Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá dự thảo nghị định về đầu tư theo hình thức PPP, nghiên cứu tình huống các dự án cơ sở hạ tầng ở việt nam (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÁP LÝ

4.5. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Bài học ở dự án BOT Cầu Phú Mỹ cho thấy, các dự án đã thực hiện theo hình thức PPP ở Việt Nam có thể gặp trục trặc ở bất cứ khâu nào, kể cả sau khi dự án được xây dựng xong và đã được đưa vào khai thác. Bất cập của dự án này là cả phía nhà nước và nhà đầu tư không thực hiện đúng theo hợp đồng đãcam kết. Từ sự không thực hiện cam kết của hai bên tất yếu dẫn tới tranh chấp, vì bên nào cũng có lý do của mình. Cho đến nay vấn đề tranh chấp này vẫn chưa được các bên giải quyết một cách thỏa đáng.

Bản dự thảo Nghị định mới đã qui định giải quyết tranh chấp tại điều 70, các tranh chấp sẽ được giải quyết thơng qua hịa giải, tịa án theo luật pháp của Việt Nam, hoặc Hội đồng trọng tài do hai bên thỏa thuận thành lập và quan trọng là phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều này tương đối rõ ràng và phù hợp các qui định của luật pháp quốc tế. Tuy vậy, một số vấn đề còn liên quan đến giải quyết các tranh chấp như các ràng buộc đối với lỗi của các bên chưa có qui định rõ ràng, nên khi tranh chấp xảy ra không được giải quyết thỏa đáng.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để hạn chế những tranh chấp xảy ra, cần phải có cơ chế quản lý hợp đồng nhượng quyền để đảm bảo các bên tham gia hợp đồng thực hiện đúng cam kết của mình như các hợp đồng phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, quản lý tài sản... Tuy nhiên, nghiên cứu của Guasch (2004) cho thấy, ngay cả khi các bên đã có những nỗ lực để khơng xảy ra tranh chấp thì tranh chấp vẫn xảy ra do tính chất dài hạn và phức tạp của dự án PPP. Nhà nước cần phải đảm bảo uy tín của mình khi có những tranh chấp xảy ra, những lỗi thuộc về phí nhà nước thì phải điều chỉnh và sẵn sàng đền bù thiệt hại do phía nhà nước gây ra và không chấp nhận những sửa đổi điều khoản liên quan đến trách nhiệm của khu vực tư nhân.

Theo kinh nghiệm của Chi-lê, đối với các dự án giao thơng thu phí theo cơ chế PPP, tranh chấp được giải quyết thành công bằng hội đồng chuyên gia gồm ba thành viên: một do cơ quan quản lý nhà nước đề cử, một do chủ đầu tư đề cử và người thứ ba được đề cử

trên cơ sở đồng thuận của cả hai bên. Nếu hai bên không đồng ý được thành viên thứ ba thì thành viên này sẽ do tòa án chỉ định

Như vậy, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, phải hạn chế tranh chấp đối với các dự án và có những cơ chế rõ ràng để giải quyết những tranh chấp tương tự như dự án này để giúp cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư CSHT theo hình thức PPP.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá dự thảo nghị định về đầu tư theo hình thức PPP, nghiên cứu tình huống các dự án cơ sở hạ tầng ở việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)