CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.3. Lý thuyết về sự hài lòng (thỏa mãn) của người lao động:
“Từ điện bách khoa toàn thư (From Wikipedia, the free encyclopedia) cho
rằng sự thỏa mãn công việc là trạng thái hài lòng dễ xúc cảm do một sự đánh giá, một phản ứng xúc động, một thái độ của công việc. Tuy nhiên, định nghĩa của từ điển Wikipedia chỉ là một khía cạnh đo lường hài lịng của người lao động, do vậy cần xem xét thêm những khía cạnh khác nhau như sau:”
2.3.1. Quan điểm nhu cầu thỏa mãn:
“Nhóm nền tảng lý thuyết của Maslow (1943), Adam (1963), và McClelland
(1988): Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu về học thuyết của mình, đều cho rằng sự thỏa mãn nói chung là giá trị nhận được phải lớn hơn hoặc bằng giá trị kỳ vọng. Trên nền tảng lý thuyết đó, một số nhà nghiên cứu sau này kế thừa và phát triển về nhu cầu thỏa mãn, họ định nghĩa chung sự thỏa mãn đuợc xem là giá trị thực tế (trạng thái hài lòng thực tế) mà người lao động nhận được so với giá trị kỳ vọng (trạng thái hài lịng mong đợi) về những khía cạnh cơng việc như tiền lương phúc lợi, tính chất cơng việc, quan hệ cơng việc, điều kiện làm việc, v.v...”
2.3.2. Quan điểm kết hợp:
Vroom (1964): “sự thỏa mãn của người lao động là trạng thái mà người lao động được động viên từ ba nhân tố kết hợp giá trị kỳ vọng từ công việc, phương tiện làm việc, hấp lực từ thành quả lao động”.
Hackman và Oldham (1975): “sự thỏa mãn của người lao động là chuỗi giá trị trải nghiệm và nhận thức từ sự kết hợp 5 đặc điểm công việc cốt lõi như đa dạng kỳ năng, xác định tính chất cơng việc, tầm quan trọng cơng việc, quyền quyết định và phản hồi tạo động lực làm việc, hiệu suất công việc cao”.
2.3.3. Định nghĩa theo khía cạnh độc lập:
Herzberg (1959); Alderfer (1969): “sự thỏa mãn của người lao động đều có định nghĩa chung là mức độ u thích cơng việc hay cố gắng duy trì làm việc của người lao động thể hiện qua sự nhận thức (tích cực hoặc tiêu cực hoặc kết hợp tích cực và tiêu cực) về các khía cạnh khác nhau trong công việc ảnh hưởng đến bản thân họ”.
Kreitner và Kinicki (2007): “sự thỏa mãn công việc chỉ phản ánh một phần về thái độ đối với công việc mà người lao động u thích cũng như mức độ hài lịng trong các thang đo nhân tố đánh giá: thanh toán lương, cơ hội thăng tiến, giám sát, quan hệ đồng nghiệp và thang đo nhân tố khác mà họ mong đợi. Theo quan điểm Kreitner và Kinicki, sự thỏa mãn công việc chỉ xem là một cơ chế cá nhân trong mơ hình tổng thể hành vi của tổ chức nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng đến thực hiện công việc và sự tận tâm đối với tổ chức. Các nhân tố đánh giá sự tận tâm đối với tổ chức gồm: thỏa mãn công việc; Áp lực công việc; Động lực làm việc; Niềm tin, pháp lý & đạo đức; Học hỏi và thực hiện quyết định”.
2.3.4. Quan điểm thang đo nhân tố thỏa mãn người lao động:
Smith, Kendall và Hulin (1969): “cho rằng sự thỏa mãn của người lao động được đo lường bằng chỉ số JDI (Job Descriptive Index) thể hiện qua 5 yếu tố tác động sau đây: (a) Thỏa mãn với công việc bản thân; (b) Thỏa mãn với tiền lương; (c) Thỏa mãn với thăng tiến và cơ hội thăng tiến; (d) Thỏa mãn với sự giám sát; (e) Thỏa mãn với đồng nghiệp”.
Weiss (1967): “định nghĩa rằng thỏa mãn của người lao động được thể hiện qua 02 nhóm nhân tố thỏa mãn đo lường: (a) Nhóm nhân tố thuộc bản chất bên trong; (b) Nhóm nhân tố thuộc về tác động bên ngoài, (c) Ngoài ra đưa thêm các tiêu chí chung như điều kiện làm việc, phương pháp làm việc theo nhóm, v.v...”
Edwin Locke (1976): “cho rằng thỏa mãn của người lao động được phản ánh qua giá trị công việc của thang đo nhân tố: (a) Tính chất cơng việc; (b) Tiền lương & phúc lợi; (c) Thăng tiến; (d) Công nhận hiệu quả công việc; (e) Điều kiện làm việc; (f) Đồng nghiệp; (g) Giám sát; (h) Cơng đồn”.
Do đó, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lịng của cơng nhân nói một cách tổng thể cho biết “trạng thái hài lòng hay bất mãn của người lao động về
công việc thông qua tiêu chí đánh giả khác nhau”. Mỗi nhà nghiên cứu có quan
điểm và giải thích riêng của mình thơng qua nghiên cứu của mình. Phần tiếp theo thảo luận các lý thuyết về sự hài lòng cũng như các nghiên cứu thực tiễn liên quan về sự hài lịng của cơng nhân với doanh nghiệp mà họ làm việc.