Tác động của biến động kéo dài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, sự lây lan hay hiệu ứng phụ thuộc lẫn nhau của thị trường chứng khoán châu á (Trang 68 - 69)

CHƢƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Xác định hiệu ứng phụ thuộc lẫn nhau theo phƣơng pháp EGARCH

4.4.2 Tác động của biến động kéo dài

Các phân tích ảnh hƣởng của biến động kéo dài trong khoảng thời gian ổn định từ chỉ số S&P 500 và Dow Jones đến lợi nhuận chứng khoán của các quốc gia châu Á (Bảng 4.7 và Bảng 4.8). Kết quả cho thấy, trong hầu hết các trƣờng hợp, đối với các hệ số có ý nghĩa, độ lớn của biến động kéo dài là không đáng kể kể nhƣ Hồng Kông, Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam với chỉ số S&P 500 và Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam với chỉ số Dow Jones. Các hệ số này cho thấy rằng sự suy thối tài chính Mỹ đƣợc lan truyền đến các quốc gia nhƣ Hồng Kông, Ấn Độ, Hàn Quốc,

Malaysia và Việt Nam. Trong đó, quốc gia nhận sự lan truyền mạnh mẽ nhất là Ấn độ.

Một số quốc gia không thể hiện sự kéo dài biến động biến động nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan trong thời gian ổn định. Trong trƣờng hợp của Trung Quốc, kết quả là không đáng ngạc nhiên khi thấy bằng chứng về hành vi độc lập của thị trƣờng tài chính này đối với thị trƣờng Mỹ và nhƣ đã đề cập trƣớc đây, điều này đƣợc giải thích là do những hạn chế trên thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc đặt cho nƣớc ngồi các nhà đầu tƣ. Do đó, thị trƣờng này cũngdƣờng nhƣ tƣơng đối cô lập từ cuộc khủng hoảng toàn cầu đƣợc thảo luận tiếp theo đây.

Các kết quả cho sự biến động kéo dài đến một số quốc gia trong thời kỳ khủng hoảng (Bảng 4.9 và Bảng 4.10) thông qua chỉ số S&P 500 và chỉ số Dow Jones cho thấy các hệ số có ý nghĩa đối với các thị trƣờng nhƣ Hồng Kông, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và khơng có ý nghĩa với các thị trƣờng Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam đối với chỉ số S&P 500. Còn đối với chỉ số Dow Jones, các hệ số có ý nghĩa đối với thị trƣờng nhƣ Hồng Kông, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia và khơng có ý nghĩa đối với thị trƣờng Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Đài Loan.

Do đó, có thể kết luận rằng cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 không tạo ra hiệu ứng lây lan tại các thị trƣờng chứng khoán châu Á. Tuy nhiên, bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng tồn tại các thị trƣờng đang phụ thuộc vào thị trƣờng Mỹ thể hiện qua việc tồn tại ảnh hƣởng lan biến động kéo dài nhỏ tại một số quốc gia đƣợc nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, sự lây lan hay hiệu ứng phụ thuộc lẫn nhau của thị trường chứng khoán châu á (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)