Định nghĩa: Timer là bộ tạo thời gian trễ giữa tín hiệu vào và tín

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG PLC 1 14 9 2018 refixed (Trang 25 - 29)

hiệu ra nên trong điều khiển vẫn thường gọi là khâu trễ.

b/ Phân loại:

S7-200 tùy thuộc vào từng loại CPU mà có số lượng Timer khác nhau. Thơng thường, có 3 loại Timer:

 Timer tạo thời gian trễ khơng có nhớ ( TON_ On Delay Timer).  Timer tạo thời gian trễ theo sườn xuống ( TOF_Off Delay Timer).  Timer tạo thời gian trễ có nhớ ( TONR_Retentive On Delay

25

Timer TON, TOF và TONR bao gồm 3 loại với 3 độ phân giải khác nhau, độ phân giải 1ms, 10 ms, 100 ms. Thời gian trễ được tạo ra chính là tích của độ phân giải của bộ Timer được chọn và giá trị đặt (PT_Preset Timer) cho Timer.

Thời gian trễ = PT x độ phân giải

VD: Cần tạo thời gian trễ là 10giây.

Dùng T37 có độ phân giải 100ms: 10s/100ms =100 suy ra PT = 100

Dùng T33 với độ phân giải 10ms, như vậy: PT=1000 Các loại Timer của S7-200 (ví dụ đối với CPU 214) chia theo TON, TOF, TONR và độ phân giải bao gồm:

Lệnh Độ phân giải Giá trị cực đại CPU 214 TON TOF 1 ms 32,767s T32T96 10 ms 327,67s T33T36; T97 T100 100 ms 3276,7s T37T63; T101 T127 TONR 1 ms 32,767s T0 T64 10 ms 327,67s T1T4; T65T68 100 ms 3276,7s T5T31; T69T95 2.5.1.2 Khai báo và sử dụng

Cú pháp khai báo sử dụng Timer trong LAD và STL như sau:

LAD STL Toán hạng TON Txx, n n: VW, T, C, IW, QW, AIW, SMW, AC, AIW, VD *AC, Hằng số.

26 TONR Tzz , n

TOF Tyy, n Trong đó:

 Txx, Tyy, Tzz: là tên của Timer.

 PT_Preset Time, n: Giá trị đặt cho Timer.  IN: Đầu vào điều khiển Timer.

2.5.1.3 Hoạt động của Timer

a) Các ô nhớ có liên quan đến Timer.

Trong vùng đối tượng có một số các ơ nhớ liên quan đến Timer trong đó có 2 ơ nhớ sau:

 T_word: Lưu giá trị đếm tức thời của Timer dung lượng byte.

 T_Bit: Lưu giá trị trạng thái của Timer (nhận giá trị logic 0 hoặc 1).

b) Hoạt động của Timer.

Timer loại TON:

- Khi đầu vào IN = 1 Timer bắt đầu hoạt động (đếm thời gian), bắt đầu đếm từ giá trị 0, nếu đầu vào IN =1 đủ lâu thì giá trị đếm tức thời sẽ đếm đến giá trị cực đại (+32767) rồi dừng lại. Giá trị đếm tức thời này nằm trong thanh ghi T_word. Trong quá trình đếm nếu xảy ra việc:

 Giá trị đếm tức thời nhỏ hơn giá trị đặt thì T_Bit = 0.

 Giá trị đếm tức thời lớn hơn hoặc bằng giá trị đặt thì T_Bit = 1. Báo đã đủ thời gian tạo trễ.

- Khi đầu vào IN = 0 Timer bị Reset, giá trị tức thời và giá trị trạng thái của Timer đều bị xóa hay T_word = 0 và T_Bit = 0. Vì bị reset khi đầu vào bằng 0 nên gọi là Timer khơng có nhớ.

Timer loại TONR:

- Khi đầu vào IN = 1 Timer bắt đầu hoạt động (đếm thời gian), bắt đầu đếm từ giá trị 0, nếu đầu vào IN =1 đủ lâu thì giá trị đếm tức thời sẽ đếm

27

đến giá trị cực đại (+32767) rồi dừng lại. Giá trị đếm tức thời này nằm trong thanh ghi T_word. Trong quá trình đếm nếu xảy ra việc:

 Giá trị đếm tức thời nhỏ hơn giá trị đặt thì T_Bit = 0.

 Giá trị đếm tức thời lớn hơn hoặc bằng giá trị đặt thì T_Bit = 1. Báo đã đủ thời gian tạo trễ.

- Khi đầu vào IN = 0 Timer ngừng hoạt động. Giá trị tức thời và giá trị trạng thái của Timer được giữ nguyên vì vậy TONR được gọi là Timer có nhớ. Điều này khác với Timer loại TON. Nếu đầu vào IN = 1 thì Timer tiếp tục đếm tiếp.

- Khi có lênh Reset thì Timer mới bị Reset, giá trị tức thời và giá trị trạng thái của Timer đều bị xóa hay T_word = 0 và T_Bit = 0.

Timer loại TOF:

- Khi đầu vào IN = 0 thì Timer bắt đầu đếm thời gian, nếu giá trị đếm tức thời bằng giá trị đặt thì Timer khơng đếm nữa (như vậy khi đầu vào IN = 0 Timer đếm thời gian và giá trị đếm tức thời sẽ trong dải từ 0 đến giá trị đặt PT). Khi giá trị tức thời bằng giá trị đặt thì T_Bit = 0

- Khi đầu vào IN = 1 giá trị tức thời bị xóa về 0, Timer không hoạt động và T_Bit = 1.

Ví dụ :

Timer loại TON

LAD STL Network 1 LD I0.0 TON T37,10 Network 2 LD T37 = Q0.0

Giản đồ thời gian:

28

Timer loại TOF:

LAD STL Network 1 LD I0.0 TOF T33,100 Network 2 LD T33 = Q0.0

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG PLC 1 14 9 2018 refixed (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)