Phân độ suy tim trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giá trị chẩn đoán của chỉ số b type natriuretic peptide trong suy tim trẻ em (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Chẩn đoán suy tim trẻ em

1.2.4. Phân độ suy tim trẻ em

Phân loại các mức độ nặng suy tim chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Hiện nay, có nhiều cách phân độ suy tim:

- Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng (kinh điển) - Dựa theo mức độ suy tim: phân loại theo NYHA - Dựa theo giai đoạn suy tim: phân loại AHA/ACCF - Dựa vào thang điểm PHFI

- Phân độ của Ross và Ross sửa đổi

1.2.4.1. Phân độ suy tim dựa vào các dấu hiệu lâm sàng (kinh điển)

Phân độ suy tim kinh điển dựa vào các triệu chứng lâm sàng: khó thở, gan to, số lượng nước tiểu. Ưu điểm của phân độ này là đơn giản vì các triệu chứng đánh giá ít có thể đánh giá được ở trẻ em. Tuy nhiên phân độ này cũng có hạn chế là các triệu chứng có thể lẫn với những bệnh lý ngoài tim [6], [20].

1.2.4.2. Phân độ theo NYHA (New York Heart Association)

Phân độ NYHA được hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ xây dựng từ 1964 để xác định mức độ suy tim ở người lớn và trẻ lớn trên 5 tuổi. Phân độ NYHA gồm có 4 mức độ từ độ I đến IV. Cơ sở của phân loại này là dựa vào cung lượng chức năng, khả năng hoạt động thể lực của bệnh bệnh nhân và không liên quan tới tổn thương cấu trúc tim, điều trị và tiên lượng bệnh. Phân độ NYHA lượng giá được mức độ nặng của các triệu chứng đặc biệt là các triệu chứng suy tim trái và cịn có thể dùng để đánh giá kết quả điều trị. Tuy nhiên, phân độ này chỉ phù hợp với trẻ lớn và người lớn, áp dụng chủ yếu cho suy tim mạn tính. Phân độ này khó áp dụng cho trẻ nhỏ do khó xác định mức độ hoạt động thể lực ở lứa tuổi này và do trẻ khơng có khả năng mơ tả chính xác các rối loạn cơ năng [20].

1.2.4.3. Phân độ suy tim theo giai đoạn bệnh của ACCF/AHA

Đây là phân loại được Hiệp hội quốc tế về ghép tim phổi (ISHLT) đưa ra năm 2013 nhằm điều chỉnh phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dựa trên phân độ bốn giai đoạn (A, B, C, D) của Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACCF/AHA) [38].

Bảng 1.3. Phân độ suy tim theo ACCF/AHA [38]

Độ suy tim theo ACCF/AHA Độ NYHA

tương ứng

A Có nguy cơ cao bị suy tim nhưng chưa có bệnh lý về cấu trúc tim hoặc triệu chứng của suy tim

Khơng B Có bệnh lý về cấu trúc của tim nhưng chưa có dấu hiệu

hoặc triệu chứng của suy tim

I C Có bệnh lý về cấu trúc và chức năng tim kèm theo các

triệu chứng suy tim trước đây hoặc hiện tại

I D Suy tim kháng trị cần có những biện pháp can thiệp đặc hiệu IV

Phân độ suy tim của ACCF/AHA có giá trị trong thực hành lâm sàng giúp lựa chọn phương pháp điều trị và can thiệp phù hợp tuy nhiên phân độ này ít có giá trị trong nghiên cứu do khơng có thang điểm cụ thể và rõ ràng.

1.2.4.4. Phân độ suy tim theo PHFI (New York University Pediatric Heart Failure Index)

Năm 2001, tác giả Connolly cũng đưa ra thang điểm PHFI bao gồm các dấu hiệu lâm sàng, tiêu chuẩn siêu âm tim, Xquang ngực và các thuốc điều trị suy tim. Phân độ này được xây dựng dựa vào 11 tiêu chí lâm sàng, 2 tiêu chí cận lâm sàng và 6 tiêu chí về thuốc được sử dụng cho bệnh nhân để đánh giá tình trạng suy tim. Mức độ suy tim được đánh giá dựa vào tổng điểm các tiêu chí: 0 điểm là khơng có suy tim và 30 điểm là suy tim nặng nhất.

Ưu điểm của phân độ PHFI: các tiêu chí dễ dàng được xác định trên lâm sàng và cận lâm sàng nên phân độ này có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi. Vì thế, thang điểm này có độ nhạy và đặc hiệu cao hơn so với các tiêu chuẩn trước đây. Tuy nhiên thang điểm này ít được sử dụng do có q nhiều tiêu chuẩn và các tiêu chuẩn phức tạp khó đánh giá, chủ yếu áp dụng trong suy tim mạn tính. Do đó, mặc dù đây là một thang điểm chính xác và khách quan nhưng lại khó áp dụng trong các trường hợp cấp cứu [39],[40].

1.2.4.4. Phân độ của Ross sửa đổi

Phân độ Ross đã sửa đổi chia các mức độ suy tim ở trẻ em từ nhẹ đến nặng. Theo tiêu chuẩn này, suy tim gồm có 4 độ [25]:

- Độ I: 0-2 điểm: khơng có suy tim - Độ II: 3-6 điểm: suy tim mức độ nhẹ - Độ III: 7-9 điểm: suy tim mức độ vừa - Độ IV: 10-12 điểm: suy tim mức độ nặng

Vai trò của phân độ suy tim

Phân độ suy tim có vai trị rất quan trọng nhằm giúp theo dõi tiến triển của bệnh và giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên ở trẻ em, hiện nay phân độ suy tim chưa có nhiều giá trị trong tiên lượng tiến triển của suy tim. Trên thực tế có rất nhiều trẻ chỉ có một vài triệu chứng suy tim nhưng lại đột ngột nhanh chóng tiến triển thành suy tim mất bù. Đây chính là bằng chứng cho thấy cịn có những hạn chế của các phân độ trong tiên lượng suy tim ở trẻ em [37].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giá trị chẩn đoán của chỉ số b type natriuretic peptide trong suy tim trẻ em (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)