Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh tây ninh (giai đoạn 2011 2020) , luận văn thạc sĩ (Trang 91)

3.3. Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

3.3.3. Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của

Phát triển nghiên cứu, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong nước và thế giới, tạo ra các sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh học và bảo vệ mội trường sinh thái. Với các nội dung chủ yếu sau:

- Nghiên cứu chọn tạo giống kháng, chống bệnh; chọn tạo giống chịu điều kiện khơ hạn và chọn tạo giống có năng suất, chất lượng cao phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên ở Tây Ninh, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa về sinh học và phát triển bền vững.

- Nghiên cứu khoa học công nghệ sinh học: Nghiên cứu công nghệ sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, các loại thức ăn giàu dinh dưỡng…; ứng dụng công nghệ tế bào, công nghệ nuôi cấy bao phấn, công nghệ chuyển gen… vào công tác chọn, tạo giống cây trồng, vật ni có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh.

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng gia súc, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: Đối với cây trồng, tập trung vào bảo vệ thực vật, áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp giảm bớt thuốc hóa học, kỹ thuật và liều lượng phun. Đối với chăn nuôi, tập trung vào công tác thú y, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, nghiên cứu chế độ nuôi dưỡng cho các gia súc, gia cầm, thủy cầm.

- Nghiên cứu và phát triển công nghệ sau thu hoạch như công nghệ thiết bị bảo quản, đóng gói các loại nơng sản, nhất là các sản phẩm tươi sống như: rau, hoa, quả, thịt, cá để giảm tỷ lệ tổn thất, kéo dài thời gian tiêu thụ; áp dụng các kỹ thuật hiện đại với các phương pháp truyền thống.

Nhanh chóng hình thành một số cơ sở nghiên cứu - ứng dụng mạnh, đủ sức tiếp thu công nghệ cao, cải tiến công nghệ và sáng tạo công nghệ mới gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn của Tây Ninh.

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đổi mới công nghệ, làm chủ các công nghệ then chốt, mũi nhọn

và đẩy nhanh sản xuất các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3.3.4. Đẩy nhanh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và đó cũng là chiến lược về con người.

Coi trọng phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng để thu hút các dự án đầu tư có trình độ cơng nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn. Chú trọng gắn kết giữa đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng lao động, thực hiện đào tạo theo địa chỉ, đảm bảo người lao động có việc làm phù hợp. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề với giới thiệu việc làm.

Tập trung huy động các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương (Trái

phiếu Chính phủ, Chương trình mục tiêu Quốc gia), vốn từ ngân sách địa

phương (xổ số kiến thiết) để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục đào tạo, dạy nghề, đồng thời đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, dạy nghề.

Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo mơi trường đầu tư thuận lợi, quy hoạch quỹ đất sạch, có chính sách ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn; khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện mở rộng, thành lập mới cơ sở dạy nghề, trường đại học. Tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác. Huy động nguồn lực khác của các doanh nghiệp, của người học, của các nhà đầu tư.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ; thu hút thanh niên, trí thức trẻ về nông thôn, nhất là các ngành nơng nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa. Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học, công nghệ.

Thường xuyên quan tâm, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý khoa học và công nghệ địa phương, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; thú y; bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở nơng thơn. Phấn đấu mỗi xã có ít nhất 01 kỹ sư nông nghiệp về công tác tại xã. Triển khai thực hiện tốt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 với tổng kinh phí là 216,234 tỷ đồng.

3.3.5. Huy động, sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực đầu tư phát triển phát triển

Khai thác tốt các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, đây là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn vừa là yếu tố vật chất để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa là để xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hàng hóa trong lĩnh vực này, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thôn theo hướng tiến bộ. Vốn đầu tư từ ngân sách còn tạo ra động lực tinh thần, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác trong nước và vốn đầu tư nước ngồi vào nơng nghiệp, nơng thơn. Tổng vốn ngân sách đầu tư cho giai đoạn 2011 – 2020 dự kiến khoảng 12 – 14 tỷ USD.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động mọi nguồn vốn: Nhà nước, vốn vay, vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, vốn của dân… cho đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhất là, kêu gọi đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào các dự án phát triển hạ tầng giao thông, các dự án thu gôm và xử lý nước thải, hệ thống xử lý chất thải rắn, hệ thống cấp thoát nước theo các hình thức đầu tư phù hợp: BOT, BT,…

Kêu gọi và có chính sách hỗ trợ đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch để những sản phẩm nơng nghiệp có giá trị cao hơn. Xây dựng các nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thịt, sửa...

Quan tâm đầu tư cũng như có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích, huy động mạnh mẽ sự tham gia của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn: điện, đường, trường, trạm y tế, trạm trại nghiên cứu thực nghiệm, khoa học, kỹ thuật, cơng trình thủy lợi, hệ thống kênh mương góp phần phát triển nông thôn mới, phát triển đô thị khang trang, sạch đẹp theo hướng văn minh, hiện đại.

3.3.6. Phát triển thương mại – dịch vụ

Thị trường có vai trị rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn. Đồng thời cũng có tác động rất quan trọng trong việc đẩy mạnh CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Vì vậy, cần phải hình thành và quản lý tốt các loại thị trường: vốn, đất đai, lao động, khoa học – công nghệ, xuất – nhập khẩu… để hỗ trợ sản xuất.

Chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu; hồn thành về cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ: chợ dân sinh ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng biên giới và chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối ở các vùng sản xuất nông sản tập trung, các thị trường tiêu thụ lớn. Kêu gọi đầu tư dự án xây dựng chợ đầu mối (nông sản Bàu Năng - Dương Minh Châu; thủy hải sản Ao hồ - Hòa Thành).

Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho một số loại mặt hàng nông sản; củng cố các thị trường truyền thống, tiếp cận các thị trường mới. Đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả của công tác thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại nhất là các Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm, các hoạt động tham gia hội chợ, triển lãm, đăng ký thương hiệu.

Nâng cao năng lực dự báo về nhu cầu, giá cả thị trường cũng như thực hiện các quy định pháp luật và rào cản thương mại. Mở rộng các kênh thông tin thị trường tới doanh nghiệp để thực hiện vai trị đầu mối cung cấp thơng tin, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp; triển khai ứng dụng thương mại điện tử, đưa thông tin, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm nông nghiệp lên

websibe, giúp doanh nghiệp xây dựng tầm nhìn chiến lược, định hướng tạo nên sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, làm nền tảng xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm nông sản. Tăng cường công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống gian lận thương mại, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái nhản mác để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng vận tải và các dịch vụ vận tải; khuyến khích tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng đối với các thành phần kinh tế. Phát triển vận tải phục vụ các khu, cụm công nghiệp và nhà máy sản xuất chế biến; ở các đô thị, thị xã, thị trấn theo hướng tăng sử dụng vận tải công cộng.

Đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ các điểm du lịch hiện có. Đầu tư, xây dựng dự án khu du lịch sinh thái Hồ Dầu Tiếng, Ma Thiên Lãnh, vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.

3.3.7. Thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội

Chính sách đất đai: Mở rộng các quyền chuyển đổi và chuyển nhượng

đất của người sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt nhằm tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất. Tăng thêm thời gian sử dụng đất để người sử dụng yên tâm bỏ vốn đầu tư cải tạo đất, đồng thời thúc đẩy việc chuyển đổi và chuyển nhượng đất.

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đang sử dụng. Chính sách về thuế sử dụng đất và các khoản tiền có liên quan đến sử dụng đất, có ưu tiên theo ngành nghề, đặc biệt chính sách thuế mở theo hướng thu hút đầu tư; tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất sản xuất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.

Chính sách kêu gọi đầu tư: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo

điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn trong và ngoài nước nhất là các nhà đầu tư nước ngồi, có vốn lớn, có cơng nghệ cao, cơng nghệ nguồn.

Chính sách tài chính tín dụng: Đối với tín dụng thương mại, các ngân

hàng thương mại đảm bảo nhu cầu vay vốn cho người sản xuất và doanh nghiệp đã tham gia ký hợp đồng theo lãi suất thoả thuận với điều kiện và thủ

tục thuận lợi. Người sản xuất, doanh nghiệp được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Người sản xuất, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nơng sản có dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được hưởng các hình thức đầu tư nhà nước từ Quỹ hỗ trợ phát triển. Thực hiện bảo hiểm ngành nông nghiệp để nơng dân an tâm sản xuất kinh doanh.

Chính sách xã hội: thực hiện có hiệu quả các chính sách trợ giúp người

nghèo ở nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh, nhà ở và việc làm cho người dân phải di dời lấy đất để thực hiện dự án; nhà ở cho người có thu nhập thấp, đầu tư xây dựng khu dân cư hiện đại, chung cư cao tầng. Tăng cường công tác đào tạo nghề cho người dân ở nông thôn. Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hố gia đình và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nơng thơn.

Tạo phương kế sinh sống bền vững cho người dân nông thôn; bên cạnh phát triển nông nghiệp, cần phát triển nhanh các ngành nghề và doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn; nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm bớt áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế và giữ ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội.

Chính sách môi trường: bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn, đảm

bảo cho nông thôn phát triển nhanh, bền vững trong môi trường xanh và sạch. Thực hiện nghiêm các quy định bảo vệ môi trường, các giải pháp quản lý chất thải, quy hoạch các khu thu gôm, xử lý chất thải, nước thải. Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời có các chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực phịng, chống thiên tai, bảo vệ mơi trường.

Chính sách dân tộc, tôn giáo: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về

các hoạt động tôn giáo; hướng dẫn, giúp đỡ các tôn giáo thực hiện đúng pháp luật. Phối hợp triển khai các chương trình, dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào có đạo và đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện và nâng cao đời sống, gắn bó với các tổ chức quần chúng, tích cực góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Kết luận chương 3, từ những phân tích, đánh giá q trình CNH, HĐH

nơng nghiệp, nông thôn từ năm 2001 - 2010 cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nơng thơn chuyển dịch chậm. Từ đó luận văn đã

đưa ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu: đẩy nhanh chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đẩy nhanh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, phát triển khoa học – công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, huy động và sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực đầu

tư phát triển... nhằm đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn giai đoạn 2011 – 2020. Trong quá trình thực hiện các giải pháp cần triển khai đồng bộ và sự tham gia của cả hệ thống chính trị sớm đưa Tây Ninh cơ bản

trở thành tỉnh cơng nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

3.4. Kiến nghị

Để thực hiện đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tôi xin đề

xuất một số kiến nghị sau:

Một là: Nhà nước đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhất là hạ tầng giao thơng; hình thành nguồn vốn để hỗ trợ các cơ sở, hộ sản xuất để đầu

tư, xây dựng, cải tạo, ứng dụng các máy móc, trang thiết bị, dây chuyền tiên tiến

vào trong sản xuất; tăng mức đầu tư vốn cho phát triển nơng nghiệp, nơng thơn.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư.

Hai là: Có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho mọi đối tượng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành, dự án, chương trình ưu tiên, trọng

điểm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực kinh tế nông thôn.

Ba là: Nhà nước cần có chiến lược về thị trường và quan tâm giải quyết vấn đề thị trường nơng sản hàng hóa nhằm bảo đảm lợi ích và hạn chế thiệt hại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh tây ninh (giai đoạn 2011 2020) , luận văn thạc sĩ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)