Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc sở hữu và quyết định thoái vốn, bằng chứng từ các công ty niêm yết việt nam (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Theo nghiên cứu của Pascal Nguyen và cộng sự (2013) thực hiện với các công ty niêm yết tại Úc đã cung cấp một kết quả cho thấy rằng tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn nhất làm giảm khả năng thối vốn do việc khai thác lợi ích cá nhân mà khơng quan

tâm tới việc tối đa hóa giá trị cơng ty. Giả thuyết được đặt ra đối với nghiên cứu tại Việt Nam cũng tương tự.

Giả thuyết 1: Tồn tại mối tương quan âm giữa tỷ lệ sở hữu của cổ đơng lớn nhất và khả năng thối vốn.

Ngược lại, sự hiện diện của các cổ đơng lớn khác ngồi cổ đơng lớn nhất được cho là có lợi cho cơng ty. Sự khơng đồng nhất trong các mục tiêu của các cổ đông lớn ngụ ý nhiều sự bất đồng hơn cho hướng đi của công ty. Kết quả là cơng ty là ít có khả năng chấp nhận một chính sách cực đoan mà có thể làm tổn thương cổ đông thiểu số. Mặt khác, số lượng lớn các cổ đông lớn sẽ làm nhỏ đi độ lệch mục tiêu tối đa hóa giá trị. Tương tự như vậy, sự tồn tại của các cổ đơng lớn khác có thể hạn chế việc kiểm soát hoặc can thiệp quá mức của cổ đơng lớn nhất mà có thể thúc ép cơng ty thực hiện một khoản đầu tư với các bên liên quan, do đó dẫn đến giảm giá trị công ty.

Nhìn chung, ý nghĩa cấu trúc nhiều cổ đơng lớn sẽ làm cho hoạt động thối vốn dự kiến sẽ tăng lên. Tác động tích cực của các cổ đơng lớn khác lên thối vốn được kiểm tra qua giả thuyết như sau:

Giả thuyết 2. Tồn tại mối tương quan dương giữa sự hiện diện của các cổ đông lớn khác và khả năng thực hiện thoái vốn.

Xu hướng thoái vốn thể hiện qua các yếu tố tài chính như kích thước cơng ty, hiệu quả hoạt động và đòn bẩy nợ. Dựa trên các yếu tố này ta có thể dự đốn một quyết định thoái vốn được thực hiện trong tương lai. Nghiên cứu của Warusawutharana (2008), Ahn và Walker (2007) hay Haynes và cộng sự (2003) cho thấy quy mơ doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến quyết định thối vốn hay kích thước cơng ty càng lớn thì khả năng xảy ra thối vốn càng cao. Giả thuyết đặt ra là:

Giả thuyết 3: Quy mơ doanh nghiệp có tác động cùng chiều lên quyết định thoái vốn.

Điều này là tương tự với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Warusawutharana (2008) chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động yếu của một doanh nghiệp là do nhu cầu không đạt được mục tiêu dự kiến, điều này dẫn đến tình trạng dư thừa tài sản chính vì thế một quyết định thoái vốn được thực hiện để khác phục sự không hiệu quả. Haynes và cộng sự (2003) chỉ ra tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa hiệu suất và hoạt động thoái vốn ở Anh.

Giả thuyết 4: Hiệu quả hoạt động tương quan ngược chiều với quyết định thoái vốn.

Lang và cộng sự (1995) tìm thấy bằng chứng cho thấy địn bẩy có sự liên kết với khả năng tái cấu trúc cơng ty. Các cơng ty thối vốn có tỷ lệ địn bẩy nợ cao.

Giả thuyết 5: Tồn tại mối tương quan dương giữa tỉ lệ địn bẩy và quyết định thối vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc sở hữu và quyết định thoái vốn, bằng chứng từ các công ty niêm yết việt nam (Trang 25 - 27)