Chương 1 : TỔNG QUAN
1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị Lupus
1.3.4. Điều trị và quản lý bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
LBĐHT không thể điều trị khỏi nên việc điều trị nhằm kiểm soát triệu chứng của các đợt tiến triển, duy trì trạng thái lui bệnh với số lượng thuốc tối thiểu, ít tác dụng phụ nhất.
1.3.4.1. Điều trị
Việc lựa chọn thuốc cũng như phác đồ điều trị cũng như các thuốc giảm viêm, ức chế miễn dịch tùy thuộc vào đánh giá tình trạng bệnh nhân [58],[59],[60]. Các thuốc cơ bản được sử dụng trong LBĐHT là:
- Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID): sử dụng cho thể nhẹ, mới mắc. Corticostroid (Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone)
- Thuốc chống sốt rét tổng hợp: Hydroxychloroquine để chống tái phát, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
- Methotrexate chỉ định với thể có tổn thương khớp.
- Các thuốc khác: Mycophenolate mofetil (MMF), Azathioprine, Cyclosporine A, Cyclophosphamide, Kháng Lympho B (anti-CD20). Chỉ định khi có VT, Lupus tiến triển nặng.
Viêm thận Lupus: điều trị theo tổn thương giải phẫu bệnh thận:
Nhóm I, II: điều trị như các bệnh nhân có triệu chứng ngồi thận.
Nhóm III và IV: là các nhóm có tổn thương tăng sinh thận nên cần điều trị tích cực để hạn chế tổn thương thận tiến triển. Điều trị ban đầu với
corticosteroid, cyclophosphamide hoặc Mycophenolate mofetil. Điều trị duy trì bằng azathioprine hoặc Mycophenolate mofetil và corticosteroid liều thấp.
Nhóm V: chức năng thận bình thường và protein niệu dưới ngưỡng VT, điều trị bằng thuốc chống tăng huyết áp, corticosteroid và ức chế miễn dịch như LBĐHT khơng có biểu hiện thận.
Nhóm VI: corticosteroid và ức chế miễn dịch được chỉ định theo các biểu hiện ngoài thận của LBĐHT. Tổn thương thận nhóm này ở giai đoạn mạn tính xơ hóa nên điều trị thuốc tối thiểu để giảm tác dụng phụ của thuốc.
- Điều trị bổ sung: điều trị tăng huyết áp, rối loạn điện giải, thuốc ức chế men chuyển cho VTL. Phịng lỗng xương bằng canxi và vitamin D khi dùng corticoid kéo dài. Thay huyết tương trong những trường hợp nặng.
1.3.4.2. Quản lý bệnh
LBĐHT là một bệnh nặng, diễn biến phức tạp, tổn thương nhiều cơ quan, có đợt ổn định xen kẽ đợt tiến triển, do đó cần theo dõi suốt q trình điều trị các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, tác dụng phụ của thuốc, các biến chứng nhất là nhiễm trùng cơ hội. VTL là một bệnh cảnh nặng, khó điều trị, tiên lượng phụ thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân với thuốc mà các thuốc điều trị thường độc với thận và phải dùng kéo dài. Xác định và điều trị sớm VTL là sống còn trong ngăn chặn sự cố định các TKT ở thận, gây viêm cầu thận tiến triển và trước khi các biến chứng nghiêm trọng xảy ra [61]. Theo dõi LBĐHT qua xét nghiệm định kỳ máu (công thức máu, creatinine, enzym gan ALT (SGPT-Serum Glutamic Pyruvic Transaminase), AST (SGOT-Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase), nước tiểu (protein niệu, tế bào niệu, trụ niệu) hàng tháng, khi bệnh ổn có thể theo dõi mỗi 2-3 tháng.
Quản lý VTL theo hướng dẫn và khuyến nghị của Hội Khớp học Mỹ qua các chỉ số về huyết áp, xét nghiệm máu (creatinin máu, C3, C4 và Anti- dsDNA), xét nghiệm nước tiểu (tỉ lệ protein/creatinin niệu, tế bào niệu) [61].
Tính điểm SLEDAI, Anti-dsDNA, nồng độ C3 và C4 thường xuyên sau mỗi 4 - 6 tuần là công cụ lâm sàng quan trọng để đánh giá, theo dõi bệnh [52]. Theo dõi bệnh nhân đều đặn giúp chẩn đoán sớm đợt tiến triển bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị, kịp thời điều chỉnh phác đồ thích hợp, giảm tỉ lệ mắc bệnh thận giai đoạn cuối do Lupus, giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong trong LBĐHT.