CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÁP LÝ
3.2. Rào cản từ các dự án PPP
3.2.2. Dự án BOT Cầu Bình Triệu 2
Dự án được khởi cơng từ tháng 2/2001 theo hình thức BOT tức là trễ gần 5 năm so với dự kiến ban đầu, chủ đầu tư thực hiện là tổng cơng ty Xây dựng cơng trình giao thơng 5 (Cienco 5) với tổng vốn đầu tư dự án là 341,9 tỉ đồng và dự kiến hoàn tất sau hai năm. Thực tế cho thấy dự án này đã gặp phải rất nhiều trục trặc như vấn đề GPMB, nhà đầu tư khơng đủ năng lực về tài chính, nhà nước thay đổi qui hoạch… Từ những vấn đề này làm cho dự án khơng hồn thành đúng tiến độ nên gây thiệt hại cho cả nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Vấn đề thiệt hại cho nhà nước có thể thấy rõ là dự án khơng đảm bảo đúng tiến độ nên làm tăng chi phí đầu tư (thực tế đây là tiền thuế của người dân), làm thất thoát nguồn vốn, thực tế tổng mức đầu tư cho đến nay đã tăng 5,8 lần. Ngoài ra, mong muốn của nhà nước cũng không được thực hiện là xây dựng Cầu phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế xã hội của vùng… Thiệt hại cho nhà đầu tư là nguồn vốn bỏ ra không thu hồi được theo dự kiến ban đầu, điển hình là nhà đầu tư Cienco 5 đã phải từ bỏ dự án giữa chừng. Đối với người dân là sự khơng hài lịng vì q trình thi cơng kéo dài làm cho sinh hoạt của họ không được như mong muốn.
Những vấn đề gây nên những bất cập trên do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do nhà nước và nhà đầu tư khơng thực hiện đúng cam kết của mình theo hợp đồng BOT. Về phía nhà nước đó là vấn đề thay đổi qui hoạch sau khi hợp đồng đã được ký kết, điều này có thể thấy ở việc năm 2002 TPHCM đã điều chỉnh dự án mở rộng quốc lộ 13 một năm sau khi khởi công dự án, đã làm tăng tổng mức đầu tư từ 341 lên 1.600 tỷ đồng và thời gian thu hồi vốn từ 11 lên 25 năm, làm tăng mức độ rủi ro cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, trách nhiệm GPMB của nhà nước khơng được thực hiện nghiêm túc làm cho dự án bị đình trệ khơng thể thi cơng được vì vướng vấn đề giải tỏa, cho đến nay việc này vẫn chưa được giải quyết xong. Chỉ định nhà đầu tư không đủ năng lực thực hiện dự án cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng làm cho dự án bị chậm trễ, đó là việc UBND TPHCM chỉ định Cienco 5 làm nhà đầu tư thực hiện dự án và họ đã bỏ dở dự án giữa chừng. Việc tìm
kiếm đối tác khác để tiếp tục thực hiện hợp đồng cũng khơng được nhà nước thực hiện có trách nhiệm, thương thảo hợp đồng quá lâu cũng là nguyên nhân dẫn đến dự án bị kéo dài, làm tăng chi phí của cả nhà đầu tư lẫn nhà nước. Ngồi ra, việc nhà nước khơng cho nhà đầu tư thu phí để thu hồi vốn theo hợp đồng BOT cũng là vấn đề nan giải ảnh hưởng thời gian thu hồi vốn của nhà đầu tư, đó là việc nhà đầu tư Cơng ty Cổ phần đầu tư hạ tầng Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (CII) đã nhiều lần xin xây trạm thu phí thu hồi vốn sửa chữa cầu Bình Triệu 1 (là một tiểu dự án trong dự án này) nhưng chưa được sự chấp thuận của nhà nước với lý do đã có quá nhiều trạm thu phí.
Đối với trách nhiệm nhà đầu tư là việc từ bỏ dự án giữa chừng, vi phạm hợp đồng BOT. Việc từ bỏ này đã làm cho nhà nước phải mất công chỉ định nhà đầu tư khác để tiếp tục thực hiện dự án, đó là CII. Việc này làm gián đoạn thời gian thi cơng và mất uy tín của nhà nước trong con mắt người dân vì khơng lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực về tài chính và kinh nghiệm.
Hình 3-2: Dự án BOT Cầu Bình Triệu 2
Nguồn: Tuổi trẻ Online
Qua việc triển khai dự án này cho thấy, các rào cản đối với việc thu hút đầu tư là trách nhiệm của nhà nước đối với cam kết thực hiện hợp đồng BOT như việc GPMB, thay đổi qui hoạch, chỉ định nhà đầu tư, đàm phán hợp đồng kéo dài và cản trở việc thu hồi vốn của
nhà đầu tư. Ngoài ra, rào cản thu hút đầu tư còn liên quan đến trách nhiệm của nhà đầu tư không đủ năng lực bỏ dở dự án, việc này ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước khơng giám sát và lựa chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực thực hiện dự án. Đây là một trong những rào cản lớn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào thực hiện các dự án PPP.