CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Chẩn đoán suy tim trẻ em
1.2.5. Cập nhật về các tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim ở trẻ em
Trên lâm sàng, đánh giá chính xác mức độ các triệu chứng suy tim ở trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ vẫn cịn nhiều khó khăn. Thực tế, việc đánh giá các triệu chứng này ở trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi vì ở trẻ nhỏ các biểu hiện suy tim khác biệt so với trẻ lớn. Từ trước đến nay, các tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim trẻ em trên thế giới vẫn chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn Ross, Ross sửa đổi và thang điểm PHFI. Tất cả các tiêu chuẩn này trừ PHFI, đều dựa vào các triệu
chứng cơ năng và thực thể. Trong khi đó, thang điểm PHFI lại bao gồm tiêu chuẩn siêu âm tim, X-Quang ngực và các thuốc điều trị [25], [40].
Hiện nay, mặc dù tiêu chuẩn Ross sửa đổi đã được áp dụng rộng rãi tuy nhiên tiêu chuẩn này vẫn chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng và khai thác bệnh sử nên mang tính chủ quan. Vì thế, một số tác giả tiếp tục sửa đổi hệ thống đánh giá và phân loại này đồng thời bổ sung một số thông số mới nhằm giúp chẩn đốn suy tim chính xác hơn.
Các bằng chứng mới đã cho thấy ngoài các triệu chứng lâm sàng, các thông số siêu âm tim và các dấu ấn sinh học như peptide natri lợi niệu natri typ B (BNP và NT-proBNP) đều có giá trị trong việc chẩn đoán và phân loại mức độ nặng suy tim ở trẻ em [15], [28]. Sự bổ sung các thông số mới này rất quan trọng để đánh giá và phân loại suy tim trẻ em theo tuổi đồng thời giúp phân biệt các mức độ nặng của suy tim. Vì thế đến năm 2012, tiêu chuẩn Ross sửa đổi mới nhất đã được bổ sung thông số cận lâm sàng như chức năng tống máu thất trái (EF) và nồng độ NT-ProBNP huyết thanh để tăng độ chính xác trong chẩn đốn suy tim. Sự kết hợp các dấu hiệu lâm sàng và cận làm sàng làm tăng độ nhạy và đặc hiệu trong chẩn đoán suy tim ở trẻ em [25]. Đây là tiêu chuẩn đánh giá mới và cần phải dựa trên nhiều thơng số nên trên thực tế vẫn gặp khó khăn khi sử dụng để đánh giá nhanh tình trạng suy tim tại các đơn vị tiếp nhận ban đầu như phòng khám và khoa cấp cứu [Phụ lục 3]. Tuy nhiên, trong tương lai cùng với sử dụng siêu âm tim thường quy cũng như phương pháp định lượng nồng độ NT-ProBNP huyết thanh được áp dụng rộng rãi thì áp dụng tiêu chuẩn mới này sẽ có giá trị cao trong chẩn đoán suy tim ở trẻ em.
Năm 2013, tác giả Chun Wang Lin và cộng sự đã sử dụng thang điểm Ross sửa đổi để chẩn đoán suy tim kết hợp nồng độ NT-proBNP huyết thanh. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh, phương pháp chẩn đoán suy tim với thang điểm kết hợp này có tỉ lệ chính xác lên tới 95%. Nghiên cứu cho thấy
nồng độ NT-proBNP tăng tỉ lệ thuận cùng với điểm Ross sửa đổi. Tuy nhiên, tác giả cho rằng với điểm Ross ≥ 4 có giá trị chẩn đốn chính xác và hiệu quả hơn so với ≥ 3 điểm như tiêu chuẩn trước đây [41].