CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Điều trị suy tim trẻ em
Điều trị suy tim trẻ em cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh và mức độ nặng của suy tim [83].
1.3.1. Mục tiêu điều trị
- Giảm triệu chứng cơ năng và thực thể, cải thiện chất lượng cuộc sống. - Hạn chế nhập viện, giảm tỷ lệ tử vong.
1.3.2. Điều trị cụ thể
1.3.2.1. Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc được chỉ định ưu tiên cho bệnh nhân có rối loạn chức năng tống máu của thất [83]. Gồm có các nhóm thuốc:
Thuốc tăng co bóp cơ tim
- Digitalis (digoxin): là thuốc tăng co bóp cơ tim duy nhất dùng bằng đường uống và cũng là loại thuốc tăng co bóp cơ tim duy nhất làm chậm tần số tim [84].
- Nhóm cathecolamine
Nhóm thuốc này được chỉ định trong suy tim cấp nặng để cải thiện cung lượng tim và ổn định bệnh nhân trong khi chờ ghép tim. Các thuốc thường sử dụng là dopamine và dobutamine [4].
- Milrinone: có tác dụng làm tăng sức co bóp cơ tim và giãn động mạch và tĩnh mạch hệ thống. Milrinone được chỉ định trong các trường hợp suy tim nặng, khi các phương pháp điều trị thơng thường khơng có hiệu quả [4], [85].
Nhóm thuốc lợitiểu
Ở trẻ em thuốc lợi tiểu thường chỉ định suy tim giai đoạn C, D gồm có các nhóm:
- Thuốc lợi tiểu quai: là thuốc lợi tiểu được lựa chọn ưu tiên trong điều trị
suy tim. Furosemide là thuốc lợi tiểu quai phổ biến nhất, có tác dụng nhanh và an tồn. Liều furosemide: 1-4mg/kg/ngày (1-2 lần) [83].
- Thuốc lợi tiểu thiazide: hydrochlorothiazide là thuốc lợi tiểu thiazide được dùng phổ biến nhất hiện nay, liều lượng: 2-4mg/kg/ngày.
- Thuốc lợi tiểu kháng aldosterone: có tác dụng giảm tái hấp thu natri và
giảm bài tiết kali ở ống góp. Thuốc thường sử dụng là spirolactone (aldactone), liều: 2-4mg/kg/ngày [86].
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin
Thuốc có tác dụng làm giảm hậu gánh và cải thiện phân suất tống máu. Ở trẻ em, thuốc được chỉ định cho suy tim do rối loạn chức năng thất (suy tim giai đoạn B, C). Thuốc thường được sử dụng là captopril và enalapril [4].
Thuốc chẹn beta giao cảm
Thuốc chẹn beta giao cảm có tác dụng cải thiện triệu chứng cũng như phân suất tống máu và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em suy tim. Thuốc được chỉ định cho trẻ có suy giảm chức năng tâm thu thất trái (suy tim giai đoạn C). Thuốc thường sử dụng nhất trong nhóm này là carvedilol [87], [88].
Các nhóm thuốc điều trị suy tim mới
- Thuốc giãn mạch phổi (sildenafil): có tác dụng làm giảm sức cản mạch máu phổi, cải thiện chức năng tống máu của tim. Liều lượng: 0,1mg/kg/ngày (uống) [89].
- Thuốc chẹn kênh if: ivabradine là thuốc chẹn kênh if có vai trị ức chế
có chọn lọc kênh f ở nút xoang, có tác dụng làm giảm nhịp tim nhưng không ảnh hưởng đến huyết động [90].
1.3.2.2. Liệu pháp can thiệp điều trị
Được chỉ định cho bệnh nhân suy tim nặng, kháng trị với thuốc (giai đoạn D) gồm có 2 phương pháp: tuần hoàn cơ học và ghép tim.
- Tuần hoàn cơ học: được chỉ định cho trẻ suy tim mất bù có cung lượng
tim thấp không đáp ứng với thuốc điều trị [91]. Gồm có 2 phương pháp:
+) ECMO: liệu pháp này có nguyên lý hoạt động tương tự như máy tim
phổi nhân tạo. Hiện nay, ECMO là phương pháp lựa chọn hàng đầu trong điều trị suy tim do viêm cơ tim ở trẻ em [92].
+) Thiết bị hỗ trợ thất: được chỉ định cho bệnh nhân suy tim giai đoạn
cuối chờ ghép tim. Hiện nay, đây là liệu pháp quan trọng hàng đầu trong điều trị suy tim giai đoạn cuối ở trẻ em [30].
- Ghép tim: được khuyến cáo cho các bệnh nhân suy tim ở giai đoạn
cuối kháng trị (giai đoạn D) [93].
1.3.2.3. Máy tạo nhịp tim
Khử rung tim hoặc tái đồng bộ cơ tim được chỉ định cho một số trường hợp bệnh nhân suy tim có suy giảm chức năng thất nặng, rối loạn nhịp tim và rối loạn huyết động. Có 2 phương pháp chính: khử rung tim tự động và liệu pháp tái đồng bộ cơ tim [94],[95].
1.3.2.4. Điều trị nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy suy tim
Điều trị nguyên nhân như phẫu thuật hay can thiệp đối với trẻ bị tim bẩm sinh, thăm dị điện sinh lý và đốt bằng sóng ratio trong một số trường hợp rối loạn nhịp tim là phương pháp điều trị suy tim hiệu quả. Ngoài ra, điều trị các yếu tố thúc đẩy như thiếu máu, viêm phổi, sốt, nhiễm toan, suy thận… cũng có vai trị quan trọng cải thiện tình trạng suy tim [4].
1.3.2.5. Chăm sóc và đảm bảo dinh dưỡng
- Nghỉ ngơi tại giường, nằm đầu cao
- Hạn chế dịch, ăn nhạt, thức ăn giàu năng lượng. - Tránh mọi hoạt động gắng sức cho trẻ.