6. Lược khảo tài liệu
3.2. Một số giải pháp chung nâng cao hiệu quả của các HTX
3.2.3. Các giải pháp khác
* Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện văn bản pháp lý, tuyên truyền, phổ biến Luật hợp tác xã, đường lối chính sách về kinh tế tập thể.
Mơi trường hoạt động kinh doanh nói chung và cho hợp tác xã nói riêng đã có nhiều thay đổi. Khung pháp luật cơ bản về hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2003, mặc dù đã có bước đổi mới so với Luật hợp tác xã năm 1996, nhưng vẫn chưa thật sự
làm rõ bản chất của tổ chức hợp tác xã, vẫn còn đưa đến những cách hiểu khác nhau về hợp tác xã mới chỉ định hướng rõ hơn đến loại hình tổ chức hợp tác xã "góp vốn, góp sức" - tức loại hình hợp tác xã của người lao động, theo đó xã viên vừa là đồng chủ sở hữu, vừa là người lao động trong hợp tác xã, chưa quy định rõ ràng về loại hình tổ chức hợp tác xã dịch vụ phục vụ xã viên, theo đó xã viên vừa là đồng sở hữu vừa là người khách hàng sử dụng những dịch vụ của hợp tác xã - là loại hình tổ chức hợp tác xã phổ biến ở nước ta hiện nay và cả trên thế giới. Do đó về phía Nhà nước, cần bổ sung và sửa đổi thêm những nội dung trong Luật và Điều lệ hợp tác xã cho phù hợp hơn với thực tế hiện nay trong quá trình tổ chức phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật hợp tác xã (2003); đối mới cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với hợp tác xã. Đối mới phương thức quản lý Nhà nước đổi với hợp tác xã theo hướng để các hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh theo các quy luật thị trường theo định hướng, quy hoạch và luật pháp của Nhà nước. Nhà nước quản lý gián tiếp các hợp tác xã thông qua các cơng cụ luật pháp, cơ chế, chính sách và các địn bẩy kinh tế.
Chức năng và nhiệm vụ của hợp tác xã không chỉ phục vụ cho kinh tế hộ, mà cần bổ sung thêm về hướng dẫn tổ chức sản xuất cho kinh tế hộ, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài dịch vụ để nâng cao lợi nhuận cho hợp tác xã. Đối với hợp tác xã ngoài mục tiêu dịch vụ phát triển kinh tế hộ cần phải có sự kết hợp tốt với mục tiêu nâng cao lợi nhuận trong các hoạt động của hợp tác xã, để hợp tác xã phấn đấu có tích luỹ và tái sản xuất mở rộng, nâng cao thu nhập của hộ nông dân.
- Đối với địa phương:
Tăng cường phổ biến, giáo dục để góp phần nâng cao nhận thức, trước hết là nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp ở địa phưong về các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, phát triển hợp tác xã như đã được khẳng định trong các Nghị quyết 13 của Trung ương, Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng và trong Luật hợp tác xã sửa đổi.
Bám sát thực tiễn tổ chức thực hiện tuyên truyền về kinh tế hợp tác và luật hợp tác xã một cách bài bản, có tài liệu phát rộng rãi và nên biên soạn theo dạng tài liệu hỏi- đáp. Chú trọng việc phát hiện, cổ vũ và góp phần nhân rộng các mơ hình hợp tác xã đổi mới làm ăn có hiệu quả để thơng qua đó, phổ biến những kinh nghiệm, những
cách làm hay, xóa bỏ trong nơng dân những lo ngại, định kiến về những hạn chế của mơ hình hợp tác xã kiểu cũ. Để phát triển hợp tác xã theo hướng bền vững, Chi Cục hợp tác xã và phát triển nông thôn cần phối hợp Liên minh hợp tác xã của thành phổ nghiên cứu tìm ra những mơ hình hộ xã viên tích cực điển hình tham gia vào hợp tác xã và thu lợi được từ hoạt động của hợp tác xã để tổ chức tham quan học hỏi, tạo ra sức hút, sức lan tỏa đối với các hộ khác. Các hợp tác xã điển hình tiên tiến cần tham gia tích cực vào phong trào hợp tác xã để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, phát huy sức mạnh tập thể và sức mạnh của từng xã viên trong hợp tác xã, giúp tham khảo để tìm hướng phát triển. Đồng thời, cần khắc phục một số nhận thức chưa đúng về hợp tác xã, như: nhận thức hợp tác xã theo kiểu cũ, nhầm lẫn giữa mơ hình tổ chức hợp tác xã với mơ hình tổ chức doanh nghiệp (theo Luật Doanh nghiệp) hoặc mơ hình tổ chức xã hội từ thiện; hoặc tư duy áp đặt mang tính chủ quan, nóng vội khi tổ kinh tế hợp tác hoạt động tốt phải chuyển ngay sang hợp tác xã mặc dù chính bản thân nội tại chưa đủ điều kiện. Hãy để người xã viên hợp tác xã bàn bạc dân chủ để tự quyết định cơng việc của họ, vì lợi ích của chính họ, bắt đầu từ những hoạt động đơn giản nhưng mang lại lợi ích thực sự, từ đó mà đi lên. Khi số lượng, chất lượng dịch vụ của hợp tác xã cung ứng cho xã viên tăng lên sẽ làm cho các giá trị và nguyên tắc cao đẹp của hợp tác xã ngày càng được phổ biến rộng và thẩm thấu trong xã hội, dần trở thành "văn hóa" góp phần định hướng xã hội phát triển hài hịa và bền vững .
* Chính sách đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho lao động, thu hút đãi ngộ cán bộ quản lý hợp tác xã.
Hiện nay, số nông dân đạt trình độ sản xuất giỏi ở nước ta chỉ chiếm khoảng 10%, trung bình 20%, cịn lại là yểu kém. Điều đáng ngại nhất là nguồn lao động nông nghiệp qua đào tạo chỉ chiếm 24%, ở khu vực nông thôn - nơi trực tiếp sản xuất lại chỉ có 13%. Thành phố cần Thơ khơng nằm ngồi con số chung cả nước. Vói cơ hội Chính Phủ đưa ra Đề án: đổi mới phát triển dạy nghề đến năm 2020, địa phương cần triển khai thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng nghiệp, nông thôn phù hợp với nhu cầu làm dịch vụ của hợp tác xã. Đồng thời đào tạo nghề cho con em nơng dân để có cơ hội kiếm việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn, giảm áp lực việc làm trong nông nghiệp và hợp tác xã khi áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất và quản lý để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp.
phố đã có nhiều cố gắng để mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về quản lý điều hành hợp tác xã, sản xuất lúa giống, nâng cao nghiệp vụ kế toán và tổ chức tín dụng nội bộ, tuy nhiên hiệu quả mang lại cịn rất thấp. Bởi vậy, cơng tác đào tạo cần phải được xây dựng chương trình gắn với quy hoạch vùng sản xuất phù hợp trên cơ sở nhu cầu cụ thể của từng hợp tác xã; bổ trí thời gian, địa điểm, lựa chọn phương pháp thích hợp đối với trình độ người học nhằm nâng cao nhận thức, thay dối cách nghĩ cách làm; nâng cao kỹ năng và kiến thức cho cán bộ xã viên hợp tác xã, nhất là kiến thức ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh; kỹ năng đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế; kỹ thuật mới trong canh tác, chăn nuôi; kỹ năng thiết kế mẫu mã và quảng bá sản phẩm.
Một giải pháp vơ cùng quan trọng là Nhà nước cần có chính sách thoả đáng, tạo khung pháp lý để địa phương triển khai thu hút lao động trẻ, người có năng lực, có kinh nghiệm, nhất là nhũng người có tâm huyết gắn bó với phong trào hợp tác xã; có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để họ yên tâm làm việc gắn kết với nông nghiệp, nông thôn tạo nguồn thường xuyên phát triển đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức đáp ứng nhu cầu phát triển hợp tác xã bền vững.
Để nông sản cạnh tranh được trên thị trường nước ngoài trong xu thế hội nhập, chúng ta cần có những nơng dân xã viên của các hợp tác xã có kiến thức và tay nghề cao nhất. Do đó, địa phương phải tổ chức đào tạo (chuyển giao kỹ thuật) nông dân một cách cụ thể những kiến thức và kỹ năng mới theo quy trình kỹ thuật cần thiết để sản xuất được loại nông sản chất lượng cao.
Một vấn đề bức xúc hiện nay là cán bộ và những người lao động ăn lương của hợp tác xã hiện chưa được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như lao động của các doanh nghiệp. Đây là bất lợi đối với kinh tế Hợp tác xã trong việc tuyển dụng lao dộng có trình độ chun mơn và thợ lành nghề. Để tạo sân chơi bình đẳng như các doanh nghiệp cần có chính sách về bảo hiểm xã hội đối với người lao động ăn lương và làm việc trong các hợp tác xã.
* Chính sách đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ, tín dụng hỗ trợ tìm kiếm thị trường
Về chính sách đất đai, mặc dù đã có Luật đất đai sửa đổi và có các văn bản
xã có đất hợp tác xã dùng vào làm trụ sở, xây dựng kho bãi bằng cách có chính sách giao đất hoặc cho thuê ưu đãi đối với hợp tác xã, để tạo điều kiện cho hợp tác xã mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Thơng qua các chương trình, dự án như dự án khuyến nơng và phát triển sản xuất để tiếp tục tăng cường hỗ trợ hợp tác xã đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị làm dịch vụ làm đất, gieo trồng, thu hoạch, sau thu hoạch; đường giao thơng nội đồng; kiên cố hóa kênh mương; hỗ trợ hợp tác xã nghiên cứu thị trường để hợp tác xã chủ động sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường; tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã, tổ chức thu mua nông sản, thực phẩm với giá cả phải chăng để tránh tình trạng được mùa thì rớt giá; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất tập trung nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm hoặc các vùng trồng rau quả sạch. Hợp tác xã nông nghiệp rất khó phát triển trong điều kiến sản xuất manh mún quy mô nhỏ lẻ, từ kinh nghiệm của các địa phương khác trong nước, thành phố Cần Thơ cần khuyến khích dồn điền đổi thửa, giải đoạn kế tiếp có chính sách cho tích tụ ruộng đất.
Về chính sách tín dụng đối với hợp tác xã
Thực tế cho thấy tiếp cận nguồn vốn ở các tổ chức tài chính là một trong vấn đề trở ngại rất lớn cho hoạt động của hợp tác xã hiện nay. Để tháo gỡ, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các Hợp tác xã tiếp cận dễ dàng với các nguồn vay tín dụng theo hướng chuyển từ cơ chế cho vay chủ yếu dựa vào thế chấp tài sản sang cơ chế chủ yếu dựa vào tính hiệu quả và khả năng thực thi của dựa án sản xuất kinh doanh. Đây là cách để tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các hợp tác xã và nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhà cung cấp tín dụng, giảm bớt tính quan liêu, bàn giấy; tăng sâu sát với các hợp tác xã trong việc hướng dẫn xây dựng và kiểm soát triển khai thực hiện tốt dự án có vay tín dụng.
Đối với địa phương: Ủy ban nhân dân thành phố cần xúc tiến nhanh việc thành lập quỹ hỗ trợ hợp tác xã và ưu tiên cho hợp tác xã nơng nghiệp.
Chính sách hỗ trợ thương mại
Các hợp tác xã nơng nghiệp cả nước nói chung, ở ĐBSCL, thành phố Cần Thơ nói riêng cịn rất thiếu thơng tin thị trường, chưa có khả năng tổ chức sản xuất theo đúng yêu cầu của các doanh nghiệp, siêu thị. Các hợp tác xã nông nghiệp cần được tập huấn về kỹ năng nghiên cứu thị trường, các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực
phẩm, đóng gói bao bì, thương hiệu…. để tổ chức sản xuất hợp lý. Các cơ quan ban ngành có liên quan cần tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ các hợp tác xã nắm bắt thơng tin, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cùng với các chính sách chuyển giao cơng nghệ và các hỗ trợ cần thiết khác để kinh tế Hợp tác xã có điều kiện phát triển thuận lợi.
* Cơ chế phổi họp thực hiện
Thực tế thời gian qua, Nhà nước trung ương cũng như điạ phương đã đưa ra nhiều chính sách văn bản tạo thuận lợi cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Tuy nhiên nhiều vướng mắc đang nằm ở khâu tổ chức thực hiện. Để các văn bản chính sách thực sự hiện thực hóa đến từng hợp tác xã rất cần các bộ, ngành cũng như địa phương tổ chức sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trực tiếp hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách đổi với hợp tác xã. Cơ cấu xã hội ở nông thôn Việt Nam đã tùng được hình thành trong q trình hợp tác hóa đã đơn giản hóa đến mức tối đa, chỉ cịn lại một bên là những nơng dân với các hộ gia đình xã viên, bên kia là Ban quản trị hợp tác xã, Đảng ủy, ủy ban và các đoản thể, bao gồm cả Mặt trận Tổ quốc đều đã được “nhà nước hóa”. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triến hợp tác xã sau này. Để hợp tác xã phát triển thì diều quan trọng là phải thực sự thay đổi tư duy của cán bộ chính quyền cơ sở và người dân ở nông thôn.
Đối với địa phương, để chỉ đạo tốt cần bố trí cán bộ chuyên trách về kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở cấp quận, huyện, cấp xã, phường. Như đã nêu ở trên, địa phương đang có tới 28 hợp tác xã, chiếm tỷ lệ tới 38,89% trong tổng số hợp tác xã nằm trong danh sách hoạt động cầm chừng cần giải thể. Do vậy, cần kết hợp với các ban ngành các cấp liên quan cho giải thể dứt điểm các hợp tác xã này. Đối với các hợp tác xã yểu kém khơng có khả năng hoạt động nên giải thể, chuyển đổi hình thức thích hợp, phải kiên quyết xóa bỏ các tổ chức kinh tế mang danh nghĩa hợp tác xã.
Tiến hành củng cổ nâng chất các hợp tác xã còn thực sự hoạt động, tư vấn, hỗ trợ cho các hợp tác xã có định hưóng bền vững, trang bị đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận thị trường, khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật, kỹ năng trong sản xuất kinh doanh.
Chính quyền các cấp, các ban ngành trong thành phố cần hỗ trợ giúp đỡ theo hướng lấy hợp tác xã làm cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân trong việc tổ chức
chuyển giao KHKT, trình diễn mơ hình... như là điểm tựa cho xây dựng nông thôn mới và đào tạo cán bộ cho cơ sở. Mặt khác tiến hành tổng kết, nghiên cứu các mơ hình kinh tế hợp tác, để chuyển giao có hiệu quả phong trào xây dựng và phát triển hợp tác xã hiện nay.
Kết hợp với quy hoạch vùng, địa phương cần quy hoạch sản xuất cụ thể cho cây con, trên cơ sở đó xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp để tạo điều kiện tốt cho nông dân sản xuất mặt hàng đó. Tố chức tập hợp nông dân trong từng vùng sản xuất đã xác định để xây dựng những hợp tác xã nơng nghiệp có khả năng giữ và phát triển những vùng chuyên canh tạo ra các sản phẩm có thưong hiệu thành phố.
Địa phương cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn về nhu cầu hợp tác xã, về thị trường tiêu