Hướng dẫn sử dụng phần mềm

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG PLC 1 14 9 2018 refixed (Trang 53 - 59)

- Ấn nút Start thì bơm thứ nhất làm việc và nó chỉ dừng khi ấn nút

3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm

Bước 1: Mở phần mềm Step 7 MicroWIN bằng cách kích vào biểu tượng:

trên desktop.

Bước 2: Sử dụng các thư viện có sẵn trong thư mục Instruction để viết

chương trình theo phương pháp LAD hoặc STL theo yêu cầu đã cho.

Bước 3: Kiểm tra lại chương trình vào Compile. Kiểm tra mạch phần cứng,

đấu nối mơ hình với PLC, bật nguồn.

Bước 4: Sau khi đã tự kiểm tra cả phần cứng và phần mềm, cần báo cáo với

giáo viên hướng dẫn.

Bước 5: Download chương trình bằng cách nháy chuột trái vào biểu tượng:

trên toolbar. Sau đó nháy tiếp vào nút Download để tải chương trình từ máy tính xuống PLC.

Bước 6: Chạy chương trình bằng cách nháy chuột trái vào biểu tượng: Bước 7: Kiểm tra hoạt động của mơ hình.

Bước 8: Báo cáo kết quả với giáo viên. 4. Báo cáo

53

BÀI SỐ 2

ĐIỀU KHIỂN MƠ HÌNH KIỂM TRA SẢN PHẨM

1. Thiết bị

- PLC S7-200 của Siemens với các loại CPU: 214, 224

- Máy tính PC, đã cài đặt sẵn phần mềm STEP7 MicroWIN V4.0 - Module thực hành

- Cáp PC/PPI để kết nối hệ thống: RS232/485

2. Yêu cầu

Cho mơ hình phân loại sản phẩm cao và thấp hoạt động như sau:

Để phân biệt sản phẩm cao và thấp, người ta bố trí hai cảm biến S1 và S2. Khi S1 và S2 cùng phát hiện vật thì ứng với sản phẩm cao; Khi S1 tác động, S2 khơng tác động thì ứng với sản phẩm thấp. Sản phẩm được đặt sẵn trên băng tải. Trên xylanh CYL bố trí hai cơng tắc hành trình LS1 và LS2 ứng với hai vị trí giới hạn trên và giới hạn dưới của piston. Khi nhấn ON, động cơ M1 truyền động cho băng tải. Khi phát hiện có sản phẩm thấp thì tay gạt sản phẩm hoạt động đưa sản phẩm vào thùng chứa sản phẩm thấp. Tay gạt này được truyền động bằng xy lanh khí nén CYL. Xy lanh hạ thấp khi cuộn SOL của van điện từ có điện. Nếu như phát hiện sản phẩm cao, tay gạt không tác động, băng tải đưa sản phẩm vào một thùng chứa khác. Trong trường hợp cảm biến S2 tác động nhưng S1 khơng tác động thì ứng với một lỗi xảy ra. Khi đó đèn Đ sáng, băng tải dừng, tay gạt không tác động. Sau khi kiểm tra sự cố, ấn ON thì hệ thống tiếp tục hoạt động. Khi ấn OFF hoặc khi số lượng sản phẩm cao và thấp tới 20 thì kết thúc chu trình.

Yêu cầu:

- Đặt cấu hình địa chỉ cho các tín hiệu vào/ra dựa trên mơ hình thiết bị trong phịng thí nghiệm.

- Vẽ giản đồ thời gian

- Viết chương trình trên phần mềm MicroWin

54

- Download, kiểm tra và giải thích hoạt động của chương trình theo yêu cầu.

55

BÀI SỐ 3

ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG PHA TRỘN HÓA CHẤT

1. Thiết bị

- PLC S7-200 của Siemens với các loại CPU: 214, 224

- Máy tính PC, đã cài đặt sẵn phần mềm STEP7 MicroWIN V4.0 - Module bình trộn

- Cáp PC/PPI để kết nối hệ thống: RS232/485

2. Yêu cầu

Cho mơ hình hệ thống pha trộn hóa chất hoạt động như sau:

Sử dụng cảm biến CB1 để xác định mức hóa chất, cảm biến có đầu ra dạng dịng điện 4-20 mA thay đổi tuyến tính theo mức và được cân chỉnh sao cho 4mA ứng với bình cạn, 20 mA ứng với bình đầy. Để bắt đầu quá trình trộn, người vận hành nhấn Start, van 1 mở đưa hóa chất A vào bình chứa. Khi dịng ra của CB1 đạt 6mA thì đóng van 1, mở van 2 để đưa hóa chất B vào bình đồng thời khi đó động cơ khuấy bắt đầu làm việc (mức chất đã ngập cánh khuấy). Khi dịng ra của cảm biến đạt mức 11mA thì đóng van 2, mở van 3 để đưa hóa chất C vào bình. Van 3 mở cho đến khi dòng ra của CB1 đạt mức 18mA. Sau khi van 3 đóng, để đảm bảo hóa chất được trộn đều, động cơ khuấy hoạt động thêm 3 phút rồi dừng. Sau khi động cơ khuấy dừng, van 4 được mở để xả hỗn hợp ra khỏi bình chứa. Khi hỗn hợp được xả hết (dịng ra của CB1 về 4 mA) thì kết thúc một chu trình. Hệ thống có thể hoạt động ở hai chế độ, chế độ trộn 1 mẻ: khi kết thúc chu trình thì hệ thống dừng, để bắt đầu mẻ mới phải nhấn Start); hoặc chế độ trộn nhiều mẻ: khi kết thúc chu trình thì hệ thống tự động lặp lại chu trình, chế độ nhiều mẻ trộn 10 mẻ trong 1 lần vận hành. Bất kỳ thời điểm nào, nếu người vận hành tác động vào nút Stop hoặc khi động cơ trộn bị quá tải (rơle nhiệt tác động) thì hệ thống cũng tự động dừng lại. Sau khi dừng, phải tác động vào nút Reset (NO) để đưa hệ thống trở về trạng thái ban đầu.

Yêu cầu:

- Đặt cấu hình địa chỉ cho các tín hiệu vào/ra dựa trên mơ hình thiết bị trong phịng thí nghiệm.

- Vẽ giản đồ thời gian

- Viết chương trình trên phần mềm MicroWin

- Kết nối máy tính với PLC, PLC với mô hình thí nghiệm

- Download, kiểm tra và giải thích hoạt động của chương trình theo yêu cầu.

56

BÀI SỐ 4

ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG BƠM NƯỚC

1. Thiết bị

- PLC S7-200 của Siemens với các loại CPU: 214, 224

- Máy tính PC, đã cài đặt sẵn phần mềm STEP7 MicroWIN V4.0 - Module thực hành

- Cáp PC/PPI để kết nối hệ thống: RS232/485

2. Yêu cầu

Cho hệ thống trạm bơm nước nông nghiệp với yêu cầu sau: Trạm bơm gồm 5 động cơ không đồng bộ công suất lớn để phục vụ cho mục đích bơm tưới tiêu. Khi khởi động, các động cơ này được khởi động lần lượt với thời gian khởi động của mỗi động cơ là τ1s. Tùy thuộc vào tình huống, người vận hành có thể lựa chọn một trong hai chế độ:

- Chế độ 1: Chỉ 3 trong 5 động cơ luôn phiên hoạt động. Mỗi động cơ hoạt động trong thời gian tối đa là 2 giờ.

- Chế độ 2: Cả 5 động cơ hoạt động theo chu kỳ: làm việc 90 phút, tạm nghỉ trong 20 phút.

Biết rằng trong quá trình khởi động, nếu một trong những động cơ nào đó bị sự cố q tải thì các động cơ còn lại vẫn tiếp tục khởi động, chỉ động cơ gặp sự cố dừng và đèn báo sự cố sáng. Để chọn chế độ, sử dụng công tắc lựa chọn dạng Switch, sử dụng nút nhấn Start để khởi động hệ thống, nút nhấn Stop để dừng toàn bộ hệ thống, nút nhấn Reset để reset sự cố sau khi khắc phục xong.

Hình 4: Mơ hình minh họa

Yêu cầu:

- Đặt cấu hình địa chỉ cho các tín hiệu vào/ra dựa trên mơ hình thiết bị trong phịng thí nghiệm.

57 - Viết chương trình trên phần mềm MicroWin

- Kết nối máy tính với PLC, PLC với mơ hình thí nghiệm

- Download, kiểm tra và giải thích hoạt động của chương trình theo yêu cầu.

58

BÀI SỐ 5

ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TỤ BÙ

1. Thiết bị

- PLC S7-200 của Siemens với các loại CPU: 214, 224

- Máy tính PC, đã cài đặt sẵn phần mềm STEP7 MicroWIN V4.0 - Module thực hành

- Cáp PC/PPI để kết nối hệ thống: RS232/485

2. Yêu cầu

Điều khiển hệ thống tụ bù với yêu cầu sau:

Việc bù cosφ được thực hiện bằng 3 nhóm tụ C1, C2, C3 có dung lượng C1 < C2< C3. Để đo hệ số công suất, người ta sử dụng thiết bị đo cosφ với đầu ra dạng rơle. Trên ngưỡng thấp, tiếp điểm cosφthấp đóng lại; trên ngưỡng cao, tiếp điểm cosφcao đóng lại. Khi cosφ < 0,85 (thấp) thì đóng tụ vào lưới. Khi cosφ > 0,96 (cao) thì ngắt tụ khỏi lưới. Do cosφ của tải ln biến động, nên trình tự đóng cắt tụ như sau: đóng tụ có dung lượng từ bé đến lớn, cắt tụ cũng từ bé đến lớn nhằm tránh hiện tượng đóng lặp lại. Ngồi ra khi cosφ thấp hoặc cao thì phải chờ thời gian trễ 5s để cosφ ổn định trước khi tiến hành đóng cắt các bộ tụ. Hệ thống bù hoạt động khi nhấn Start, ngừng hoạt động khi nhấn Stop.

Hình 5: Mơ hình minh họa

Yêu cầu:

- Đặt cấu hình địa chỉ cho các tín hiệu vào/ra dựa trên mơ hình thiết bị trong phịng thí nghiệm.

- Vẽ giản đồ thời gian

- Viết chương trình trên phần mềm MicroWin

- Kết nối máy tính với PLC, PLC với mơ hình thí nghiệm

- Download, kiểm tra và giải thích hoạt động của chương trình theo u cầu.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG PLC 1 14 9 2018 refixed (Trang 53 - 59)