởng, sự tăng lên của tỉ lệ đầu tư làm tăng lượng vốn tư bản đầu tư vào nền kinh tế và hệ số của nó được kì vọng có giá trị dương.

EDU: Nguồn vốn giáo dục, dẫn xuất bởi tỉ lệ nhập học của học sinh tiểu học và trung học cơ sở nằm trong độ tuổi này. Theo nghiên cứu của Lucas (1988) cho rằng sự thay đổi nguồn nhân lực thúc đẩy tăng trưởng. Romer (1990) lập luận rằng vốn nhân lực ban đầu là nhân tố quyết định tăng trưởng. Tương tự, nghiên cứu của Barro (1991), xem xét tác động của vốn con người và vốn tư bản đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế của 98 quốc gia trong giai đoạn 1960-1965 rút ra kết luận nguồn nhân lực đại diện bởi biến tỉ lệ học sinh nhập học có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế.

HEAL: Nguồn vốn sức khỏe, dẫn xuất bởi biến tỉ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi. Có rất nhiều nghiên cứu đo lường các chỉ số về bịnh trạng của người dân để đại điện cho nguồn vốn sức khỏe. Bloom & Canning (2003) tìm thấy bằng chứng ở các nước đang phát triển giảm tỷ lệ tử vong có xu hướng giúp nâng cao trình độ học vấn và tỷ lệ tiết kiệm, do đó tăng cường đầu tư cả vốn vật chất, con người, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Zit: Tập hợp các biến kiểm soát được lựa chọn dựa theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Levine & Renelt (1992), Barro (1996) Đây được xem là những yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế:

OPEN: Độ mở thương mại. Biến số này dùng để mở rộng mơ hình truyền thống chỉ dựa trên nền kinh tế đóng. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh Romer (1986),

Lucas (1988) đã tìm thấy bằng chứng về sự gia tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu có tác động đến tăng trưởng kinh tế.

BAL: Cán cân ngân sách nhà nước. Biến số vĩ mô này thể hiện mức độ thặng dư/ thâm hụt của ngân sách nhà nước. Trong các lý thuyết kinh tế gần đây, mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tăng trưởng kinh tế đã được làm rõ. Góp phần vào đó, mơ hình tăng trưởng nội sinh của Lucas (1988), Romer (1990), Barro (1990) đều cho rằng chính sách tài khóa tác động đến tăng trưởng sản lượng đầu ra của nền kinh tế. Nghiên cứu của Gale & Orszag (2002) kết luận rằng thâm hụt ngân sách có khả năng làm chậm tăng trưởng kinh tế bởi vì việc thâm hụt làm cho dịng vốn từ nước ngoài phải chảy vào làm giảm vốn sở hữu của đất nước và giảm thu nhập quốc dân trong tương lai. Ngồi ra, cịn có thể ảnh hưởng đến lạm phát, giảm tính linh hoạt chính sách tài chính do phải đối phó với các cú sốc kinh tế vĩ mô và suy giảm niềm tin của nhà đầu tư.

POPG: Tỉ lệ gia tăng dân số. Theo Bloom & Canning (2003) là một trong số các nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế. Sự gia tăng dân số quá nhanh ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, thậm chí tiềm tàng đưa quốc gia đó rơi vào bẫy nghèo.

INF: Tỉ lệ lạm phát. Nghiên cứu của Friedman (1977) khẳng định giá tiêu dùng có tác động rõ ràng đến tăng trưởng kinh tế. Tác động của chỉ số giá tiêu dùng đến tăng trưởng kinh tế có thể âm hoặc dương. Trong thời kỳ lạm phát ổn định,tiết kiệm và đầu tư được cải thiện, chỉ số giá tiêu dùng có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế và ngược lại sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng (Jin & Zou, 2005).

uit: Sai số ước lượng

Bảng 2.1: Kỳ vọng dấu các biến trong phương trình tăng trưởng

Biến Kì vọng dấu

Y(-1) -

EDU + HEAL - OPEN +/- BAL + POPG - INF +/- PGOV -

2.1.2 Phương trình đầu tư:

Đầu tư xuất hiện trong các mơ hình kinh tế như là một yếu tố đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng. Nó cũng được giả định chịu tác động bởi giáo dục, y tế cũng như các biến vĩ mô: Ngân sách nhà nước, lạm phát, độ mở thương mại. Dựa trên mơ hình xây dựng bởi Fisher (1993), Benhabib et al., (1994) và Mauro (1998) nghiên cứu đề xuất mơ hình:

Iit = αit+ ß4 Xit + ß5Zit+ uit (3)

Xit: Các biến nội sinh, gồm: EDU: Vốn giáo dục

HEAL: Vốn sức khỏe

Zit: Các biến vĩ mô, gồm: OPEN: Độ mở thương mại

BAL: Cán cân ngân sách nhà nước POPG: Tỉ lệ tăng dân số

INF: Tỉ lệ lạm phát

Mục đích, tác giả xây dựng mơ hình này thực chất là để kiểm tra liệu rằng nguồn nhân lực có tác động đến tăng trưởng kinh tế một cách gián tiếp thông qua đầu tư hay khơng. Cách tính các biến trong phương trình (3) tương tự phương trình (2).

Bảng 2.2: Kỳ vọng dấu các biến trong phương trình đầu tư Biến Kì vọng dấu Biến Kì vọng dấu EDU + HEAL - OPEN + BAL + POPG +/- INF - 2.1.3 Phương trình giáo dục: EDUit = αij+ ß6 Yit + ß7 Xit + uit (4)

Phương trình này được xây dựng nhằm kiểm tra tác động trực tiếp của chi tiêu công giáo dục đối với nguồn vốn giáo dục.

Trong đó:

Yit: Mức thu nhập. Biến này được đo lường bằng logarit của GDP thực bình quân đầu người bằng phương pháp PPP. Thu nhập bình quân đầu người tăng kỳ dẫn đến nhu cầu giáo dục cũng sẽ tăng. Nghiên cứu của Galor & Moav (2004) tìm thấy bằng chứng rằng khi khoảng cách thu nhập gia tăng người dân có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào giáo dục.

Xit: Các yếu tố chính tác động đến vốn giáo dục, gồm:

EDUS: Tỉ lệ chi tiêu công cho giáo dục trên GDP. Mơ hình cũng sử dụng mức độ ban đầu của chi tiêu công giáo dục (trễ một kỳ) để tránh các vấn đề quan hệ nhân quả đảo ngược đó là nguồn lực giáo dục giảm có thể dẫn đến chính sách khuyến khích chi tiêu công giáo dục, trong khi mục tiêu nghiên cứu của luận văn đó là chi tiêu cơng giáo dục cao có thể làm tăng nguồn lực giáo dục.

HEAL: Biến số này được xây dựng để kiểm tra mối quan hệ giữa sức khỏe của người dân đối với giáo dục. Theo Dyson (2010), kết luận rằng khi tỉ lệ tử vong

giảm sẽ làm tăng trưởng kinh tế và gia tăng mức sống, khi con người sống lâu hơn, họ sẽ nghĩ nhiều hơn về tương lai và tiếp tục đầu tư cho giáo dục

POP15: Tỉ lệ dân số trong độ tuổi dưới 15. Biến số này được xây dựng dựa theo đề xuất của Mingat & Tan (1992) cho rằng cấu trúc tuổi của dân số có ảnh hưởng đến tỉ lê nhập học.

URBAN: Mức độ đơ thi hóa được dẫn xuất bởi biến tỉ lệ dân thành thị. Nghiên cứu của Lucas (1988) xem tỉ lệ dân thành thị là yếu tố ngoại sinh quan trọng trong việc tích lũy nguồn nhân lực. Moretti (2004) và Ciccone & Peri (2006) cho rằng thu nhập vàdân trí ở khu vực thành thị cao hơn dẫn đến xu hướng nhập học thường cao hơn.

QUA: Theo nghiên cứu của Gupta et al. (2003), chất lượng giáo dục được dẫn xuất bởi tỉ lệ lưu ban của học sinh tiểu học và trung học cơ sở, một tỉ lệ lưu ban tăng biểu thị chất lượng giáo dục giảm. Tác giả gặp khó khăn trong việc tiếp cận dữ liệu của biến số này nên dựa trên đề xuất của Ehrenberg & Brewer (1995), Hanushek & Kimko (2000) sử dụng tỉ lệ sinh viên trên giáo viên ở tiểu học và trung học cơ sở làm biến dẫn xuất cho chất lượng giáo dục.

FEM: Tỉ lệ sinh viên nữ học đại học so với độ tuổi này. Trong giáo dục, vấn đề giới tính cũng tác động đến tổng nguồn lực giáo dục. Nghiên cứu của Summers (1992) cho rằng phụ nữ thường tham gia vào công tác giáo dục ở bậc tiểu học và mầm non nhiều hơn. Vì vậy, đầu tư giáo dục cho nữ giới thường mang lại hiệu quả tái đầu tư cao hơn ở nam. Điều này còn thể hiện rõ nét hơn ở các nước đang phát triển, nơi mà bất bình đẳng giới tính rất nặng nề.

Bảng 2.3: Kỳ vọng dấu các biến trong phương trình giáo dục

Biến Kì vọng dấu Y + EDUS + PEDUS - HEAL - POP15 -

URBAN + QUA +/- FEM + 2.1.4 Phương trình sức khỏe: HEALit = αit8 Yit + ß9 Xit + uit (5) Trong đó:

Yit: Mức thu nhập. Carrin & Politi (1996), Filmer & Pritchett (1997) cho rằng mức thu nhập chính là nhân tố quyết định ảnh hưởng đến trạng thái sức khỏe của người dân.

Xit: Các yếu tố chính tác động đến vốn sức khỏe, gồm:

HEALS: Chi tiêu công cho y tế. Nghiên cứu của Deaton (2004) đã tìm thấy bằng chứng về việc đầu tư cơng cho sức khỏe ở các quốc gia đang trong giai đoạn phát triển có tác động tích cực đến trạng thái sức khỏe của người dân.

URBAN: Tỉ lệ dân thành thị. Theo nghiên cứu của Schultz (1993) phát hiện ra rằng tỉ lệ tử vong rõ ràng cao hơn ở khu vực nơng thơn so với thành thị, vì người dân có thu nhập thấp hơn và chủ yếu sống bằng nơng nghiệp. Vì vậy, tỉ lệ dân thành thị có thể là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến trạng thái sức khỏe.

FEM: Tỉ lệ sinh viên nữ học đại học so với độ tuổi này. (Schultz, 1993) cho rằng yếu tố giáo dục cho phụ nữ có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của trẻ em. Ở những quốc gia đang phát triển, phụ nữ đóng vai trị quan trọng đối với sức khỏe gia đình. Hơn nữa, giáo dục cho phụ nữ cũng có ảnh hưởng làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số.

FER: Tỉ lệ sinh đối với mỗi phụ nữ. Đây là biến kiểm soát ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi

Bảng 2.4: Kỳ vọng dấu các biến trong phương trình sức khỏe

Biến Kì vọng dấu

HEALS -

URBAN +/-

FEM -

FER +

Bảng 2.5 : Mô tả các biến và nguồn dữ liệu

Ký hiệu biến Cách tính Nguồn

GDPGR Sai phân bậc 1 của logarit thập phân GDP thực bình quân đầu người theo phương pháp PPP

WEO

Y Logarit thập phân GDP thực bình quân đầu người theo phương pháp PPP

WEO

INV Đầu tư/GDP WDI

EDUC Logarit thập phân tỉ lệ nhập học ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở

WDI

HEAL Logarit số lượng trẻ dưới 5 tuổi tử vong tính trên 1000 trẻ sinh

WDI

EDUS Chi tiêu công cho giáo dục/GDP WDI

HEALS Chi tiêu công cho y tế/GDP WDI

OPEN Logarit thập phân độ mở thương mại ((Giá trị xuất khẩu+nhập khẩu)/GDP)

WEO

BAL (Tổng thu ngân sách-tổng chi ngân sách)/GDP WEO

POPG Tỉ lệ tăng trưởng dân số hàng năm WDI

POP15 Tỉ lệ dân số trong độ tuổi dưới 15 WDI

URBAN Số lượng dân thành thị/Tổng dân số WDI

QUA Tỉ lệ học sinh/giáo viên ở tiểu học và trung học cơ sở

WDI

FEM Tỉ lệ sinh viên nữ nhập học đại học WDI

FER Số lượng sinh/phụ nữ WDI

GOV Năng lực thể chế WGI

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

Hầu như trong các mơ hình kinh tế lượng thơng thường, chỉ đề cập đến một biến phụ thuộc. Tuy nhiên, trong mơ hình nghiên cứu xây dựng, các biến nội sinh (tức là biến phụ thuộc) được xác định một cách đồng thời. Đây là trường hợp điển hình để áp dụng hệ phương trình đồng thời trong kinh tế vĩ mơ.

Vấn đề tiếp theo cần nhắc đến đó là hiện tượng phản hồi giữa những biến nội sinh trong mơ hình. Trong những mơ hình phương trình đơn, chúng ta có thể sử dụng những thuật ngữ như biến ngoại sinh hay biến giải thích thay thế cho nhau. Đối với mơ hình hệ phương trình đồng thời, khơng thể sử dụng như vậy được nữa. Chẳng hạn, trong phương trình tăng trưởng thì nguồn nhân lực là biến giải thích chứ khơng thể gọi là biến ngoại sinh.

Một số vấn đề kinh tế lượng cần xử lý trong bài nghiên cứu đó là: Thứ nhất, vấn đề nội sinh tồn tại trong cấu trúc hệ phương trình. Thứ hai, hiện tượng đa cộng tuyến do mối quan hệ tương quan giữa biến giáo dục, sức khỏe, đầu tư. Thứ ba, hiện tượng phương sai thay đổi do sự khác biệt giữa các quốc gia trong cùng thời điểm.

Giả sử ước lượng từng phương trình trong mơ hình hệ phương trình đồng thời bằng phương pháp OLS sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả. Đầu tiên, dễ dàng nhận thấy rằng các ước lượng sẽ bị thiên lệch. Tính chất đồng thời hàm ý rằng các biến nội sinh xuất hiện ở vế phải của phương trình được cho là sẽ tương quan với phần dư tương ứng. Vì vậy, giả định phần dư ước lượng bằng không và không tương quan với biến độc lập đã bị vi phạm. Tiếp theo, những giá trị ước lượng thậm chí cịn khơng đảm bảo tính nhất quán. Tức là, sự thiên lệch cũng không trở nên nhỏ hơn trong cỡ mẫu lớn và những giá trị ước lượng cũng không thể hội tụ về giá trị thực sự khi cỡ mẫu tăng mãi mãi đi chăng nữa. Cần lưu ý rằng, sự thiên lệch ở đây là thiên lệch hệ phương trình, dẫn đến ước lượng quá mức của các hệ số. Cuối cùng, những sai số chuẩn cũng bị thiên lệch và do vậy các kiểm định giả thuyết là khơng có hiệu lực.

Về mặt kỹ thuật, mỗi trong số các biến nội sinh được giải quyết thông qua các biến ngoại sinh hoặc xác định trước thì có thể thu được một hệ các phương trình rút gọn. Các phương trình này sẽ khơng chứa bất kỳ biến nội sinh nào, nhưng sẽ phụ thuộc vào các số hạng ngẫu nhiên của tất cả các phương trình. Nếu khơng thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chi tiêu công, nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)