Ổn định của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI của các nước trong khu vự asean (Trang 44 - 48)

CHƢƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Các biến nghiên cứu trong mơ hình

3.2.2. ổn định của nền kinh tế

Theo Bushra Yasmin và cộng sự (2004) cho rằng chỉ số lạm phát ảnh hưởng tích cực đến dịng vốn FDI. Vì khi lạm phát nước đầu tư cao, có ý nghĩa là giá cả quốc gia đó tăng cao, từ đó lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ mang lại cao hơn. Do vậy giá cả sẽ làm tăng khả năng thu hút dòng vốn FDI.

Còn theo Kok và Ersoy (2009) cho rằng tỷ lệ lạm phát đại diện cho mức độ ổn định vĩ mô của nền kinh tế và kết quả nghiên cứu là lạm phát có tác động tiêu cực đến thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, nghĩa là nên kinh tế càng ổn định thì càng thu hút dịng vốn này nhiều hơn.

Vì vậy, tác giả sử dụng biến tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng sự thay đổi hàng năm của giá tiêu dùng đại diện cho sự ổn định của nền kinh tế và kỳ vọng có tác động tiêu cực đến thu hút dịng FDI.

Giả thuyết 2: Tỷ lệ lạm phát có tương quan tiêu cực (nghịch biến) với thu hút dòng vốn FDI.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng

Berhanu (1999) xác định các yếu tố của cơ sở hạ tầng có thể tác động tích cực tới đầu tư trực tiếp nước ngoài là dịch vụ viễn thông, đường xá, bến cảng, dịch vụ đường sắt, cung cấp điện nước, dịch vụ thông tin, quảng cáo. Cơ sở hạ tầng yếu kém làm gia tăng chi phí sản xuất, điều này làm giảm tính hấp dẫn của các nước nhận đầu tư trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Cho nên, cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn, giúp các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thị trường tiềm năng và nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Theo nghiên cứu của Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012) thì cơ sở hạ tầng mà đại diện là biến điện năng tiêu thụ điện (kWh bình qn đầu người) có tác động tích cực tới dịng vốn FDI. Vì vậy, tác giả dùng biến tiêu thụ

điện bình quân đầu người để đại diện cho cơ sở hạ tầng và kỳ vọng có tác động tích cực.

Giả thuyết 3: Cơ sở hạ tầng có tương quan tích cực (đồng biến) với dịng vốn FDI.

3.2.4. Rủi ro chính trị

Việc xếp hạng các rủi ro chính trị giữa các yếu tố quyết định đến dòng FDI vẫn không rõ ràng. Theo ODI (1997), trong đó nước chủ nhà sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng khơng ổn định về chính trị thì khơng thu hút mạnh được dòng vốn FDI. Theo Jaspersen et al. (2000) và Hausmann và Fernandez-Arias (2000) tìm thấy khơng có mối quan hệ giữa FDI và rủi ro chính trị trong khi Schneider và Frey (1985) tìm thấy một mối quan hệ nghịch đảo giữa hai biến. Sử dụng dữ liệu về FDI của Hoa Kỳ cho hai thời gian và Loree Guisinger (1995) thấy rằng rủi ro chính trị có tác động tiêu cực đến FDI vào năm 1982 nhưng khơng có hiệu lực vào năm 1977. Edwards (1990) sử dụng hai chỉ số, cụ thể là chính trị sự bất ổn và bạo lực chính trị, để đo lường rủi ro chính trị. Bất ổn chính trị (mà các biện pháp xác suất của một sự thay đổi của chính phủ) đã được tìm thấy là đáng kể, trong khi bạo lực chính trị (tức là tần số của các vụ ám sát chính trị, bạo loạn và bạo lực đình cơng động cơ chính trị) đã được tìm thấy là khơng đáng kể.

Theo Ali Al Sadig (2009) thì rủi ro chính trị theo chỉ số xếp hạng của các nước dựa trên thang điểm từ 1(rất an toàn) - 5 (rất nguy hiểm) theo các mô tả của các nước cung cấp trong tổ chức Ân xá Quốc tế và Vụ Báo cáo quốc gia Hoa Kỳ. Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ số xếp hạng để đại diện cho rủi ro chính trị và kỳ vọng có tác động tiêu cực đến FDI.

Giả thuyết 4: Rủi ro chính trị có tương quan tiêu cực (nghịch biến) với dòng vốn FDI.

3.2.5. Độ mở thƣơng mại

Theo Charkrabarti (2001) có rất nhiều bằng chứng liên quan đến ý nghĩa của độ mở thương mại, được đo lường chủ yếu bằng tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP cũng như trong việc xác định FDI. Một giả thuyết được bảo vệ là hầu hết các dự án đầu tư được trực tiếp đưa đến lĩnh vực có thể giao dịch, mức độ mở cửa của một quốc gia đối với thương mại quốc tế nên là một yếu tố liên quan đến quyết định.

Jordaan (2004) cho rằng tác động của độ mở thương mại lên FDI phụ thuộc vào loại đầu tư. Khi đầu tư là dạng tìm kiếm thị trường, thị hạn chế thương mại (và vị thế ít có sự mở cửa) có thể tác động tích cực lên FDI. Lý do bắt nguồn từ giả thuyết “tránh thuế”. Giả thuyết này cho rằng các cơng ty nước ngồi nhắm vào thị trường địa phương, nội địa có thể quyết định thành lập các cơng ty con ở nước sở tại nếu gặp khó khăn trong việc nhập sản phẩm của nó vào quốc gia này. Ngược lại các công ty đa quốc gia đầu tư theo hướng xuất khẩu có thể thích đầu tư vào nền kinh tế mở hơn vì cùng với sự khơng hồn hảo gia tăng là việc bảo vệ thương mại, nói chung, cần có chi phí giao dịch cao hơn cho việc xuất khẩu. Wheeler và Mody (1992) quan sát thấy có tác động tích cực cho giả thuyết này trong lĩnh vực sản xuất, nhưng lại có sự tác động tiêu cực trong lĩnh vực điện tử. Kravis và Lipsey (1982), Culem (1988), Edwards (1990) tìm thấy ảnh hưởng tích cực, mạnh mẽ của sự mở của lên FDI và Schmitz và Bieri (1972) lại cho thấy có tác động yếu. Parletun (2008) tìm thấy rằng độ mở thương mại là tích cực nhưng ý nghĩa thống kê lại bằng 0.

Theo ODI (1997) cho rằng, trong khi việc xâm nhập vào các thị trường cụ thể-được xác định bằng kích thước và sự tăng trưởng của thị trường là quan trọng, các yếu tố của thị trường nội địa có thể dự đốn sự liên quan đối với các cơng ty nước ngồi được định hướng xuất khẩu. Một loạt các cuộc khảo sát cho thấy một nhận thức phổ biến là các nền kinh tế mở khuyến khích đầu tư nước ngoài nhiều hơn.

Tác giả sử dụng tỷ lệ của tổng xuất khẩu và nhập khẩu chia cho GDP danh nghĩa và kỳ vọng có tác động tích cực đến dòng vốn FDI.

Giả thuyết 5: Độ mở thương mại có tương quan tích cực (đồng biến) với dòng vốn FDI.

3.2.6. Thuế

Các lý thuyết vẫn chưa có quyết định rõ ràng đến việc liệu rằng có hay khơng FDI nhạy cảm với ưu đãi thuế. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng ở các nước sở tại thuế doanh nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đáng kể lên dòng chảy FDI. Một số nghiên cứu khác báo cáo rằng khơng có dự ảnh hưởng đáng kể lên FDI. Hartman (1994), Grubert và Mutti (1991), Hines và Rice (1994), Loree và Guisinger (1995), Cassou (1997) và Kemsley (1998) kết luận rằng khơng có ảnh hưởng đáng kể nào lên FDI. Swenson (1994) báo cáo có sự tương quan tích cực.

Chiều của những ảnh hưởng của yếu tố quyết định được đề cập ở trên có thể khác nhau. Một biến số có thể ảnh hưởng đến FDI theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Ví dụ các yếu tố như chi phí nhân cơng, các rào cản thương mại, cán cân thương mại, tỷ giá hối đối và thuế được tìm thấy có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực lên FDI.

Moosa (2005) nói rằng do sự thiếu nhất trí về một khung lý thuyết để hướng dẫn công tác thực nghiệm về FDI nên khơng có sự chấp thuận rộng rãi về việc thiết lập các biến số giải thích mà có thể được quan tâm như là yếu tố quyết định đúng của FDI. Tác giả sử dụng tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp đưa vào mơ hình và kỳ vọng có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI.

Giả thuyết 6: Thuế có tương quan tiêu cực (nghịch biến) với dòng vốn FDI.

3.2.7. Tiền lƣơng

Charkrabarti (2001) cho rằng mức lương như là một chỉ số của chi phí lao động, được tranh cãi nhiều nhất trong các yếu tố quyết định khả năng thu hút

FDI. Về mặt lý thuyết, tầm quan trọng của chi phí lao động rẻ trong việc thu hút các công ty đa quốc gia được đồng ý bởi giả thuyết phụ thuộc cũng như các giả thuyết hiện đại, mặc dù có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, thậm chí khơng có sự nhất trí nào trong việc so sánh giữa số lượng nhỏ các nghiên cứu mà đã khám phá ra vai trò của mức lương trong sự tác động lên FDI: kết quả từ các quốc gia sở tại có mức lương cao hơn khơng khuyến khích.

Khơng có sự nhất trí trong các nghiên cứu liên quan đến vai trò của mức lương trong việc thu hút FDI. Goldsbrough (1979), Saunders (1982), Flamm (1984), Sehneider và Frey (1985), Culem (1988) và Shansuddin (1994) chứng minh rằng mức lương cao hơn khơng khuyến khích FDI. Tsai (1994) đã được sự ủng hộ mạnh mẽ cho giả thuyết nhân công rẻ trong giai đoạn 1983-1986, nhưng yếu trong giai đoạn từ 1975-1978.

Trong ODI (1997) trình bày rằng nghiên cứu thực nghiệm cũng tìm thấy mối quan hệ chi phí nhân cơng có ý nghĩa thống kê, đặc biệt là đầu tư nước ngồi trong các ngành cơng nghiệp thâm dụng lao động và các công ty con được định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, khi chí phí nhân cơng tương đối khơng đáng kể (khi tỉ lệ mức lương ít khác biệt giữa các nước) thì kỹ năng của lực lượng lao động được mong chờ có tác động quyết định lên FDI.

Trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng chi phí nhân cơng cho mỗi công nhân trong ngành sản xuất được đo lường trong hàm ln, đại diện cho tiền lương và kỳ vọng có tác động tiêu cực tới thu hút dịng vốn đầu tư nước ngồi.

Giả thuyết 7: Tiền lương có tương quan tiêu cực (nghịch biến) với dòng vốn FDI.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI của các nước trong khu vự asean (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)