Năm Đơn vị 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Tài khoản vãng lai USD, millions -133 -8 -1395 -1872 -2648 -2431 Tài khoản vãng lai/GDP (%) -1,7 -0,1 -10,6 -11,5 -12,8 -9,9 Nguồn: IMF
Kể từ năm 1989, khi nền kinh tế bắt đầu có những chuyển đổi quan trọng, tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam giảm nhanh. Trong những năm 1991-1992, cán cân tài khoản vãng lai chuyển dần từ thâm hụt sang cân bằng vào năm 1992. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách trong những năm này cũng tương đối thấp, điều này là do trong những năm 1990-1992, Chính phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa để kiểm sốt lạm phát phi mã trong những năm 1986-1989 do kinh tế khủng hoảng, tăng
Năm Đơn vị 1991 1992 1993 1994 1995 1996
Tỷ lệ thâm hụt ngân
sách/GDP % 2,50 3,80 4,30 4,70 4,10 3,00
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 24
trưởng thấp, thị trường thiếu cung, tiền nhiều hơn hàng. Đồng thời, Chính phủ cũng có những hành động kiểm dốt chặt chẽ về các khoản giao dịch vãng lai một chiều, kiểm soát đầu tư dẫn đến đầu tư giảm, kim ngạch suất khẩu ròng được cải thiện. Sau năm 1993, Việt Nam bắt đầu tìm kiếm các nguồn tài trợ từ nhiều nước và cán cân vãng lai bắt đầu thâm hụt trở lại với mức độ ngày càng lớn, năm 2005 thâm hụt lên tới 12,8%, năm 1996, mức thâm hụt là 9,9% so với GDP.
Giai đoạn 1997-2001 (giai đoạn suy thoái)
Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực đã làm cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, chính sách tài khóa thắt chặt trong giai đoạn 1991-1996 đã khơng cịn phù hợp và kiểm hãm sự phát triển kinh tế. Trước tình hình đó, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách năng động khác nhau để kích thích kinh tế, như đẩy mạnh các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng, tăng mức bội chi, tăng lương tối thiểu, cải cách thể chế kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mở cửa thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế...
Bảng 2.3: thâm hụt ngân sách so với GDP, tăng trƣởng GDP năm 1997-2001
Năm Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001
Tỷ lệ thâm hụt ngân
sách/GDP % 4,00 3,8 4,90 4,98 4,6
Tỷ lệ tăng GDP % 8,2 5,8 4,8 6,8 6,9
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ tài chính
Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách tài khóa nới lỏng để kích thích kinh tế vẫn làm thâm hụt ngân sách được kiềm chế ở mức thấp, khoảng 4,4 % GDP. Giai đoạn 1997- 2001 tình hình thu chi NSNN tiếp tục có chuyển biến tích cực, thu khơng những đủ bù chi thường xuyên mà còn cho đầu tư phát triển. Cùng với việc cơ cấu lại các khoản nợ
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 25
cơng qua câu lạc bộ Paris thì nợ cơng của Việt Nam so với GDP đã giảm đi đáng kể so với giai đoạn trước đó. Gánh nặng trả nợ cũng thấp hơn.
Mức thâm hụt cán cân vãng lai được co hẹp trở lại trong hai năm 1997 - 1998 và đạt thặng dư trong năm 1999. Nguyên nhân là do nỗ lực của Chính phủ nhằm kiểm soát nhập khẩu, đặc biệt là hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, kích thích xuất khẩu. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến dịng vốn đầu tư nước ngồi FDI vào Việt Nam. Số lượng và mức giải ngân các dự án FDI mới giảm mạnh sau năm 1998. Vì vậy, máy móc, thiết bị nhập khẩu thuộc khối FDI cũng giảm theo. Như vậy, sau một thời gian dài trạng thái cán cân vãng lai ln ở trong tình trạng thâm hụt, năm 1999, lần đầu tiên cán cân này chuyển về trạng thái thặng dư. Trong những năm tiếp theo, tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu nên thặng dư cán cân vãng lai dần thu hẹp lại và chuyển sang trạng thái thâm hụt ngày càng rộng ra, đặc biệt trong những năm gần đây.
Bảng 2.4: Tài khoản vãng lai, tài khoản vãng lai so với GDP năm 1997-2001
Năm Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001
Tài khoản vãng lai USD,
millions -1.664 -1.067 1.285 642 670
Tài khoản vãng
lai/GDP % -6,2 -3,9 4,5 2,1 2,1
Nguồn: IMF
Giai đoạn 2002-2007 (phục hồi)
Trong giai đoạn này, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng với quan điểm thúc đẩy sự hình thành và phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản được cân đối ở mức 4,9%-5% GDP. Nếu chỉ xét ở tỷ lệ so với GDP, cũng thấy bội chi NSNN trong những năm gần đây tăng cao hơn các năm
SVTH: Nguyễn Hồng Như Thủy 26
trước đó khá nhiều vì giai đoạn năm 1991-2001, mức bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 3,5% so với GDP. Trong giai đoạn này, tổng thu ngân sách Nhà nước liên tục tăng, từ khoảng 22,7% so với GDP năm 2002 tăng lên khoảng 27% so với GDP năm 2007. Song song với việc tăng thu, chi ngân sách cũng liên tục tăng, năm 2002 chi ngân sách là 27,7% so với GDP và năm 2007 là 32,2% GDP. Bội chi gia tăng dẫn đến lượng trái phiếu phát hành để cân đối lớn. Luật Ngân sách Nhà nước và luật Ngân hàng Nhà nước không cho phép in tiền trực tiếp để tài trợ cho bội chi ngân sách, tuy nhiên với cơ chế tiền tệ hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã gián tiếp phát hành một lượng tiền khơng nhỏ để “tiền tệ hóa” trái phiếu Chính phủ. Sự cân đối bội chi cịn phải được viện trợ bởi một phần vốn vay nước ngồi dưới hình thức ODA. Quy mơ vốn ODA tham gia vào bù đắp bội chi chiếm 1/3 tổng số thiếu hụt, tương đương 1,5% – 1,7% so với GDP hàng năm. Lượng ngoại tệ đổ vào trong nước đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải phát hành nhiều tiền đồng hơn để nội tệ hóa vì đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ… Cộng với một vài nguyên nhân khác, kết quả cơ chế tiền tệ trên dẫn đến hậu quả, trong 3 năm từ 2005 đến 2007 lượng tiền trong lưu thông tăng tới 135%, trong khi tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ ở mức 27%. Điều này có nghĩa rằng Nhà nước đã phát hành thêm một lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần trị giá của cải mà xã hội làm ra được trong 3 năm trên. Điều này cho thấy sách tài khóa đã gây ra lạm phát. Lạm phát tăng cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai.
Bảng 2.5: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP năm 2002-2007
Năm Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tỷ lệ thâm hụt
ngân sách/GDP % 4,96 4,9 4,85 4,86 5,00 5,00
Nguồn: Bộ tài chính
Thặng dư cán cân vãng lai thu hẹp trong năm 2000 và 2001 đã chuyển sang thâm hụt vào năm 2002 và bắt đầu tăng mạnh đến năm 2007. Trong giai đoạn này, nhu cầu đầu
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 27
tư tồn xã hội có xu hướng tăng, trong đó tỷ lệ tiết kiệm so với GDP có phần giảm hơn so với những năm trước, mức chệnh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư âm cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng của tài khoản vãng lai xấu hơn giai đoạn trước. Cùng với nguyên nhân là chính sách tài khóa mở rộng, việc cắt giảm thuế nhập khẩu từ ASEAN, khuyến khích đầu tư… kim ngạch nhập khẩu tăng, đặc biệt là nhập khẩu máy móc thiết bị đã làm cho thâm hụt tài khoản vãng lai trong giai đoạn này tăng nhanh hơn thâm hụt ngân sách nhà nước.
Bảng 2.6: Tỷ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP năm 2002-2007
Năm Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tỷ lệ tài khoản
vãng lai/GDP % -1,2 -4,9 -3,8 -1,2 -0,2 -10
Nguồn: IMF
Năm 2008-2010
Đây là giai đoạn mà kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều biến đổi đáng kể do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Năm 2008 tình hình lạm phát có xu hướng tăng liên tục. Trong giai đoạn này, Chính phủ đã thực hiện quyết liệt 8 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng bền vững và thực thi chính sách an sinh xã hội mà Nghị quyết số 10/2008/NĐ-CP ngày 17- 4-2008 đã đề ra: Trong tháng 8-2008 đã có hai lần điều chỉnh giảm giá bán xăng và dầu hỏa, bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng; tăng cường công tác thu ngân sách để đảm bảo nhiệm vụ được giao, kết hợp với việc rà soát nợ đọng thuế, chống thất thu; tiếp tục rà soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành địa phương cắt giảm, đình hỗn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và dự án đầu tư không hiệu quả; không tăng chi ngồi dự tốn, dành nguồn kinh phí cho đảm bảo an sinh xã hội; xem xét điều chỉnh giảm mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm ổn định thị
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 28
trường, hạn chế nhập siêu... Thâm hụt ngân sách năm 2008 ở mức khoảng 4,5% so với GDP.
Trong bối cảnh kinh tế tồn cầu suy thối, kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng sâu sắc vì thị trường Việt Nam có độ mở tương đối cao. Sau khi khủng hoảng nổ ra, thị trường xuất khẩu và đầu tư giảm sút đột ngột, nền kinh tế lập tức rơi vào suy giảm, từ mức tăng trưởng trên 7% (năm 2008) xuống còn 3,1% vào quý I-2009. Giá một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm mạnh. Kinh tế rơi vào khó khăn, kèm theo đó, trong năm 2008 và 2009, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra với mức độ lớn. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, thất nghiệp cao…Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy kiệt, một số doanh nghiệp bị phá sản. Trước tình hình đó, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp điều hành quyết liệt nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững. Một trong những giải pháp chủ yếu là chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu. Gói thứ nhất được triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng, gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trong trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và tạo việc làm, đây là hai điều quan trọng nhất thể hiện khá rõ vai trị của Nhà nước thơng qua các gói kích cầu. Việc thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ các chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mơ khác đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3%, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88% (từ 23% năm 2008). Thâm hụt ngân sách trong năm 2009 lên đến gần 7% so với GDP.
Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2008 tăng lên đến 11,92% so với GDP. Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu năm 2007 đã làm cho luồng vốn vào Việt Nam giảm mạnh, thoái đầu tư và rút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tạo áp lực tăng thâm hụt tài khoản vãng lai. Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2009 giảm còn 7,1 tỷ USD, chiếm 7,8% GDP.
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 29
Năm 2010 thâm hụt ngân sách giảm còn khoảng 6%. Thu ngân sách đạt 520.000 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 2009. Tổng chi ngân sách khoảng 637.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2009. Bội chi ngân sách có giảm so với năm 2009 nhưng vẫn còn ở mức cao (chưa về mức 5% như đã duy trì trong nhiều năm) và là một trong những nhân tố góp phần làm gia tăng lạm phát. Xuất khẩu năm 2010 tăng là do sự đóng góp lớn của mặt hàng cơng nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá.
Tài khoản vãng lai của Việt Nam được chiếm phần lớn bởi cán cân thương mại. Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại lớn ở Việt Nam bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cho thấy hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khơng có gì nổi trội so với các quốc gia trong khu vực. Có rất nhiều mặt hàng trong nhóm hàng cơng nghiêp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hơn nữa phải nhập khẩu nguyên liệu, nhập khẩu dây chuyền sản xuất. Tổng giá trị nhập khẩu ngày càng gia tăng và nhập khẩu thuộc nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng rất lớn, trung bình khoảng 92% tổng giá trị nhập khẩu, 8% còn lại chủ yếu là hàng tiêu dùng. Trong nhóm hàng tư liệu sản xuất thì nhóm hàng máy móc thiết bị chiếm khoảng 29% tổng giá trị nhập khẩu. Ngồi ra, lộ trình tự do hoá thương mại của Việt Nam kể từ năm 2007 - năm Việt Nam trở thành thành viên WTO đã thu hút một nguồn vốn FDI khá lớn hàng năm và kèm theo đó là nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị, dây chuyền sản xuất phục vụ đầu tư. Đó chính là một số ngun nhân gây thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa, gây áp lượng lên thâm hụt tài khoản vãng lai.
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 30
Hình 2.3: Thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai giai đoạn 1990-2010
Thâm hụt ngân sách / GDP
Thâm hụt tài khoản vãng lai/GDP
Nguồn: Bộ Tài chính, IMF
Và một nguyên nhân làm thâm hụt tài khoản vãng lai mà chúng tơi nói đến ở đây đó chính là thâm hụt ngân sách Nhà nước. Hình 2.3 thể hiện mức thâm hụt ngân sách và thâm hụt vãng lai trong giai đoạn 1990-2010. Qua phân tích thực trạng ngân sách Nhà nước và tài khoản vãng lai trong thời gian từ 1991-2010, tài khoản vãng lai biến động mạnh hơn so với ngân sách Chính phủ, tuy nhiên nhìn vào hình 2.3 chúng ta có thể thấy được tương quan giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai với biến trễ khoảng gần hai năm. Vậy liệu rằng thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam có thật sự tồn tại mối quan hệ với nhau hay không. Chúng tôi tiến hành thực hiện kiểm định mối quan hệ này.
-6.00% -4.00% -2.00% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00%
SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 31
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (METHODOLOGY AND DATA) DATA)
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Sự xuất hiện của hiện tượng thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách ở nhiều nước đã thu hút được sự chú ý ngày càng tăng về vấn đề thâm hụt kép. Theo Abell năm 1990, Ibrahim và Kumah năm (1996), lãi suất và tỷ giá cũng đóng vai trị quan trọng trong kênh mà thơng qua đó thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Theo đánh giá của Lau, Evan và các công sự (2006) từ các nghiên cứu về thâm hụt kép trong hai thập kỷ qua, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các biến số tài chính như lãi suất và tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai, và hầu hết các nghiên cứu trước đó đã bỏ qua vai trị của hai biến tài chính này trong việc làm cầu nối liên kết giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Lau và Evan đã tiến hành kiểm định giả thuyết thâm hụt kép bằng nghiên cứu thực nghiệm tại các nước thuộc khu vực Đông và Nam Á: Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Mianma, Philipin, Nepal, Sri Lanka. Tác giả đã tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua ba bước: kiểm định tính dừng, kiểm định tính đồng liên kết và kiểm