Kết luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc tài sản và cấu trúc vốn (Trang 47 - 48)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận nghiên cứu

Thực nghiệm cho thấy rằng ln tồn tại tính thiếu sót hợp đồng và tính thực thi hữu hạn, do đó theo quan điểm của các chủ nợ thì tài sản hữu hình trở nên an tồn và hấp dẫn hơn nhờ vào đặc tính dễ dàng thu hồi hơn khi doanh nghiệp bị phá sản. Tuy nhiên, tài sản hữu hình vẫn có thể bị mất đi giá trị thanh khoản trong trường hợp cơng ty gặp khó khăn. Vì vậy, hiểu rõ được vai trị và các đặc trưng của tài sản thế chấp khi các công ty tiếp cận vay vốn là điều quan trọng, bởi vấn đề này liên quan trực tiếp đến nguồn tài chính doanh nghiệp.

Dựa trên mẫu quan sát gồm 134 công ty cổ phần được niêm yết trên Sàn chứng khoán HOSE và HNX trong giai đoạn 2007 - 2015, luận văn tiến hành nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ và mức độ tác động của tài sản hữu hình và các thành phần của tài sản hữu hình đến cấu trúc vốn doanh nghiệp. Áp dụng các phương pháp hồi quy Pooled OLS, FEM và GMM, luận văn đã cung cấp bằng chứng xác thực kiểm định mối liên hệ giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc vốn. Việc sử dụng phương pháp GMM cho phép kiểm sốt được các khiếm khuyết của mơ hình bao gồm: tự tương quan, phương sai thay đổi và nội sinh; đảm bảo các kết quả ước lượng sẽ khơng chệch, vững và hiệu quả nhất. Do đó, các kết quả nghiên cứu thu được bằng phương pháp GMM cũng là kết quả chính của luận văn, nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn.

Nền tảng nghiên cứu về cấu trúc vốn trong và ngoài nước thường tập trung xem xét ý nghĩa thống kê của các nhân tố ảnh hưởng. Ngoài ý nghĩa thống kê, luận văn đồng thời còn quan tâm đến ý nghĩa kinh tế của chúng, đặc biệt là của tài sản hữu hình và các nhóm thành phần tài sản hữu hình, đã khẳng định rõ ràng mức độ tác động của tính thanh khoản tài sản hữu hình đến tỷ lệ địn bẩy.

Điều này phù hợp với lý thuyết về đánh đổi cấu trúc vốn và ủng hộ cho quan điểm tài sản hữu hình là nhân tố quan trọng quyết định cấu trúc vốn doanh nghiệp,

đất đai và nhà cửa - nhóm các tài sản ít mang đặc trưng doanh nghiệp nhất - có tác động mạnh nhất đến sự thay đổi của đòn bẩy, đối với tất cả các doanh nghiệp được nghiên cứu.

Bên cạnh đó, yếu tố rào cản tài chính cũng được luận văn quan tâm nghiên cứu để xem xét mối quan hệ trên, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khơng có sự khác biệt đáng kể về vai trò của bất động sản đến khả năng tiếp cận tài trợ bằng nợ giữa nhóm doanh nghiệp bị giới hạn tài chính (các cơng ty quy mơ nhỏ và có tỷ lệ trả cổ tức thấp) và nhóm doanh nghiệp khơng bị giới hạn tài chính (các cơng ty có quy mơ lớn và có tỷ lệ trả cổ tức cao) tại thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc tài sản và cấu trúc vốn (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)