Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp của thành phố hồ chí minh (Trang 55)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM

3.2. Mơ hình kiểm định

3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu

Các chuỗi thời gian được sử dụng trong luận văn này là dữ liệu hàng năm trong khoảng thời gian từ 1990 – 2010. Dữ liệu các biến được thu thập từ ấn phẩm Niên giám thống kê hàng năm của Cục Thống kê TP.HCM, gồm tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (g), tỷ lệ đầu tư công/GDP (IG), tỷ lệ đầu tư tư nhân/GDP (IP), tỷ lệ lao động (PRG) và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP (TOP). Phụ lục 01 mô tả chi tiết dữ liệu chạy mơ hình.

Bảng 3.1. Mơ tả các biến trong mơ hình

Biến Ký hiệu Nguồn Đơn vị

tính

Tốc độ tăng trưởng kinh tế g Cục Thống kê TP.HCM %

Đầu tư công IG Cục Thống kê TP.HCM %

Đầu tư tư nhân IP Cục Thống kê TP.HCM %

Tỷ lệ thay đổi lao động PRG Cục Thống kê TP.HCM %

Độ mở thương mại TOP Cục Thống kê TP.HCM %

3.2.2. Kiểm định tính dừng và xác định độ trễ của mơ hình

Để kiểm định tính dừng của các biến chuỗi thời gian, kiểm định Augmented Dickey – Fuller (ADF) truyền thống với giả thiết:

H0 : ρ = 0 => kết luận: có nghiệm đơn vị hoặc chuỗi khơng dừng; H1 : ρ < 0 => kết luận: chuỗi khơng có nghiệm đơn vị hoặc chuỗi dừng.

Tiêu chí quan trọng đó là nếu thống kê t – stat (được tính tốn trong mơ hình) đối với ρ có giá trị âm lớn hơn 5% giá trị tra bảng DF trong kiểm định Augmented Dickey – Fuller thì giả thuyết H0 bị bác bỏ hoặc biến có tính dừng hoặc khơng có nghiệm đơn vị.

Kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 3.2 cho thấy g có tính dừng ở mức ý nghĩa 10%; biến IG dừng ở mức ý nghĩa 5%; biến PRG dừng ở mức ý nghĩa 1% và biến TOP dừng ở mức ý nghĩa 5%. Biến IP không dừng, sai phân bậc một của các chuỗi này có tính dừng hợp lý ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 3.2. Kết quả kiểm định ADF

Biến Độ trễ t-stat đối với ρ

G 1 -3.014155***

IG 3 -3.506200**

DIP 0 -3.864792*

PRG 0 -5.210317*

TOP 1 -3.387271**

Trên cơ sở kết quả kiểm định tính dừng, ngoại trừ phải lấy sai phân chuỗi dIP, các chuỗi còn lại đều dừng sẽ được sử dụng trong mơ hình để kiểm định mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế của TP.HCM.

Mơ hình VAR được xác lập như sau:

G = C(1,1)*G(-1) + C(1,2)*G(-2) + C(1,3)*IG(-1) + C(1,4)*IG(-2) + C(1,5)*DIP(-1) + C(1,6)*DIP(-2) + C(1,7)*PRG(-1) + C(1,8)*PRG(-2) + C(1,9)*TOP(-1) + C(1,10)*TOP(-2) + C(1,11) (8) IG = C(2,1)*G(-1) + C(2,2)*G(-2) + C(2,3)*IG(-1) + C(2,4)*IG(-2) + C(2,5)*DIP(-1) + C(2,6)*DIP(-2) + C(2,7)*PRG(-1) + C(2,8)*PRG(-2) + C(2,9)*TOP(-1) + C(2,10)*TOP(-2) + C(2,11) (9)

DIP = C(3,1)*G(-1) + C(3,2)*G(-2) + C(3,3)*IG(-1) + C(3,4)*IG(-2) + C(3,5)*DIP(-1) + C(3,6)*DIP(-2) + C(3,7)*PRG(-1) + C(3,8)*PRG(-2) +

C(3,9)*TOP(-1) + C(3,10)*TOP(-2) + C(3,11) (10)

PRG = C(4,1)*G(-1) + C(4,2)*G(-2) + C(4,3)*IG(-1) + C(4,4)*IG(-2) + C(4,5)*DIP(-1) + C(4,6)*DIP(-2) + C(4,7)*PRG(-1) + C(4,8)*PRG(-2) +

C(4,9)*TOP(-1) + C(4,10)*TOP(-2) + C(4,11) (11)

TOP = C(5,1)*G(-1) + C(5,2)*G(-2) + C(5,3)*IG(-1) + C(5,4)*IG(-2) + C(5,5)*DIP(-1) + C(5,6)*DIP(-2) + C(5,7)*PRG(-1) + C(5,8)*PRG(-2) +

C(5,9)*TOP(-1) + C(5,10)*TOP(-2) + C(5,11) (12)

Bước tiếp theo là kiểm định tính ổn định của mơ hình VAR. Hình 3.1 cho thấy khơng có nghiệm nào ở ngồi vịng trịn đơn vị. Điều này chứng tỏ mơ hình VAR ổn định và đây là điều kiện tốt để thực hiện kiểm định.

Hình 3.1: Các nghiệm của mơ hình VAR -1.5 -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5

Inverse Roots of AR Characteristic Polynomial

3.2.3. Kết quả kiểm định

(1) Kiểm định nhân quả g với IG trong mơ hình VAR

Trong mơ hình VAR đa biến có nhiều biến với độ trễ khác nhau, nên rất khó để xem xét tập hợp các biến nào có hiệu ứng ý nghĩa đến biến phụ thuộc và tập hợp nào không. Để giải quyết vấn đề này, ta thực hiện kiểm định bằng cách giới hạn tất cả các độ trễ của một biến cụ thể đến mức zero. Kết quả kiểm định Granger giữa tập hợp các biến ngoại sinh và biến phụ thuộc của mơ hình được tóm tắt trong bảng 3.3. Phụ lục 02 mô tả chi tiết kết quả kiểm định nhân quả g với IG trong mơ hình VAR.

Bảng 3.3: Kết quả kiểm định quan hệ Granger trong mơ hình VAR

Biến phụ thuộc g IG DIP PRG TOP

G / 0.1421 0.0185** 0.4715 0.0638*** IG 0.6624 / 0.3026 0.2643 0.0069* DIP 0.0903*** 0.2802 / 0.3749 0.0032* PRG 0.2058 0.8459 0.0449** / 0.0086* TOP 0.0014* 0.2383 0.2645 0.2296 / Toàn thể 0.0065* 0.5215 0.0005* 0.7917 0.0014*

Ghi chú: * có ý nghĩa 1%, ** có ý nghĩa 5% và *** có ý nghĩa 10%

Từ kết quả của bảng 3.3, ta thấy:

- Giả thiết H0: IG khơng có quan hệ Granger với g. Nghĩa là H0: C(1,3) = C(1,4) = 0 (phương trình 8) được chấp nhận, dựa trên cơ sở kiểm định chi

bình phương ( ) với df = 2 và giá trị ρ = 0.6624.

- Giả thiết H0: g khơng có quan hệ Granger với IG. Nghĩa là H0: C(2,1) = C(2,2) = 0 (phương trình 9) được chấp nhận, dựa trên cơ sở kiểm định chi

bình phương ( ) với df = 2 và giá trị ρ = 0.1421.

(2) Kiểm định Wald loại trừ độ trễ mơ hình VAR

Luận văn thực hiện kiểm định loại trừ độ trễ của mỗi độ trễ trong VAR bằng kiểm định chi bình phương ( với mục đích để phân tích ý nghĩa liên kết của các biến nội sinh trong mỗi phương trình. Kết quả kiểm định mô tả trong bảng 3.4.

Bảng 3.4: Kiểm định loại trừ độ trễ

Chi-squared test statistics for lag exclusion: Numbers in [ ] are p-values

G IG DIP PRG TOP Joint

Lag 1 50.02908 9.083284 20.01929 4.995022 29.07459 131.9510 [ 1.37e-09] [ 0.105788] [ 0.001239] [ 0.416488] [ 2.24e-05] [ 1.11e-16] Lag 2 18.22558 3.885355 18.26698 3.464428 15.61051 59.45399

[ 0.002677] [ 0.566037] [ 0.002630] [ 0.628777] [ 0.008049] [ 0.000124]

Df 5 5 5 5 5 25

Kết quả cho thấy:

- Ở độ trễ 1, các biến khơng có hiệu ứng liên kết.

- Ở độ trễ 2, hiệu ứng liên kết của g, IG và các biến khác có ý nghĩa, dựa trên kiểm định chi bình phương ( 59.45399) với giá trị ρ = 0.000124. Dựa vào các tiêu chí LR, FPE, AIC và HQ cho thấy độ trễ tối ưu của mơ hình VAR được lựa chọn là 1 (xem bảng 3.5).

Bảng 3.5: Các tiêu chí lựa chọn độ trễ của mơ hình VAR

Lag LogL LR FPE AIC SC HQ

0 311.0349 NA 7.04e-21 -32.21420 -31.96567* -32.17214 1 339.2534 38.61476* 5.60e-21* -32.55299* -31.06177 -32.30062* * indicates lag order selected by the criterion

LR: sequential modified LR test statistic (each test at 5% level) FPE: Final prediction error

AIC: Akaike information criterion SC: Schwarz information criterion HQ: Hannan-Quinn information criterion

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

4.1. Kết luận

Mục đích chính của luận văn nhằm kiểm tra hiệu ứng quan hệ giữa đầu tư công xét trên nhiều góc độ lên tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Dựa trên mơ hình được thiết lập, nghiên cứu có mở rộng thêm các biến vĩ mô nhằm hỗ trợ thêm tính chặt chẽ của mơ hình. Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 1990 – 2010 và được kiểm định dựa vào lý thuyết nhân quả Granger trong mơ hình đa biến VAR.

Thứ nhất, kết quả thực nghiệm chứng minh đầu tư cơng khơng có quan

hệ Granger GDP cả hai chiều, kết quả này phù hợp với nghiên cứu Ashipala và Haimbodi (2003). Hàm ý rằng việc tăng hay giảm đầu tư cơng khơng tác động gì đến tăng trưởng kinh tế.

Theo lý thuyết hạch toán tăng trưởng thì đầu tư công là yếu tố cấu thành GDP. Do đó phải khẳng định dù ít hay nhiều thì đầu tư cơng cũng phải đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, kết quả thực nghiệm chưa phát hiện ra sự tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế hay nói cách khác tác động của đầu tư công là chưa đủ làm thay đổi tăng trưởng kinh tế.

Mặt khác, trong nhiều trường hợp mục đích của đầu tư cơng khơng phải chỉ nhằm vào lợi nhuận và hiệu quả kinh tế, mà bên cạnh đó cịn phải tính đến hiệu quả về mặt chính trị, xã hội và các tác động khác chưa thể đo lường được. Kết quả nghiên cứu của luận văn xem xét mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế dựa vào lý thuyết nhân quả Granger trong mơ hình đa biến VAR, trên cơ sở dữ liệu do Cục Thống kê TP.HCM công bố, chưa xem xét đến tác động của đầu tư công đối với các yếu tố khác.

Thứ hai, một phát hiện nữa là đầu tư cơng cũng khơng có quan hệ Granger với đầu tư tư nhân và lực lượng lao động. Hàm ý rằng việc tăng hay giảm đầu tư công không tác động gì đến đầu tư tư nhân và lực lượng lao động.

Thứ ba, đầu tư tư nhân và độ mở thương mại có quan hệ Granger GDP

và ngược lại cũng vậy. Phát hiện này hàm ý chính sách phát triển kinh tế thị trường và thúc đẩy tự do hóa thương mại đã đóng góp một phần nhất định đối với tăng trưởng kinh tế của Thành phố trong 20 năm qua.

Thứ tư, đầu tư công, đầu tư tư nhân và lực lượng lao động có quan hệ

Granger với độ mở thương mại, nhưng chiều ngược lại thì khơng có ý nghĩa thống kê. Hàm ý rằng việc tăng hay giảm đầu tư công, đầu tư tư nhân và lực lượng lao động có tác động đến độ mở thương mại.

4.2. Một số gợi ý chính sách cơng

Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm chưa phát hiện tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế, đáng lưu ý hơn nữa mơ hình đã phát hiện quan hệ nhân quả giữa đầu tư cơng và đầu tư tư nhân khơng có ý nghĩa thống kê. Ở Việt Nam nhiều cơng trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra đầu tư công gây “chèn lấn” đầu tư tư nhân (Tô Trung Thành, 2011).

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 (2010) đã xác định mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển thành phố như sau: Quán triệt Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị, phấn đấu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại; từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, thành phố tiếp tục phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết; huy động nguồn lực, nâng cao chất lượng tăng trưởng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển nhanh, bền vững, với mục tiêu tổng quát là: Năng động, sáng tạo, huy động

mọi nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; làm tốt vai trò đầu tàu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đóng góp ngày càng lớn cho cả nước; từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á.

Các chỉ tiêu chủ yếu như: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm 12%; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ bình quân 13%/năm; tổng mức đầu tư xã hội 5 năm trên địa bàn thành phố đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng...

Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu nêu trên, một trong những nhiệm vụ là phải phát triển Thành phố thành một đô thị bền vững, cụ thể: Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quy hoạch, thiết kế đô thị, quản lý quy hoạch - kiến trúc, quy hoạch xây dựng nơng thơn mới, quản lý đơ thị. Có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu đô thị mới (Thủ Thiêm, Tây Bắc, Cảng Hiệp Phước) và các chương trình đột phá để giải quyết vấn đề bố trí dân cư và nhà ở cho nhân dân, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường, gắn với mục tiêu kiểm sốt quy mơ dân số khoảng 10 triệu người. Nâng cao chất lượng các dịch vụ đơ thị theo hướng xã hội hóa. Chủ động phối hợp với các bộ - ngành Trung ương và các địa phương liên quan xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, phát triển đường vành đai, đường trên cao, đường cao tốc, luồng tàu đường biển, đường sơng; cấp nước, thốt nước, chống ngập, xử lý chất thải, hạ tầng năng lượng và hạ tầng viễn thông... kết nối với kết cấu hạ tầng các tỉnh trong Vùng thành phố Hồ Chí Minh, đồng bằng sơng Cửu Long, Nam Tây Ngun.

và TP.HCM nói riêng chủ yếu dựa vào đầu tư công và đang dần bộc lộ những bất cập. Để thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu và hoàn thành được nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra, trong thời gian tới đòi hỏi cần có những giải pháp sau:

4.2.1. Đổi mới tư duy về mơ hình tăng trưởng kinh tế và quy mơ của

đầu tư công

Trước hết, Thành phố cần thay đổi tư duy về mơ hình tăng trưởng kinh tế, chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng nhờ vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động sang mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào trí thức và cơng nghệ.

Trên thực tế, mức tăng trưởng kinh tế cao dựa vào vốn chỉ đạt được trong ngắn hạn khi đầu tư gia tăng ở một mức độ hợp lý nào đó. Khi đầu tư gia tăng quá mức, nó sẽ gây nên những bất ổn lớn về kinh tế vĩ mơ, trong khi những lợi ích thu được từ tăng trưởng khơng nhiều, thậm chí cịn giảm. Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế cao không thể đạt được bằng cách đầu tư ồ ạt, duy ý chí. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng đầu tư.

Trong quá trình chuyển đổi mơ hình kinh tế, cần theo xu thế giảm dần tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư của xã hội, đồng thời tăng cường hiệu quả và chất lượng của đầu tư công. Đầu tư từ NSNN chỉ tập trung cho các cơng trình kết cấu hạ tầng quan trọng và các ngành kinh tế mũi nhọn. Không phân bố đầu tư nhà nước vào các ngành mà khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm và đảm nhiệm tốt. Đầu tư cơng phải giữ vai trị vốn mối đối với đầu tư tư nhân, tạo ra các cơ sở hạ tầng cần thiết để thúc đẩy đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực theo định hướng của thành phố.

Để đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch từ thành phố đến quận, huyện, quy hoạch phải do Thành phố quản lý, điều phối chung, không được quy hoạch thiếu đồng bộ. Quy hoạch phải được hiệu chỉnh kịp thời, đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Phải gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị. Chuyển mạnh từ lối quy hoạch hành chính, áp đặt và thiếu khả thi, khơng tính đến nhu cầu của thị trường sang quy hoạch xuất phát từ yêu cầu của thị trường, từ đó có bước đi và lộ trình đầu tư có hiệu quả hơn.

Để tạo được các nguồn vốn bền vững và đa dạng, công tác quy hoạch phải luôn đi trước một bước. Các ngành, các cấp cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quy hoạch, coi trọng chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, phải coi quy hoạch là cơ sở xuất phát để xây dựng các kế hoạch đầu tư phát triển của ngành, của địa phương.

4.2.3. Đổi mới cơ cấu và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công

Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố để xác định các các ngành, lĩnh vực then chốt mà thành phố cần ưu tiên đầu tư. Tập trung đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đầu tư đủ mức cho khoa học, công nghệ, tập trung vào những lĩnh vực cơng nghệ cao có tác động tích cực đến sức cạnh tranh và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tăng đầu tư cho y tế, đào tạo nghề, phát triển hệ thống an sinh xã hội, các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản.

Nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Xây dựng kế hoạch đầu tư công căn cứ vào quy hoạch và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên đầu tư trong từng giai đoạn. Xác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp của thành phố hồ chí minh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)