Kiểm định tính dừng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp của thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 52)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM

3.1.1. Kiểm định tính dừng

Khi làm với chuỗi thời gian cần phải kiểm tra tính dừng của nó, vì một mẫu dữ liệu thời gian sẽ mang một tình tiết nhất định và chỉ thể hiện những hành vi cụ thể trong khoảng thời gian xem xét. Nếu như một chuỗi thời gian khơng dừng, nó khơng cho phép khái quát hóa cho các giai đoạn thời gian khác. Hơn nữa, trong mơ hình hồi quy cổ điển, nếu chuỗi thời gian khơng dừng thì các kết quả trong phân tích hồi quy sẽ khơng có giá trị cho việc dự báo do vấn đề tương quan giả mạo (Sử Đình Thành, 2012).

Kiểm định nghiệm đơn vị là một kiểm định được sử dụng phổ biến để kiểm định một chuỗi thời gian dừng hay không dừng. Xét mơ hình sau (Sử Đình Thành, 2012):

Yt = ρ Yt-1 + ut, ut- nhiễu trắng (5)

Ta có các giả thiết:

H0: ρ = 1 (Yt là chuỗi không dừng)

H1: ρ < 1 (Yt là chuỗi dừng)

Trừ hai vế một đại lượng Yt-1, phương trình (5) có thể viết lại:

Hay: Yt -Yt-1 = (ρ- 1)Yt-1 + ut

Tương đương ∆Yt = Yt-1 + ut (6)

Trong đó ∆ gọi là tốn tử sai phân.

Các giả thiết trên có thể viết lại như sau:

H0: =1 (Yt là chuỗi không dừng) H1: ≠ 1 (Yt là chuỗi dừng)

Để tìm ra chuỗi Yt là khơng dừng chúng ta có thể (i) ước lượng phương trình (5) và kiểm định giả thiết ρ = 1; hoặc (ii) ước lượng phương trình (6) và kiểm định giả thiết Cả hai mơ hình này đều khơng dùng được tiêu chuẩn T (Student – test) ngay trong trường hợp mẫu lớn. Dickey – Fuller (DF) đã đưa ra tiêu chuẩn để kiểm định như sau:

H0: ρ = 1 (Yt là chuỗi không dừng) H1: ρ ≠ 1 (Yt là chuỗi dừng)

Ta ước lượng mơ hình (5), t = ρ^/Se(ρ^) có phân bố DF. Nếu như: [ t =

ρ^/Se(ρ^)] > [t] thì bác bỏ H0. Trong trường hợp này chuỗi là chuỗi dừng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp của thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)