Bảng 4-15: Mối quan hệ của các biến cố định với dịng vốn FDI
Tổng thể Đồng Bằng Sơng Hồng và Đông Nam Bộ Trung du và Đồng bằng SCL Khu vực Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam trung bộ và Tây nguyên logiip 0 + 0 + logpop 0 0 0 0 logld 0 0 + 0 logdn + + 0 0 gtt 0 0 + 0 tcd 0 + 0 0 mb - 0 0 0 ctg + + 0 + kct 0 0 0 - nd 0 0 - 0 htd - 0 0 - dt + + + + pl 0 0 0 0 (+): tác động tích cực (-): tác động tiêu cực
(0): khơng có ý nghĩa thống kê
4.4.1 Các biến kiểm sốt
Nhìn chung ở mơ hình tổng thể cả nước cũng như tại các địa phương tại khu vực đồng bằng sơng Hồng và Đơng Nam bộ có lượng vốn FDI cao của cả nước, yếu tố quy mô doanh nghiệp tại địa phương là yếu tố nổi bật, có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Sự gia tăng về quy mô của doanh nghiệp hay thế mạnh về quy mô doanh nghiệp của các địa phương đảm bảo các yếu tố đầu ra, đầu vào, xây dựng mối liên kết trong sản xuất giữa các doanh nghiệp góp phần thu hút FDI tại các địa phương. Tuy nhiên,số lượng doanh nghiệp tăng trong những năm gần đây là điều đáng mừng song vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém về chất lượng của các doanh nghiệp. Hiện nay đa số doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mơ vốn nhỏ, thiếu cơng nghệ, nhân lực, năng lực cạnh tranh kém ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Do đó, các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển góp phần tăng quy mơ doanh nghiệp tại địa phương có thể nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Yếu tố dân số cũng như lao động khơng có ý nghĩa thống kê trong hầu hết các mơ hình nghiên cứu. Điều này có thể giải thích do việc tăng dân số nhanh như hiện nay đang để lại một số hệ lụy tiêu cực đến sự phát triển và hoạch định chính sách kinh tế, văn hóa và xã hội. Ngồi ra lợi thế nhân công giá rẻ của Việt Nam khơng cịn là một ưu thế trong đời đại phát triển công nghiệp hiện đại, không sử dụng nhiều lao động giá rẻ. Với lực lượng lao động tập trung chủ yếu là dân nhập cư đang khiến các nhà đầu tư cân nhắc khi liên tiếp các bất cập trong công tác quản lý dân nhập cư tại các địa phương,điển hình là vụ việc bạo động tại Bình Dương vào tháng 5 năm 2014 đã gây thiệt hại nặng nề không những đối với các nhà đầu tư Trung Quốc mà cịn có thể gây mất niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngồi nói chung tại Việt Nam.
Dịng vốn FDI đăng ký lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam chiếm gần 67% tổng vốn FDI đăng ký (Cục Đầu tư nước ngoài, 2015). Tốc độ phát triển cơng nghiệp cao tại địa phương có nhiều khu cơng nghiệp sẽ là tiềm năng đặc
biệt thu hút các nhà đầu tư khi họ kỳ vọng địa phương có sẵn các yếu tố thuận lợi nhằm hỗ trợ lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
4.4.2 Các yếu tố đại diện năng lực thể chế cấp tỉnh:
Kết quả sau khi thực hiện chạy mơ hình hồi quy ở mơ hình tổng thể cả nước cho thấy có 5 yếu tố không ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn FDI là chi phí gia nhập thị trường, khả năng tiếp cận đất đai, chi phí khơng chính thức, tính năng động, tiên phong của lãnh đạo tỉnh, thiết chế pháp lý; 2 yếu tố tác động tiêu cực đến khả năng thu hút vốn FDI là tính minh bạch và hỗ trợ doanh nghiệp; 2 yếu tố tác động tích cực đến khả năng thu hút vốn FDI là chi phí thời gian và đào tạo lao động. Các yếu tố chi phí gia nhập thị trường, khả năng tiếp cận đất đai không ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn FDI tại mơ hình tổng thể cả nước, tuy nhiên tại ảnh hưởng tích cực đến các khu vực nghiên cứu nhất định. Yếu tố chi phí thời gian và đào tạo lao động có tác động tích cực tới khu vực tổng thể cả nước cũng như hầu hết các khu vực tác giả nghiên cứu.
4.4.2.1 Các yếu tố không ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn FDI GTT - chi phí gia nhập thị trường:
Nhân tố này ảnh hưởng tích cực đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài ở khu vực trung du miền núi Bắc bộ và đồng bằng Sông Cửu Long và chưa hẳn đã giúp địa phương cịn lại có lợi thế so sánh trong việc thu hút các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm đầu tư.
Lý giải vấn đề này, nhìn tổng thể trên cả nước, hệ thống pháp luật về đầu tư và đăng ký doanh nghiệp tại nước ta như Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 quy định các thủ tục hành chính cịn phức tạp, gây khó khăn trong việc hồn tất các thủ tục trước khi đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cơ chế hoạt động dễ xảy ra hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay các nhà đầu tư nước ngồi thường th các cơng ty tư vấn, công ty Luật hiểu rõ về pháp luật Việt Nam làm đơn vị tư vấn thực hiện các thủ tục hành chính theo ủy quyền. Việc làm này đã giúp các nhà đầu tư giảm thiểu các khó khăn khi gia nhập thị trường, do đó chi phí gia nhập thị trường khơng hẳn là
yếu tố quyết định tới khả năng chọn lựa địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
TCD – khả năng tiếp cận đất đai:
Nhân tố này ảnh hưởng tích cực đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ, chưa hẳn đã tác động tới dòng vốn FDI tại các khu vực cịn lại.
Có thể thấy việc tiếp cận đất đai dễ dàng và ổn định trong sử dụng đất là yếu tố ảnh hưởng tích cực tới khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Tại các địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai với quỹ đất khu công nghiệp cùng cơ sở hạ tầng đảm bảo, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến việc làm thế nào để tìm kiếm địa điểm đặt dự án phù hợp với mục tiêu dự án, mặt khác ổn định để hoạt động lâu dài.
Tuy nhiên, hiện nay, Luật Đất đai 2013 còn nhiều vướng mắc, bất cập gây khó khăn đối với các doanh nghiệp FDI như không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ tổ chức, cá nhân người Việt Nam; chỉ được thuê đất của Nhà nước; công tác thu hồi đất, đền bù giải tỏa nhiều bất cập khiến cho các doanh nghiệp FDI gặp khó khăn khi thực hiện và các cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương cũng gặp khó khăn khi áp dụng. Do đó, thủ tục hành chính về đất đai; cung cấp thông tin dữ liệu quy hoạch, đất đai; giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch thu hút các nhà đầu tư sẽ có lợi thế so sánh lớn trong việc thu hút các đầu tư nước ngoài đến đầu tư.
Để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, cả nước nói chung và tại các địa phương nói riêng, các cơ quan quản lý nhà nước về đất đại tại Trung ương và địa phương cần có sự phối hợp để thực hiện các quy định về quản lý nhà nước về đất đai một cách thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất về đất đai để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhân tố này không ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn địa điểm đặt dự án của nhà đầu tư ở mơ hình tổng thể cả nước. Tuy nhiên, ở các khu vực Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam trung bộ và Tây nguyên thì việc cải thiện yếu tố này lại gây tác động tiêu cực đến khả năng thu hút vốn FDI tại địa phương.
Với cơ chế, chính sách có nhiều điểm nghẽn như hiện tại, có thể thấy việc các doanh nghiệp phải chịu các chi phí khơng chính thức đã là quá phổ biến. Các nhà đầu tư dường như nhận thức được rằng không tránh khỏi việc phải chi trước một khoản tiền lót tay để thực hiện trơi chảy các thủ tục hành chính.
Mặc dù chính quyền một số địa phương đã phần nào thực hiện quyết liệt các chủ trương, chính sách của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại tất yếu mà chưa có giải pháp phòng ngừa triệt để từ trung ương đến các địa phương. Việc phải gánh thêm chi phí phi chính thức cho các cán bộ, lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, nhóm lợi ích đã làm giảm niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư tới sự cơng bằng, minh bằng của chính sách của chính phủ. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư dự án, hoạt động kinh doanh của các tổ chức doanh nghiệp. Thực tế đã có nhiều dự án đã đàm phán nhưng không thành công, đã ký những vẫn không thực hiện và các dự án đang hoạt động nhưng gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp bị chèn ép, sách nhiễu. Do vậy vấn đề cấp thiết của chính phủ chính là cơng tác cán bộ quản lý nhà nước, phòng chống tham nhũng, cải thiện dịch vụ công và tăng cường diễn đàn hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp với địa phương, doanh nghiệp với chính phủ.
ND – tính năng động, tiên phong của lãnh đạo tỉnh:
Tính năng động, tiên phong của lãnh đạo tỉnh không ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngồi trên mơ hình tổng thể phạm vi cả nước và có tác động tiêu cực đến khu vực trung du miền núi bắc bộ và đồng bằng Sông Cửu Long.
Có thể thấy các nhà đầu tư chưa tin tưởng vào năng lực lãnh đạo các địa phương trong quá trình triển khi quy định nhà nước, tính linh động khi áp dụng các
văn bản quy phạm pháp luật theo hướng thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như mạnh dạn sáng kiến ban hành các chính sách đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật. Các văn bản Luật, nghị định còn nhiều bất cập, dễ gây hiểu lầm, thường xuyên sửa đổi là một phần nguyên do khiến các cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương khó khăn trong việc áp dụng, triển khai.
PL - thiết chế pháp lý:
Nhân tố này không ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư FDI tại địa phương. Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa đồng bộ, nhiều văn bản cịn quy định chồng chéo gây khó khăn cho việc cấp phép, cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là vấn đề bất cấp thời gian dài tuy nhiên chưa được xử lý do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Bất cập trong hệ thống pháp luật của Việt Nam tồn tại từ quy mơ Chính phủ đến địa phương. Một số địa phương còn ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sai quy định, gây khó khăn, chồng chéo thủ tục cho doanh nghiệp.
Có thể nhận thấy sự tin tưởng doanh nghiệp vào khả năng bảo vệ của pháp luật là chưa cao. Việc cải thiện điểm số ở chỉ số này chưa khiến các nhà đầu tư đẩy mạnh đầu tư trong thời gian 2 năm.
4.4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thu hút vốn FDI MB - tính minh bạch:
Tính minh bạch tiếp cận thơng tin có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên mơ hình tổng thể phạm vi cả nước và khơng có ý nghĩa thống kê ở các mơ hình cịn lại.
Cơng bố cơng khai các thơng tin về quy hoạch, chủ trương thu hút đầu tư của các địa phương là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước được quy định trong các văn bản luật, nghị đinh. Tuy nhiên hiện nay, công tác này chưa được các cơ quan nhà nước quan tâm, thực hiện. Phần lớn các tổ chức, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cho rằng họ
bất bình đẳng để có thể tiếp cận một cách cơng bằng các văn bản, các chính sách và quy định mới của nhà nước.
Việc tiếp cận các thông tin về quy hoạch, chủ trương của các đia phương giúp các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các kế hoạch hoạt động và phát triển lâu dài, tránh các rủi ro chính sách khi triển khai thực hiện dự án. Để có được các nguồn tin chính thống, cập nhật nhiều doanh nghiệp cho rằng đã phải dựa trên các mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước với chi phí cao. Các chương trình hội thảo, hội nghị hiện nay đã có nhiều đổi mới, song các ý kiến tranh luận chỉ mang tính chủ quan của lãnh đạo Tỉnh, Thành Phố mà chưa thực sự xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp. Các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp trong hoạch định chính sách, pháp luật chưa được tiếp thu một cách công khai, nhiều ý kiến của đại biểu vẫn chưa được ghi nhận, phản hồi một cách tích cực. Bên cạnh đó tính minh bạch trong quản lý, thu thuế doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu…được cho rằng còn nhiều bất cập, quan liêu đáng lo ngại. Việc quản lý thuế không chặt chẽ không chỉ ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước mà nó cịn ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật, bất bình đẳng trong cạnh tranh và làm giảm niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
HTD - hỗ trợ doanh nghiệp:
Nhân tố này ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút đầu tư FDI ở mơ hình tổng thể cả nước, mơ hình Khu vực Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam trung bộ và Tây nguyên.
Các nhà đầu tư có vẻ chưa tin tưởng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển của lãnh đạo các địa phương. Thực tiễn cho thấy các chính sách để phát triển kinh tế tư nhân như xúc tiến đầu tư, hỗ trợ tìm kím đối tác, xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường chưa được các lãnh đạo địa phương quan tâm, đôn đốc thực hiện. Các cơ quan chuyên ngành tại các địa phương như Trung tâm xúc tiến đầu tư, trung tâm xúc tiến thương mại, Trung tâm dịch vụ đối ngoại chưa hoàn thành đúng với chức năng, nhiệm vụ.
Hiện nay, đã có nhiều địa phương triển khai một số biện pháp nâng cao việc hỗ trợ doanh nghiệp như lập, công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên
Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố để tiếp nhận và xử lý các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng công tác đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp là giải pháp cấp bách cần phải làm nhằm giải quyết thực chất, dứt điểm các vướng mắc của doanh nghiệp, công khai kết quả theo dõi, giám sát quá trình xử lý sau đối thoại với doanh nghiệp, và đề xuất tới các cơ quan có thẩm quyền nếu có những bất cập trong quy định pháp luật.
4.4.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến khả năng thu hút vốn FDI CTG – chi phí thời gian:
Yếu tố chi phí thời gian có tác động tích cực đến hầu hết các mơ hình tác giả nghiên cứu. Có thể thấy chỉ số chi phí thời gian là một trong những yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm hàng đầu.
Việc cải thiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bao gồm cả việc đào tạo, nâng cao trình độ, thái độ làm việc của các cán bộ công chức tiếp xúc trực tiếp với người dân và doanh nghiệp có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian tìm hiểu quy định pháp luật và thực hiện thủ tục hành chính. Các nhà đầu tư cũng ưu tiên chọn lựa các địa phương thực hiện công tác thanh, kiểm tra đúng định hướng, có