Một số cơng trình nghiên cứu trong nƣớc về mối liên quan giữa TRAb và kết qủa điều trị bệnh Basedow

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối liên quan giữa tự kháng thể TRAb và một số thông số sinh học đến kết quả điều trị bệnh basedow bằng methimazole ở trẻ em (Trang 32 - 34)

TRAb và kết qủa điều trị bệnh Basedow

Nghiên cứu của Bùi Thanh Huyền năm 2002 về sự thay đổi nồng độ TRAb ở bệnh nhân Basedow người lớn trước và sau điều trị I131 đưa ra kết luận: nồng độ TRAb giảm rõ rệt ở nhóm bình giáp hoặc cịn cường giáp sau điều trị bằng I131. Tuy nhiên nồng độ TRAb thay đổi khơng có sự khác biệt ở nhóm bị suy giáp sau điều trị bằng I131 [61].

Nghiên cứu của Phan Huy Anh Vũ năm 2008 về giá trị định lượng TRAb trong chẩn đoán và theo dõi tái phát sau điều trị nội khoa bệnh nhân Basedow người lớn đưa ra kết luận: tại thời điểm chẩn đoán nồng độ TRAb trung bình cao (36,4 ± 65,9 U/L), có sự khác biệt rõ rệt giữa người bình thường và người mắc bệnh Basedow. Giá trị ngưỡng giữa bình thường và mắc bệnh là 2,2 U/L. Nồng độ TRAb ≥ 4,05 U/L tại thời điểm kết thúc điều trị có giá trị tiên đốn tái phát với độ nhạy là 78,8% và độ đặc hiệu là 79,8% [62].

Nghiên cứu của Ngô Thị Phượng năm 2008 tại Học viện Quân Y về nồng độ TRAb, TPOAb, TGAb ở bệnh nhân người lớn mắc bệnh Basedow điều trị nội khoa bằng PTU đưa ra kết luận: nồng độ TRAb ở nhóm bệnh nhân có bệnh lý mắt cao hơn nhóm bệnh nhân khơng có bệnh lý mắt. Nồng độ TRAb tăng cao song hành với thể tích tuyến giáp và nồng độ TRAb giảm rõ rệt khi so sánh giá trị trước điều trị bằng PTU và tại thời điểm kết thúc điều trị [52].

Basedow là bệnh tự miễn, tự kháng thể TRAb là nguyên nhân gây bệnh, TRAb đóng vai trò quyết định trong cơ chế bệnh sinh của bệnh, gây ra các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và các biểu hiện tự miễn đặc trưng. TRAb cũng là yếu tố quan trọng nhất trong việc tiên đoán ổn định bệnh và tái phát ở bệnh nhân mắc bệnh Basedow điều trị nội khoa. Bên cạnh đó một số thơng số sinh học khác như tuổi mắc bệnh, độ bướu cổ, thể tích tuyến giáp,

thời gian điều trị, nồng độ hormone tuyến giáp... cũng là các yếu tố liên quan đến tỷ lệ ổn định bệnh và tái phát sau điều trị nội khoa. Hầu hết các nhà Nội tiết Nhi đều ưu tiên sử dụng biện pháp điều trị nội khoa cho trẻ em mắc bệnh Basedow. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ bị tái phát sau điều trị nội khoa khá cao tới 50-60%. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực Nhi khoa hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ vai trò của TRAb và một số thông số sinh học đến ổn định bệnh và tái phát ở trẻ em mắc bệnh Basedow điều trị nội khoa.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối liên quan giữa tự kháng thể TRAb và một số thông số sinh học đến kết quả điều trị bệnh basedow bằng methimazole ở trẻ em (Trang 32 - 34)