b) Hợp đồng hoán đổi lãi suất (IRS-Interest rate swap)
2.2.1. Phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ của NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Huế
2.2.1.1. Thu nhập kinh doanh ngoại tệ trong giai đoạn 2008-2010
Mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh đều nhằm đến mu ̣c đích cuối cùng là lợi nhuâ ̣n. Trong cơ chế thi ̣ trường hiê ̣n nay thì các hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của Ngân hàng cũng đều nhằm đến mu ̣c đích lợi nhuâ ̣n. Hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh ngoa ̣i tê ̣ của VCB Huế cũng có mu ̣c đích cuối cùng đó. Vì vâ ̣y, lợi nhuâ ̣n là mô ̣t chỉ tiêu quan tro ̣ng để đánh giá hiê ̣u quả của hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh ngoa ̣i tê ̣. Đối với Chi nhánh Huế thì thâ ̣t khó để xác đi ̣nh phần lợi nhuâ ̣n do hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh ngoa ̣i tê ̣ mang la ̣i. Bởi vì bô ̣ phâ ̣n kinh doanh ngoa ̣i tê ̣ của Chi nhánh không được hoa ̣ch toán chi phí riêng, nên chúng ta rất khó xác đi ̣nh chi phí của hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh ngoa ̣i tê ̣. Do đó cũng khó xác đi ̣nh được lợi nhuâ ̣n của hoa ̣t đô ̣ng này. Vì vâ ̣y, để đánh giá hiê ̣u quả của hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh ngoa ̣i tê ̣ chúng ta chỉ đánh giá dựa trên phần thu về từ kinh doanh ngoa ̣i tê ̣. Chính phần chênh lê ̣ch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua ngoa ̣i tê ̣ sẽ ta ̣o ra khoản thu về từ kinh doanh ngoa ̣i tê ̣. Trong điều kiê ̣n ca ̣nh tranh gây gắt như hiê ̣n nay thì chênh lê ̣ch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoa ̣i tê ̣ thường rất nhỏ.
Do đó, phần thu về từ kinh doanh ngoa ̣i tê ̣ cũng nhỏ hơn so với các hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh khác của Ngân hàng.
Bảng 2.4: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Lãi kinh doanh
ngoại hối 5.034 1.643,54 10.141 -3.390,46 -67,35 8.497,45 517,02
(Nguồn: phòng Tổng hợp Vietcombank Huế)
Năm 2008, trước những diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính, NH đã luôn bám sát thị trường, kịp thời ứng phó, tuân thủ theo các chính sách quy định tại hội sở chính để đề ra các phươn án kinh doanh có hiệu quả, biến thách thức thành cơ hội trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2008 đạt hơn 5 tỷ đồng. Đến năm 2009, nền kinh tế toàn cầu rơi vài trạng thái suy thoái, đã ảnh hưởng đến khả năng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn, tình trạng cang thẳng cung ngoại tệ kéo dài. Do vậy, lãi từ hoạt động này năm 2009 có giá trị hơn 1,6 tỷ đồng. giảm so với năm 2008 gần 3,4 tỷ đồng, tương ứng 67, 35%. Năm 2010, tình hình nền kinh tế có những hồi phục đáng kể, hoạt động kinh doanh ngoại hối có chuyển biến lớn. Thu nhập từ hoạt động này có giá trị hơn 10 tỷ đồng, tăng gần 8,5 tỷ đồng tương ứng hơn 500% so với năm 2010.
2.2.1.2. Doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong thời gian 2008 -2010
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ và chủ động vào thị trường thế giới. Lãi suất ngoại tệ được tự do hóa từ tháng 6/2001, các giao dịch kinh doanh ngoại tệ của các NHTM được tiến hành tức thời-trực tiếp với cộng đồng tài chính-tiền tệ quốc tế. Do đó, thị trường ngoại hối trong nước chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ diễn biến phức tạp trên thị trường ngoại hối quốc tế. Tuy nhiên, VCB Huế có phạm vi hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong thị trường trong nước. Hiện tại, chi nhánh vẫn chưa có hoạt động kinh doanh tại thị trường quốc tế.
Bảng 2.5: Doanh số mua và bán ngoại tệ
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Doanh số mua ngoại tệ 1.864.780 1.335.518 2.394.075 -529.262 -28,38 1.058.558 79,26 Doanh số bán ngoại tệ 1.839.681 1.331.897 2.393.955 -507.784 -27,6 1.062.058 79,74 Tổng doanh số mua bán 3.704.461 2.667.414 4.788.030 -1.037.047 -27,99 2.120.616 79,5
(Nguồn: phòng Tổng hợp Vietcombank Huế)
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ bao gồm 3 hoạt động. Thứ nhất là mua bán ngoại tệ nhằm mục đích thõa mãn nhu cầu của người dân, chi trả kiều hối, thứ hai là mua bán ngoại tệ nhằm phục vụ cho thanh toán quốc tế và thứ ba là mua bán ngoại tệ nhằm đảm bảo trạng thái ngoại hối an toàn với hội sở chính. Trong năm 2009, tổng doanh số mua bán ngoại tệ giảm đáng kể với lượng giảm hơn 1000 tỷ việt nam đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 27,68%. Nguyên nhân chính là do 2009 là năm rất khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ vì tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn, tình trạng căng thẳng cung ngoại tệ kéo dài. Tiếp nối đà suy thoái của năm 2008, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã tiếp tục suy giảm sâu trong nửa đầu 2009 nhưng rồi gượng dậy và phục hồi dần trong nửa cuối năm. Nền kinh tế Việt Nam đã khá thành công khi đạt được mức tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực trong khi vẫn giữ được lạm phát ở mức thấp (6,52%), FDI cam kết và giải ngân vẫn đạt mức cao, đời sống xã hội ổn định, gói kích thích kinh tế của chính phủ mà trọng tâm là chương trình hỗ trợ lãi suất đã mang lại hiệu ứng tích cực cho hoạt động NH, nhưng lãi suất, tỷ giá diễn biến phức tạp cũng khiến hoạt động các NH gặp khó khăn. Trong năm, NH đã bám sát thị trường, áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ của hệ thóng để giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa và đống góp đáng kể vào nguồn thu nhập của NH. Năm 2010, đánh dấu sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ khi doanh số mua bán tăng hơn 2000 tỷ so với năm 2009, tỷ lệ tăng 77,24%. NH đưa ra các chính sách chỉ đạo để thích ứng với sự thay đổi của thị trường, đồng thời áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ để hạn chế ruỉ ro. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm đã đóng góp một nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập của NH. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ còn được phân loại theo các loại ngoại tệ. Hiện nay, chi nhánh đang thực hiện kinh doanh ngoại tệ với 13 loại ngoại tệ khác nhau.
Bảng 2.6: Doanh số mua ngoại tệ giai đoạn 2008 - 2010 Đvt: triệu đồng Loại ngoại tệ 2008 2009 2010 USD 1.364.360 1.038.574 1.802.567 AUD 2.705,00 2.504,00 4.774,84 EUR 146.011,00 103.165,00 186.739,19 JPY 319.862,00 171.586,00 340.185,14 CAD 8.801,00 5.394,00 12.244,14 GBP 2.460,00 1.257,00 3.996,38 HKD 532,68 1.409,45 724,38 CHF 3.076,00 1.896,00 4.553,54 THB 7.650,78 4.432,08 10.067,74 SEK 409,00 105,00 547,90 NOK 5.589,88 1.865,07 23.636,99 DKK 3.095,05 3.226,06 3.781,50 SGD 227,45 104,00 256,68
Doanh số mua ngoại tệ 1.864.779,83 1.335.517,66 2.394.075,42
(Nguồn: phòng Tổng hợp Vietcombank Huế)
Bảng 2.7: Doanh số bán ngoại tệ giai đoạn 2008 - 2010
Đvt: triệu đồng Loại ngoại tệ 2008 2009 2010 USD 1.342.885 1.037.658 1.802.312,5 AUD 2.376,00 2.434,00 4.775,08 EUR 145.796,00 102.499,00 186.829,97 JPY 318.517,00 170.607,00 340.110,08 CAD 8.417,00 5.200,00 12.244,22 GBP 2.306,00 1.218,00 4.103,55 HKD 501,00 1.435,00 767,03 CHF 2.347,00 1.880,00 4.600,87 THB 7.455,45 4.098,00 10.079,63 SEK 400,00 0,00 547,90 NOK 5.456,80 1.860,00 23.639,57 DKK 2.985,90 3.007,57 3.673,30 SGD 237,90 0,00 271,09 Doanh số bán ngoại tệ 1.839.681,05 1.331.896,57 2.393.954,78
(Nguồn: phòng Tổng hợp Vietcombank Huế)
Các bảng số liệu doanh số mỗi loại ngoại tệ trong tổng số doanh số mua bán ngoại tệ đã được tính dựa vào bảng số liệu nguyên tệ của NH. Tỷ giá từng loại ngoại tệ dùng để quy đổi được tính tại thời điểm cuối năm. Các loại ngoại tệ được mua bán tại chi nhánh là USD , AUD, EUR, JPY, CAD, GBP, HKD, CHF, THB, SEK, NOK, DKK, SGD. Để
xem xét một cách cụ thể hơn, tỷ trọng của mỗi loại ngoại tệ trong tổng doanh số mua bán sẽ là chỉ tiêu phản ánh được loại ngoại tệ chủ yếu được kinh doanh. Như một xu hướng chung, các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY thường được ưu tiên sử dụng và có mức độ phổ biến cao. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 8.
Bảng 2.8: Tỷ trọng doanh số mua và bán ngoại tệ giai đoạn 2008 - 2010
Đvt: triệu đồng Ngoại tệ 2008 2009 2010 Tổng dsố % Tổng dsố % Tổng dsố % USD 2.707.245,00 73,08 2.076.232,00 77,84 3.604.879,49 75,29 AUD 5.081,00 0,14 4.938,00 0,19 9.549,93 0,2 EUR 291.807,00 7,88 205.664,00 7,71 373.569,16 7,8 JPY 638.379,00 17,23 342.193,00 12,83 680.295,22 14,21 CAD 17.218,00 0,46 10.594,00 0,4 24.488,35 0,51 GBP 4.766,00 0,13 2.475,00 0,09 8.099,93 0,17 HKD 1.033,68 0,03 2.844,45 0,11 1.491,41 0,03 CHF 5.423,00 0,15 3.776,00 0,14 9.154,41 0,19 THB 15.106,23 0,41 8.530,08 0,32 20.147,37 0,42 SEK 809 0,02 105 0,0039 1.095,79 0,02 NOK 11.046,68 0,3 3.725,07 0,14 47.276,57 0,99 DKK 6.080,95 0,16 6.233,63 0,23 7.454,80 0,16 SGD 465,35 0,01 104 0,0039 527,77 0,01 Tổng cộng 3.704.460,88 100 2.667.414,23 100 4.788.030,20 100
(Nguồn: phòng Tổng hợp Vietcombank Huế)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng doanh số mua bán của USD chiếm tỷ trọng cao nhất qua 3 năm. Cụ thể là chiếm 73,08% tại năm 2008, 77,84% tại năm 2009, 75,29% so với năm 2010. Điều đó cho thấy mức độ phổ biến và tầm quan trọng của đồng đô la Mỹ trong cuộc sống người dân và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Xếp vị trí thứ 2 đó là đồng yên Nhật với tỷ trọng tương ứng qua 3 năm là 17,23%, 12,83%, 14,21%. Tiếp theo đồng yên Nhật đó là đồng tiền chung châu Âu Euro với tỷ trọng qua các năm là 7,88%, 7,71%, 7,8%. Các ngoại tệ khác có mức độ giao dịch thấp dưới 1%.
Bảng 2.9: Doanh số mua và bán ngoại tệ theo từng loại hợp đồng
Đvt: triệu đồng
2008 2009 2010
Giao ngay 3.704.461 2.667.414 4.788.030
Kì hạn 0 0 0
Quyền chọn 0 0 0
Tổng doanh số mua bán 3.704.461 2.667.414 4.788.030
(Nguồn: phòng Tổng hợp Vietcombank Huế)
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh hoàn toàn được thực hiện theo hợp đồng giao ngay, với tỷ giá được thỏa thuận ngay tại lúc công bố mua (bán), thanh toán ngay trong ngày hoặc đối đa 2 ngay sau khi làm việc. Với các sản phẩm kinh doanh khác như hợp đồng kì hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi không được thực hiện mặc dù chi nhánh có đưa ra các hình thức sản phẩm kinh doanh ngoại tệ này. Các giao dịch ngoại hối kỳ hạn nói riêng và các giao dịch ngoại hối khác cũng như giao dịch vốn (vay/gửi) tại NH được thực hiện trên cơ sở quản lý tập trung và thống nhất tại hội sở chính. Theo chính sách và quy định nội bộ của NH, các chi nhánh chỉ được phép giao dịch với khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn trạng thái chung vầ các quy định liên quan về hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, song không được phép giữ trạng thái để trách các rủi ro về tỷ giá và thanh toán..