Trách nhiệm thực hiện cam kết của nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá dự thảo nghị định về đầu tư theo hình thức PPP, nghiên cứu tình huống các dự án cơ sở hạ tầng ở việt nam (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÁP LÝ

4.3. Trách nhiệm thực hiện cam kết của nhà nước

Việc không qui định rõ ràng trách nhiệm của các bên, đặc biệt của khu vực nhà nước dẫn đến nguy cơ các bên không thực hiện đúng cam kết hợp đồng trong quá trình triển khai dự án. Thực tế đã chứng minh các dự án được thực hiện ở Việt Nam thường bị thất bại chủ yếu do trách nhiệm của nhà nước không được thực hiện nghiêm túc.

Vấn đề đầu tiên liên quan đến trách nhiệm của nhà nước là cam kết trong vấn đề thực hiện trách nhiệm của mình đối với dự án khơng được thực hiện nghiêm túc, điển hình cho những vấn đề trên có thể kể đến dự án cầu Bình Triệu 2, Cầu Phú Mỹ... Trong những dự án trên sự cam kết của nhà nước đối với các hợp đồng PPP không được thực hiện nghiêm túc như cam kết về thời gian GPMB, cam kết về thời gian làm đường dẫn lên cầu (như dự án cầu Phú Mỹ), dẫn đến việc làm tăng thời gian hồn thành dự án, làm tăng chi phí dự án... Năng lực hạn chế của các cơ quan nhà nước liên quan đàm phán hợp đồng gây nên tình trạng đàm phán các dự án kéo dài và gây thiệt hại cho phía nhà nước dẫn đến thất bại của dự án, trường hợp của dự án Nhiệt điện Vân Phong 1 là một trong những điển hình cho vấn đề này. Việc này có khả năng làm cho nhà đầu tư chán nản và gây ảnh hưởng xấu đối với việc thu hút đầu tư.

Vấn đề dự báo cũng là những bất cập đối với các dự án, nhà nước chưa làm đúng vai trị trong việc đánh giá tầm vóc, những phát sinh của dự án và hệ quả làm tăng tổng chi phí đầu tư, điều này có thể thấy rõ ở các dự án Cầu Bình Triệu 2. Vấn đề dự báo cịn liên quan đến việc thẩm định tính khả thi của dự án, trong dự án Cầu Phú Mỹ, do không đánh giá

đúng lưu lượng xe qua cầu nên làm giảm khả năng thu hồi vốn cho dự án, đây là một trong những điều lo ngại của nhà đầu tư.

Trong bản dự thảo Nghị định mới đã có qui định về trách nhiệm của nhà nước đối với việc thiết lập và đánh giá các nghiên cứu tiền khả thi và khả thi đối với dự án. Có điểm mới trong Nghị định này là các việc phân quyền rõ ràng hơn giữa Trung ương và Địa phương trong việc thẩm định các nghiên cứu khả thi, việc này giúp đẩy nhanh quá trình chuẩn bị dự án. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư đa dạng hơn như ưu đãi thuế, thuê đất... Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến thực hiện các cam kết của nhà nước, chế tài xử phạt đối với vi phạm hợp đồng BOT của nhà nước chưa được qui định cụ thể và chưa thay đổi đáng kể so với những khung pháp lý trước đây. Những vấn đề này sẽ gây tâm lý lo lắng cho nhà đầu tư, nên họ khơng có động cơ để tham gia đầu tư vào các dự án PPP.

Theo kinh nghiệm thực hiện một số dự báo trong các dự án PPP ở các nước như dự án hầm Cross City Tunnel của Australia, dự báo lưu lượng giao thông giai đoạn 2006-2016 là khoảng 73.000 lượt xe/năm, nhưng thực tế chỉ đạt 30.000 lượt xe/năm. Như vậy, đây không phải là vấn đề trong nước mà thực tế một số dự án của các nước khác cũng gặp phải tình trạng này.

Thực tế qua việc triển khai dự án Cảng Busan New Port đã chứng tỏ Hàn Quốc đã rất thành công trong việc thực hiện dự án PPP. Bài học rút ra cho sự thành công từ dự án này là sự cam kết của Chính phủ trong việc đảm bảo thành cơng cho dự án, Chính phủ cung cấp những hỗ trợ về pháp lý và CSHT cần thiết tạo thuận lợi cho việc triển khai dự án. Don Muang Tollway là một dự án BOT đường trên cao kết nối giữa vùng trung tâm của Bangkok với sân bay quốc tế Don Muong. Vào cuối năm 1988, Bộ Giao Thông và Liên lạc Thái Lan thông qua Vụ Đường cao tốc, đã mời thầu đối với việc thực hiện một cầu cạn được nâng cao trên đường cao tốc Viphavadi-Rangsit Highway. Mặc dù đã thỏa thuận sẽ di dời những cầu dẫn trên đoạn đường song song cạnh tranh với đường thu phí này, nhưng Chính phủ đã khơng thực hiện thỏa thuận của mình trong vịng hơn hai năm. Mặt khác, Bộ Giao thông và Liên lạc không cho phép tăng mức phí cho tới khi các cầu dẫn mới được hồn thành. Mức phí dự kiến tăng khi đó là từ 20 đến 30 Bạt. Hậu quả là, lưu lượng giao thông và doanh thu đều thấp hơn dự báo (doanh thu từ thu phí đã giảm gần 30% so với dự báo). Nhà đầu tư đứng trước nguy cơ phá sản và vào tháng 10/1996, công ty xây dựng

đường đã khơng cịn khả năng trả nợ, do vậy Chính phủ đã bị yêu cầu bồi thường một khoản tiền lớn (3 tỷ Bạt) để tài trợ cho các khoản vốn vay của công ty.

Dự án QE2 Darford Bridge là một minh chứng thành công cho việc đầu tư vào CSHT theo hình thức PPP ở Anh vào những năm 90 của thế kỷ 20. Điểm quan trọng cho sự thành cơng của dự án này là Chính phủ cho phép liên doanh của các doanh nghiệp tư nhân nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện dự án, liên doanh này là các doanh nghiệp của nhà nước và đối tác nhượng quyền có uy tín trong xây dựng, quản lý, thiết kế, cấp vốn.

Như vậy, kinh nghiệm thực hiện các dự án của các nước trên thế giới cho thấy, hiệu quả và tính bền vững của dự án PPP phụ thuộc lớn và việc thực hiện cam kết và các hỗ trợ của Chính phủ. Tuy vậy, cơng việc dự báo trong các dự án PPP khó chính xác, nên dễ gây thiệt hại cho cả nhà nước và nhà đầu tư. Do đó, cần có những cơ chế đánh giá chính xác hơn và chia sẻ rủi ro để hạn chế những phát sinh này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá dự thảo nghị định về đầu tư theo hình thức PPP, nghiên cứu tình huống các dự án cơ sở hạ tầng ở việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)