VI. Cấy truyền phôi cho lợn
10- Chuẩn bị con nhận phô
Lợn nái mà phôi được cấy vào gọi là lợn nái nhận phôi hay con nhận phôi. Để thực hiện cấy truyền phôi, chu kỳ động dục của con cho phôi và con nhận phôi phải như nhau. Nói một cách khác, chu kỳ động dục của chúng phải đồng pha. Trong chương này, chúng tôi sẽ mô tả sự chuẩn bị con nhận phôi trước khi cấy phôi, cũng như chăm sóc con nhận sau khi cấy phôi. Khi sử dụng lợn hậu bị trước khi thành thục giới tính, nên sử dụng
những con càng gần tuổi thành thục giới tính càng tốt (6-7 tháng tuổi). Nừu lợn thành thục giới tính được sử dụng, điều quan trọng để cấy phôi thành công là chu kỳ động dục phải rõ ràng, và chu kỳ động dục phải diễn ra đều đặn.
Các thiết bị và hoá chất yêu cầu
Sản phẩm Mục đích và phương pháp sử dụng eCG: Gonadotropin nhau thai ngựa
(eCG: trước đây được coi là gonadotropin huyết thanh ngựa chửa - PMSG)
Gây động dục ở con cho phôi
eCG: Gonadotropin nhau thai người Gây động dục ở con cho phôi
10.1- Quy trình chuẩn bị lợn nhận phôi
Quy trình chuẩn bị lợn nhận phôi được tóm tắt trong phần này.
Đầu tiên, hình thành nên kế hoạch cấy phôi đồng thời với mục đích sử dụng phôi. Sau đó lựa chọn con nhận, xây dựng lịch gây động dục đồng pha, theo dõi các dấu hiệu động dục ở con nhận phôi, vận chuyển và để đói con nhận phôi.
10.2- Kế hoạch cấy phôi
Để hình thành một kế hoạch cấy phôi, cần thiết phải tính toán các yếu tố như thời gian và phương pháp cấy phôi, số con nhận phôi, các mối quan tâm đến kiểm soát bệnh tật cần thiết và phương pháp gây động dục.
10.3- Các điểm quan tâm khi lựa chọn con nhận phôi
Khi lựa chọn một con nhận phôi, cần chú ý các điểm sau Số lượng phôi và việc sử dụng phôi
Con nhận phôi cần phải thoả mãn tất cả các yêu cầu kiểm soát bệnh tật cho việc cấy phôi.
Con nhận phôi phải có sinh lý phù hợp để đẻ và nuôi con và tuyến vú của nó không có khuyết tật nào.
Con nhận phôi cần phải thoả mãn tất cả các yêu cầu để gây động dục. Con nhận phôi phải đủ khoẻ để thực hiện phẫu thuật.
Con nhận phôi phải được tiêm phòng một số bệnh nhất định (bệnh Aujeszky, bệnh viêm phổi Nhật Bản, bệnh nhiễm trùng parvovirus), những bệnh này có thể gây sẩy thai hay thai gỗ trong lúc có chửa
10.4- Gây động dục đồng pha
Để cấy truyền phôi thành công (nghĩa là sau khi cấy phôi, phôi đó phát triển thành lợn con). Điều cần thiết phải gây động dục đồng pha con cho phôi và con nhận phôi. Tỷ lệ có chửa có khuynh hướng cao hơn khi chu kỳ động dục của con nhận phôi sai lệch 1 - 2 ngày sau con cho phôi (bảng 4). Tốt nhất nên gây động dục con nhận sao cho chỉ sai lệch 1 ngày so với con cho. Trong khi mức độ động dục đồng pha thường chỉ tính dựa trên cơ sở bắt đầu động dục (chịu đực), thời điểm rụng trứng liên quan đến cuối động dục, và thời gian động dục giao động theo kỹ thuật gây động dục và cá thể lợn. Thời điểm rụng trứng có thể khác nhau thậm chí khi chu kỳ động dục bắt đầu cùng thời điểm, do đó con cho phôi và con nhận phôi phải được theo dõi đến khi kết thúc động dục. Khi cấy phôi ở giai đoạn đầu phát triển (giai đoạn 1 hay 2 tế bào), thường phải chọn đồng pha động dục hoàn toàn giữa con cho phôi và con nhận phôi.
Bảng 22. Gây động dục đồng pha chu kỳđộng dục và tỷ lệ có chửa tương ứng
Mức độ động dục đồng pha * +2 +1 ± 0 -1 -2 Đợt nghiên cứu Tỷ lệ có chửa 5% 47% 71% 78% 86% 1
Có chửa /cấy 1/22 14/30 22/31 28/36 18/21
Tỷ lệ có chửa .... 40% 55% 74% 72% 2
Có chửa /cấy ... 2/5 22/40 46/62 36/50 *: +2: Con nhận bắt đầu động dục trước con cho 2 ngày
+1: Con nhận bắt đầu động dục trước con cho 1 ngày ± 0: Con nhận bắt đầu động dục cùng ngày với con cho - 1: Con nhận bắt đầu động dục sau con cho 1 ngày - 2: Con nhận bắt đầu động dục trước con cho 2 ngày 10.5- Phương pháp gây động dục
Nếu một ai đó có ý định sử dụng con nhận phôi động dục tự nhiên, thì cần phải nuôi số lượng lớn lợn nái và theo dõi dộng dục cẩn thận. Vì thế phương pháp này không hiệu quả. Có 5 phương pháp gây động dục chủ yếu, liệt kê từ a đên e trong bảng dưới đây. Liều eCG tiêu chuẩn là 1000iu/con cho một trong những phương pháp này, nhưng phản ứng của buồng trứng với eCG dao động phụ thuộc vào các yếu tố như mùa vụ, loại eCG, số lô sản xuất của nó, sự khác biệt giữa các cá thể lợn nái, sự khác biệt giữa các giống v.v...Khi lợn nái không phản ứng với eCG, liều có thể tăng lên 1200iu hay 1500iu. Mặt khác, nếu xảy ra gây rụng trứng quá mức hay thể vàng u nang, phải giảm liều tiêm xuống 750, thậm chí 500iu. Mặc dù thực tế là không đòi hỏi phối giống trực tiếp hay dẫn tinh, nhưng phương pháp cơ bản để gây động dục và theo dõi động dục ở con nhận phôi giống như ở con cho phôi. Vấn đề này đã được mô tả ở trên, do đó chúng tôi không mô tả lặp lại ở đây.
Phương pháp gây động dục ở lợn
a. Tiêm eCG và hCG cho lợn hậu bị trước thành thục giới tính.
b. Tiêm PGF2 a hay một dẫn xuất tương tự cho lợn có chửa (có chửa từ ngày
12-40) để gây xẩy thai và sử dụng lần động dục sau. c. Sử dụng động dục sau khi cai sữa.
e. Sử dụng chu kỳ động dục tự nhiên
10.6- Chăm sóc con nhận phôi sau khi phẫu thuật cấy phôi
Sau khi phẫu thuật và cấy phôi, con nhận phải được nuôi trong chuồng sạch, tách khỏi các con lợn khác. Lợn nái có chửa thường được nhốt trong chuồng. Nuôi nhốt riêng rẽ cho lứa đẻ nhiều con hơn so với nuôi thả trong nhà cùng nhiều con lợn khác. Việc theo dõi có chửa và thể trạng của lợn nái cũng dễ hơn. Khi không có điều kiện nuôi nhốt riêng rẽ mỗi con lợn một chuồng, thì lợn phải được nhốt chung với lợn cùng nhóm suốt trong quá trình có chửa. Ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật chỉ cho ăn thức ăn bằng một nửa bình thường. Ngoài ra, nên tiêm các loại kháng sinh thích hợp để tránh nhiễm trùng sau mổ. Một khi phẫu thuật và cấy phôi đã kết thúc, tiếp tục theo dõi các dấu hiệu động dục. Ở tuần thứ 3 sau phẫu thuật, hay ở một thời điểm thích hợp nào sau đó, nên kiểm tra có chöa.
PHỤ LỤC.