Đánh giá kết quả điều trị và yếu tố liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối liên quan giữa tự kháng thể TRAb và một số thông số sinh học đến kết quả điều trị bệnh basedow bằng methimazole ở trẻ em (Trang 44 - 46)

Đánh giá tình trạng bệnh của trẻ cả về lâm sàng và xét nghiệm trước khi ngừng thuốc:

Tiêu chuẩn điều trị ổn định: trẻ hết hoàn toàn các dấu hiệu nhiễm độc giáp về lâm sàng: tăng cân, nhịp tim bình thường, xét nghiệm: nồng độ T3, T4, TSH trở về bình thường.

Basedow chưa ổn định: tại thời điểm 18-24 tháng điều trị trẻ còn cường giáp hoặc bình giáp nhưng liều Methimazole sử dụng cịn trên 5 mg/ngày.

+ Tỷ lệ tái phát trong thời gian theo dõi 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và tổng số tái phát trong 1 năm sau ngừng thuốc.

- Tiêu chuẩn chẩn đoán tái phát: trong thời gian theo dõi, trẻ xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc giáp trở lại như: sút cân, mạch nhanh, run tay... xét nghiệm thấy nồng độ T3 tăng, FT4 tăng, TSH giảm và TRAb tăng.

+ Dựa vào tỷ lệ tái phát để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị và tái phát:

- Nồng độ TRAb máu lúc chẩn đoán, lúc kết thúc điều trị với kết quả điều trị và tái phát.

- Một số thông số sinh học khác: tập trung phân tích một số thơng số sinh họcvới kết quả điều trị và tái phát như:

Tuổi: yếu tố nguy cơ về tuổi lúc chẩn đoán với tái phát. Nghiên cứu sẽ so sánh tỷ lệ tái phát và nguy cơ tái phát ở nhóm tuổi lúc chẩn đốn < 12 tuổi và ≥ 12 tuổi theo khuyến cáo của Hiệp hội Tuyến giáp học Hoa Kỳ năm 2010 [8].

Giới: so sánh tỷ lệ tái phát theo giới, nguy cơ về giới tính với tái phát.

Độ bướu cổ: so tỷ lệ tái phát theo độ bướu cổ lâm sàng

Thể tích tuyến giáp: nguy cơ tái phát ở nhóm có thể tích tuyến giáp to ≥2,5 lần và <2,5 lần so với thể tích tuyến giáp trẻ bình thường theo tuổi theo khuyến cáo của hiệp hội tuyến giáp học Hoa Kỳ năm 2010 [8].

Bướu mạch: so sánh tỷ lệ tái phát ở nhóm có bướu mạch với nhóm khơng có bướu mạch.

Biểu hiện về mắt: so sánh tỷ lệ tái phát giữa nhóm có biểu hiện về mắt với nhóm khơng có biểu hiện về mắt.

Nồng độ T3: so sánh tỷ lệ tái phát giữa nhóm có nồng độ tại thời điểm chẩn đốn > 9 mmol/L và nhóm có nồng độ T3 ≤ 9 mmol/L. So sánh nồng độ T3 trung bình tại thời điểm kết thúc điều trị ở nhóm tái phát và khơng tái phát.

Nồng độ FT4: so sánh tỷ lệ tái phát ở nhóm có nồng độ FT4 tại thời điểm chẩn đoán cao ≥50 pmol/L với nhóm có nồng độ FT4 tại thời điểm chẩn đốn < 50pmol/L theo khuyến cáo của Hiệp hội Tuyến giáp học Hoa Kỳ năm 2010 [8].

Thời gian điều trị: so sánh tỷ lệ tái phát theo thời gian điều trị, nhằm khuyến cáo thời gian điều trị phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối liên quan giữa tự kháng thể TRAb và một số thông số sinh học đến kết quả điều trị bệnh basedow bằng methimazole ở trẻ em (Trang 44 - 46)