CHƢƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cho 6 quốc gia trong khu vực ASEAN (Vietnam, Thailand, Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia) trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2014. Việc lựa chọn các quốc gia này do có tình hình kinh tế, chính trị và mức độ phát triển tương đồng. Và tất cả dữ liệu nghiên
cứu được thu thập từ World Development Indicators, World Tax Database, Political Terror Scale.
Trong giai đoạn 1996 đến 2014 nền kinh tế thế giới cũng như trong khu vực ASEAN phải đối mặt với nhiều biến động lớn điển hình là khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008. Các cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân làm cho một số quốc gia suy thối nghiêm trọng. Chính vì vậy mà các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này sẽ phát huy được vai trị của nó như bổ sung nguồn vốn trong nước.
Và bài nghiên cứu dựa trên việc phân tích dữ liệu bảng cho các nước, theo Baltali, dữ liệu bảng có nhiều ưu điểm so với dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian. Cụ thể, dữ liệu bảng có những ưu điểm nổi trội như sau:
Bằng cách kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu bảng cho chúng ta dữ liệu chứa nhiều thơng tin hữu ích hơn, tính biến thiên ít hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn và hiệu quả cao hơn.
Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà người ta không thể quan sát được trong dữ liệu chuồi thời gian hay dữ liệu chéo thuần túy.
Dữ liệu bảng làm cho chúng ta có thể nghiên cứu các mơ hình hành vi phức tạp hơn.
Dữ liệu bảng cho phép kiểm sốt sự khác biệt khơng quan sát được giữa các thực tế cũng như cho phép kiểm sốt các biến khơng quan sát được nhưng thay đổi theo thời gian.
Vì vậy, tác giả cho rằng phương pháp phân tích dự liệu bảng để tiến hành thực hiện nghiên cứu luận văn của mình là một sự lựa chọn tốt nhất.
Kết luận Chƣơng 3
Tác giả giải thích ý nghĩa của việc đưa các biến lựa chọn vào mơ hình nghiên cứu, các nguồn dữ liệu nghiên cứu, mơ hình ước lượng của bài nghiên cứu, đồng thời đưa ra kỳ vọng tác động của các nhân tố này lên thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, trên cơ sở đó để cái nhìn tổng quát hơn và đặt ra các giả thuyết để trả lời câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ở chương 1.