Giải pháp về sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 82 - 83)

6. Lược khảo tài liệu

3.2. Một số giải pháp chung nâng cao hiệu quả của các HTX

3.2.2. Giải pháp về sản xuất

* Lựa chọn mơ hình, xây dựng phương án hoạt động đáp ứng nhu cầu

Các hợp tác xã cần chú trọng việc chọn mơ hình hợp tác xã phù hợp lĩnh vực, quy mô và đặc trưng của địa phương. Cụ thể, nên phát triển mơ hình hợp tác xã dịch vụ theo hướng các hộ có sử dụng dịch vụ tự nguyện, tham gia hợp tác xã có góp vốn để đảm bảo tính ổn định, bền vững. Hợp tác xã phân biệt lợi ích giữa xã viên và người không phải là xã viên trong sử dụng dịch vụ. Tiếp tục xây dựng và phát triển mạnh mơ hình hợp tác xã chun ngành, chun sâu như hợp tác xã chăn ni bị sữa, rau, lúa giống, chế biến nông sản thực phẩm…

Để làm tốt các dịch vụ đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của xã viên và cộng đồng tự thân hệ thống hợp tác xã cần phải giải quyết vấn đề nội tại đó: Cần phải liên tiếp trên diện rộng để tạo sức mạnh đủ lớn, đủ tầm, khép kín từ đầu vào cho đến đầu ra cho sản phẩm, không nên dừng lại ở vài lĩnh vực mà cần đa dạng hóa lĩnh vực kể cả y tế, bảo hiểm… Nhưng trước mắt là khâu sản phẩm, phải khẳng định thương hiệu, đăng ký nhãn, mác, để không chỉ phát triển thị trường nội địa mà còn tiến ra thị trường thế giới. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các hợp tác, bao gồm: tăng cường mối quan hệ liên kết hợp tác giữa các hợp tác xã và giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp khác, qua đó khắc phục hạn chế của quy mơ nhỏ, với quy mô nhỏ mà thiếu mối liên kết của các hợp tác xã.

Các hợp tác xã cần nên xây thương hiệu bằng cách hình thành, thành lập các Web Site cho riêng hợp tác xã để từ đó có thể cung cấp thơng tin về hợp tác xã, cũng

như việc quảng cáo các mặt hàng nông sản ở thị trường trong nước đồng thời phổ biến ra thị trường ở nước ngồi. Đây là hình thức quảng cáo cũng là hình thức ký hợp đồng rất tốt cho các hợp tác xã.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trên cơ sở phương án kế hoạch kinh doanh để mua sắm kết hợp với tranh thủ các nguồn tài trợ, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp để tăng cường trang thiết bị kỹ thuật phù hợp, đáp ứng yêu cầu làm dịch vụ của hợp tác xã. Coi trọng chất lượng phát triển hợp tác xã, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo trình độ và năng lực quản lý, điều hành của tổ chức kinh tế này. Bởi hợp tác xã hoạt động có hiệu quả mới có điều kiện hỗ trợ kinh tế cho xã viên và tác động tích cực đến cộng đồng, thu hút vốn, phát triển nguồn tài chính, bảo đảm việc làm, tăng thu nhập, lợi ích của xã viên. Do vậy, cần nâng cao vai trò của hợp tác xã và gắn với lợi ích xã hội, hướng tới phát triển bền vững, kết hợp hài hịa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và bảo vệ môi trường.

Việt Nam đã là thành viên của WTO, tham gia ngày càng sâu, rộng, toàn diện vào thị trường thế giới, là cơ hội cho các tổ chức kinh tế phát triển, trong đó có các hợp tác xã. Nếu các hợp tác xã hoạt động bó hẹp trong phạm vi nội địa thì cơ hội phát triển lâu dài rất khó khăn. Để phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nền kinh tế thị trường, các hợp tác xã cần phải liên kết, hợp tác với nhau và gắn với phong trào hợp tác xã quốc tể, tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của các hợp tác xã nước ngoài. Đây là cơ hội tốt để các hợp tác xã học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức và đóng góp vào sự phát triển hợp tác xã quốc tế.

Tuy nhiên, vì hợp tác xã thường là cộng đồng của những người yếu thế, nhỏ lẻ, để tồn tại và phát triển rất cần có sự tác động của Nhà nước về cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ tích cực và hiệu quả thơng qua nhiều kênh khác nhau, không thể đố đồng hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)