2.2.3.2 .Tính độc lập của HĐQT
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.2. Mơ hình, biến và giả thuyết nghiên cứu
3.2.1.Mơ hình nghiên cứu:
DIVi,tk=C+β1Statei,t+β2Predividendi,t+β3Cashi,t+β4Growthi,t+β5Nii,t+β6Sizei,t+β7Le vi,t+β8 FCFi,t+β9 STIDVi,t+β10 Manowi,t+β11 CEOChairi,t+β12 Boardi,t+β13 Outradei,t+ Ɛi,t(3.1)
Ghi chú: (k) đại diện cho cách đo cách đo lường cổ tức, k=1,2 (i) đại diện cho công ty quan sát/dữ liệu chéo, i=1,1…70 (ii) đại diện cho số năm quan sát/dữ liệu thời gian, t=1,2,..5
3.2.2. Biến nghiên cứu
a. Biến phụ thuộc
DIV: luận văn dùng 2 phương pháp khác nhau để đo lường mức độ chi trả cổ tức của doanh nghiệp bao gồm
- YIELD- chỉ số tỷ suất cổ tức: là tỷ lệ cổ tức mỗi cổ phần (Dividend per share-DPS) chia cho giá trị thị trường của cổ phiếu tại thời điểm cuối năm tài chính (Eckbo và Verma, 1994; Gul, 1999) Tỷ suất cổ tức (dividend
31
yield) thể hiện tỷ lệ thu nhập cổ đông nhận được trên khoản đầu tư vào cổ phiếu của mình.
- PAYOUT- tỷ lệ chi trả cổ tức: bằng cổ tức mỗi cổ phần chia cho mệnh giá cổ phần (Litner, 1956; Brittan, 1964; Fama và Babiak, 1968), đây đồng thời là tỷ lệ chi trả cổ tức công bố trong nghị quyết đại hội đồng cổ đông của công ty.
- Trong 2 phương pháp trên, mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng trong trường hợp đo lường biến động của chính sách cổ tức. Biến PAYOUT đo lường biến động của chính sách cổ tức thơng qua tăng/giảm giá trị tuyệt đối của cổ tức trên mỗi cổ phần. Chỉ số YIELD lại bao gồm thêm yếu tố thị trường, điều này nằm ngồi tầm kiểm sốt của doanh nghiệp, và có thể bị bóp méo bởi thị trường (Aivazian và đồng cộng sự, 2003)
b. Biến giải thích
-Nhóm biến thuộc về sở hữu
STATE: biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu công ty Nhà Nước, nếu khơng thì biến nhận giá trị 0.
- Nhóm biến thuộc về đặc điểm của cơng ty
CASH: số dư tiền mặt của công ty vào cuối năm trên bảng cân đối kế toán. GROWTH: được tính bằng phần trăm thay đổi doanh thu bán hàng hàng năm.
32
DTt-1: doanh thu bán hàng năm trước
NI: là tỷ lệ thu nhập rịng trên vốn chủ sở hữu. Trong đó, dố liệu thu nhập rịng lấy ở khoản mục “lợi nhuận sau thuế” trên báo cáo tài chính
SIZE: đại diện cho quy mơ cơng ty, được tính bằng logarit tự nhiên của “tổng tài sản trên bảng cân đối kế tốn:
LEV:đại diện cho địn bẩy của doanh nghiệp, được tính bằng tỷ lệ “nợ phải trả” trên “tổng tài sản”
FCF: đại diện cho dòng tiền tự do của doanh nghiệp, biến FCF được tính tốn như sau.
FCF= OYBT+ DEF+ AMO- TAXPAID- DIVPAID Trong đó: OYBT= thu nhập trước thuế
DEP= chi phí khấu hao tài sản cố đinh trong kỳ AMO= khấu hao tài sản vơ hình, như thương hiệu TAPAID= tổng thuế phải trả
DIVPAID= tổng cổ tức phải trả
STIDV: biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, nếu khơng thì biến nhận giá trị 0
PREPAYOUT: đại diện cho tỷ lệ chi trả cổ tức của năm trước PREYIELD: đại diện cho tỷ suất cổ tức năm trước
33
- Nhóm biến thuộc về quản trị doanh nghiệp:
MANOWN: là tỷ lệ sở hữu cổ phần của các CEO. Biến MANOWN được tính bằng số lượng cổ phần cơng ty do CEO nắm giữ trên tổng số cổ phần lưu hành của công ty theo báo cáo thường niên của doanh nghiệp.
CEOCHAIR: biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu CEO của công ty đồng thời là chủ tịch HĐQT, nếu khơng thì biến nhận giá trị 0.
BOARD: đại diện cho quy mô hội đồng quản trị, được tính bằng số thành viên HĐQT được cơng bố trên báo cáo thường niên.
OUTRADE: tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập trog tổng số thành viên HĐQT. Theo quy định tại Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/7/2007 của Bộ Tài Chính về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán/trung tâm giao dịch chứng khoán, “Thành viên Hội đồng quản trị độc lập là thành viên Hội đồng quản trị không phải là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, kế tốn trưởng và những cán bộ quản lý khác được Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc cổ đông lớn của công ty".
3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất về ảnh hưởng của yếu tố sở hữu nhà nước đến việc chi trả cổ tức, luận văn đặt giả thuyết là đối với công ty thuộc sở hữu và bị kiểm sốt bởi nhà nước (SOEs) thì chi trả cổ tức cao hơn so với các công ty
34
không thuộc sở hữu nhà nước (NSOEs) đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các nghiên cứu trước liên quan đến hành vi chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Trung Quốc đều có kết luận các công ty thuộc sở hữu nhà nước chi trả cổ tức nhiều hơn các công ty không thuộc sở hữu nhà nước (Lee và Xiao, 2003; Chen, 2009; Chen, 2011; Wei và đồng cộng sự 2003; Wang và đồng cộng sự, 2000; Bradford và đồng cộng sự, 2013) và các công ty niêm yết ở Việt Nam có cấu trúc sở hữu gần như tương đồng với Trung Quốc nên luận văn đặt gỉa thuyết các công ty SOEs sẽ chi trả cổ tức nhiều hơn các NSOEs.
Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ hai về yếu tố nhà nước, các nhân tố liên quan đến quản trị doanh nghiệp bao gồm quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, tính chất kiêm nhiệm của CEO, tỷ lệ sở hữu cổ phần CEO và các nhân tố đặc điểm công ty gồm số dư tiền mặt, tăng trưởng doanh thu, thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu, quy mơ cơng ty, địn bẩy, dòng tiền tự do và cổ tức bằng cổ phiếu tác động đến chi trả cổ tức của doanh nghiệp như thế nào? Luận văn đặt giả thuyết chính sách cổ tức của doanh nghiệp bị tác động bởi các nhân tố liên quan đến quản trị doanh nghiệp theo hàm ý từ lý thuyết thay thế, tức là việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp tăng theo quy mơ HĐQT, việc kiêm nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT của CEO, và tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của CEO, đồng thời, việc chi trả cổ tức giảm theo tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập.