CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3 Lựa chọn các biến đại diện sử dụng trong mô hình
2.3.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình
2.3.2.1 Quy mơ hộ gia đình
Quy mơ hộ gia đình là tổng số người trong hộ gia đình. Theo nghiên cứu của Tilak (2002) quy mơ hộ gia đình có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình càng tăng khi hộ gia đình càng có nhiều thành viên. Hộ gia đình có nhiều thành viên sẽ có nhiều nguồn thu nhập, ngồi chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của bản thân thì các thành viên cũng có thể đóng góp chi tiêu giáo dục cho các thành viên đang đi học, chia sẽ bớt gánh nặng. Do đó, kỳ vọng trong nghiên cứu này là quy hộ gia đình càng lớn ảnh hưởng tích cực đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình.
2.3.2.2 Trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ học vấn của của người thay mặt gia đình đình quyết định các việc hệ trọng trong hộ gia đình cũng là nhân tố có khả năng tác động đến chi tiêu giáo dục.
Ilon và Moock (1991) trong một nghiên cứu của mình ở vùng nông thôn Peru cũng đã sử dụng biến học vấn của cả bố và mẹ để đánh giá nhu cầu giáo dục của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ giáo dục của mẹ tác động mạnh hơn đến các quyết định giáo dục của con trẻ trong hộ gia đình. Trong nghiên cứu của Glick and Sahn (2000) thì trình độ học vấn của bố mẹ có mối quan hệ tích cực với số năm đến trường của trẻ. Nghiên cứu của Lee (2008) cũng cho kết quả tương tự
về mối tương quan cùng chiều giữa trình độ học vấn của bố mẹ với quyết định đầu tư giáo dục cho con cái. Trình độ học vấn của bố mẹ càng cao thì họ đầu tư giáo dục cho con cái càng cao. Có thể nhận định rằng, trình độ học vấn của bố mẹ có ảnh hưởng đến các quyết định giáo dục của trẻ, trong đó có cả vấn đề chi tiêu cho giáo dục của hộ.
Một vài nghiên cứu khác cũng sử dụng trình độ học vấn của chủ hộ để ước lượng khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, thay vì việc sử dụng biến trình độ giáo dục của bố mẹ. Tilak (2002) nhận định rằng trình độ học vấn của chủ hộ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Người chủ hộ trong các gia đình ở Việt Nam thường là chủ lực trong gia đình về mặt kinh tế hoặc người được kính trọng. Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012) cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều. Chủ hộ có trình độ học vấn càng cao, khả năng thu nhập của họ cũng sẽ cao hơn và sẽ dành nhiều sự ưu tiên cho chi tiêu giáo dục của các thành viên trong hộ gia đình. Ngược lại, khi chủ hộ có trình độ học vấn thấp, thì nhiều khả năng họ có mức thu nhập thấp, từ đó chi phối đến các quyết định phân bổ ngân sách cho hoạt động giáo dục.
Trình độ học vấn của chủ hộ đại diện cho trình độ nhận thức của chủ hộ và có thể được đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Theo Filmer và Pritchett (1998) thì học vấn của một người có thể đo lường bằng số năm đi học. Một cách đo lường khác được Huston (1995) đề nghị và được sử dụng trong nghiên cứu của Qian và Smyth (2008) là sử dụng các biến giả đại diện cho các bậc học khác nhau (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông…).
Dựa theo các nghiên cứu về giáo dục ở Việt Nam cũng như một số nghiên cứu nước ngoài đã sử dụng số năm đi học để đo lường trình độ học vấn và cho kết quả phù hợp với mục tiêu nghiên cứu ban đầu, Từ đó, trong nghiên cứu này tác giả cũng vận dụng số năm đi học để đo lường trình độ học vấn của chủ hộ. Kỳ vọng đặt ra là số năm đi học của chủ hộ càng nhiều thì chi tiêu giáo dục hộ gia đình càng tăng.
2.3.2.3 Giới tính của chủ hộ
Trong các nghiên cứu về hành vi ra quyết định của hộ gia đình, giới tính của chủ hộ cũng được xem như một yếu tố có ảnh hưởng đến các lựa chọn được đưa ra. Nữ giới thường có nhiều bất lợi trong tuyển chọn và xác định lương bổng trong thị trường lao động, ảnh hưởng đến các khoản thu nhập của họ. Mặc dù thu nhập của họ có khả năng thấp hơn nam giới nhưng với vai trò là người ra quyết định sau cùng của hộ gia đình, nữ giới có nhận biết về vai trò của giáo dục tốt hơn nam giới (Huston, 1995). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Huston (1995) cho thấy giới tính của chủ hộ khơng ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ chi tiêu giáo dục của hộ gia đình ở vùng ĐBSCL của Diep Nang Quang (2008) cho thấy chủ hộ là nữ giới có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở vùng này hơn chủ hộ là nam giới.
Khác với một số quốc gia khác, Việt Nam là một quốc gia theo truyền thống văn hố Phương Đơng, quan niệm người đàn ông thường xem trọng sự nghiệp, mong muốn được nắm giữ những vị trí quan trọng. Họ nhận thức rằng học tập sẽ giúp họ đạt được những gì kỳ vọng. Giữ vai trị chủ hộ, nam giới cũng sẽ có những hành động khuyến khích các thành viên học tập nhiều hơn. Nữ giới cũng chịu ảnh hưởng văn hố lâu đời, nhưng ngược lại giới nữ lại có xu hướng e ngại cạnh tranh và tham vọng ở các vị trí cao nên xu hướng đầu tư cho tri thức không được đặt lên hàng đầu. Từ quan niệm trên, dẫn đến kỳ vọng chủ hộ là nam giới sẽ chi tiêu giáo dục nhiều hơn chủ hộ là nữ giới.
2.3.2.4 Sắc tộc của chủ hộ
Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống bao đời nay. Mỗi dân tộc lại có những đặc điểm, phong tục, tập quán rất không giống nhau. Điều này dẫn đến có sự khác biệt trong về các vấn đề trong cuộc sống giữa các dân tộc. UNICEF (2010) đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhập học của trẻ em thuộc
dân tộc Kinh cao hơn trẻ em thuộc nhóm hộ gia đình dân tộc ít người. Nghiên cứu của Diep Nang Quang (2008) cho thấy có sự khác biệt trong các quyết định chi tiêu cho giáo dục giữa các nhóm dân tộc Kinh, Hoa, Khơ me, Tày. Trong số các dân tộc thì dân tộc Kinh chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước. Đồng thời nhóm dân tộc này có trình độ dân trí cao, mức quan tâm đầu tư cho giáo dục nhiều hơn. Do vậy, đề tài kỳ vọng nhóm dân tộc Kinh này có mức chi tiêu giáo dục cao hơn nhóm dân tộc khác.
2.3.2.5 Tình trạng hơn nhân của chủ hộ
Tình trạng hơn nhân của chủ hộ cũng là một trong những tác nhân tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Hộ gia đình với chủ hộ có đầy đủ vợ chồng họ sẵn lòng chi tiêu giáo dục nhiều hơn hộ gia đình với chủ hộ đơn thân. Chủ hộ đơn thân chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất, trong khi hộ gia đình có đầy đủ vợ/chồng có thêm sự hỗ trợ thu nhập từ người vợ/chồng còn lại. Kết quả nghiên cứu từ Mauldin và cộng sự (2001) cho thấy hộ gia đình có bố mẹ đơn thân chi tiêu cho giáo dục của con trẻ ít hơn hộ gia đình có đầy đủ bố mẹ. Tình trạng hơn nhân cịn đầy đủ vợ/chồng của chủ hộ được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình.
2.3.2.6 Số thành viên còn đi học ở các bậc học khác và số trẻ em dưới 6 tuổi
Trong các đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình thì quy mơ hộ gia đình cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến các quyết định giáo dục nói chung và chi tiêu giáo dục nói riêng. Các nghiên cứu trước của Huston (1995) và Tilak (2002) đã chứng minh được quy mơ hộ gia đình có tác động đến các khoản chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Tuy nhiên trên thực tế có trường hợp những hộ gia đình có nhiều thành viên, nhưng đa số các thành viên đã tham gia lao động, thì các thành viên cịn lại nhiều khả năng sẽ được chi tiêu giáo dục nhiều hơn. Vì vậy, trong một số nghiên cứu đánh giá nhân tố tác động đến các quyết định giáo dục đã thay thế biến quy mơ hộ gia đình bằng một vài biến phân loại cụ thể hơn. Mauldin và cộng sự (2001) đã sử dụng số trẻ em trong hộ thay thế nhân tố quy mô hộ gia đình để đánh giá tác
động đến việc đến trường và chi tiêu giáo dục của trẻ. Nghiên cứu Chi tiêu giáo dục hộ gia đình ở khu vực thành thị của Trung Quốc (Quian và Smith, 2010) cũng nhận thấy số trẻ em ở độ tuổi dưới 6 ảnh hưởng có ý nghĩa và tác động tiêu cực đến chi tiêu giáo dục. Điều này có nghĩa là hộ gia đình có càng nhiều trẻ em dưới 6 tuổi, chi tiêu dành cho những thành viên nhỏ tuổi này sẽ làm giảm chi tiêu giáo dục của hộ gia đình.
Bên cạnh đó, số thành viên cịn lại đang đi học nhiều khả năng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Số thành viên cịn đang đi học ở các bậc học khác càng nhiều, mức phân bổ ngân sách cho các thành viên đang đi học có thể giảm.
Với nghiên cứu này, tác giả sử dụng số thành viên còn lại trong hộ đang theo học ở các bậc học khác và số trẻ dưới 6 tuổi đại diện quy mơ hộ gia đình để đánh giá tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Nghiên cứu kỳ vọng số thành viên đang đi học ở các bậc học khác và số trẻ dưới 6 tuổi càng tăng thì chi tiêu giáo dục càng giảm.
2.3.2.7 Giới tính của trẻ
Tư tưởng Nho giáo tồn tại rất lâu đời ở Việt Nam, hiện nay tuy quan niệm trọng nam khinh nữ đã dần được cải thiện. Tuy nhiên phần lớn dân cư theo tập quán sản xuất nông nghiệp, dân cư tập trung nhiều ở vùng nông thôn tư tưởng này vẫn còn tồn tại. Do đó, bé gái thường ít được gia đình đầu tư giáo dục so với bé trai. Quan niệm bé gái chỉ học cho biết chữ, lớn lên lập gia đình sống bên gia đình chồng, khơng giúp nhiều cho gia đình. Theo nghiên cứu của Tilak (2002) thì giới tính của trẻ cũng tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Kỳ vọng của nghiên cứu này chi tiêu giáo dục của hộ gia đình ảnh hưởng mạnh đối với bé trai hơn bé gái.
2.3.3 Đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình
mức chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Nghiên cứu về chi tiêu giáo dục của bố mẹ cho trẻ được thực hiện ở Hoa Kỳ của Mauldin và cộng sự (2001) phân chia đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình thành 2 đặc điểm: hộ gia đình sinh sống ở vùng thành thị hay nơng thơn và vùng miền mà hộ gia đình đang sinh sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ gia đình ở vùng Đơng Bắc và phía Tây của Hoa Kỳ chi tiêu cho giáo dục ít hơn các hộ gia đình ở khu vực phía Nam, và các hộ gia đình ở khu vực thành thị chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn hộ gia đình ở nơng thơn. Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012) cho thấy hộ gia đình đang sinh sống ở khu vực thành thị vùng Đơng Nam Bộ có mức chi tiêu giáo dục cao hơn hộ gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn. Kỳ vọng nghiên cứu đặt ra là hộ gia đình sinh sống ở khu vực thành thị có mức chi tiêu giáo dục nhiều hơn hộ gia đình sinh sống ở khu vực nơng thơn.
2.4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu: (1) phương pháp thống kê mô tả các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. (2) phương pháp định lượng các hệ số hồi quy mơ hình được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS).
2.4.2 Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu VHLSS 2012 của Tổng cục thống kê Việt Nam. Bộ dữ liệu có tổng cộng 9.399 hộ được điều tra thu nhập, chi tiêu và các chủ đề khác trên cả nước.
Cuộc khảo sát thu thập thông tin theo 4 kỳ, mỗi kỳ một quý từ quý 1 đến quý 4 năm 2012. Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp được các phỏng vấn viên trực tiếp phỏng vấn chủ hộ và cán bộ chủ chốt của xã có địa bàn khảo sát. Tiêu chí để lựa chọn hộ gia đình nghiên cứu trong đề tài này như sau: có thành viên đang theo học từ lớp 1 đến lớp 12 trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.
Các thông tin được thu thập chủ yếu trên cơ sở trích xuất từ các mục: Mục 1: Một số đặc điểm nhân khẩu học
Mục 2: Giáo dục Mục 5: Chi tiêu
Sau khi trích lọc bộ dữ liệu nghiên cứu có 533 hộ gia đình. Chi tiêu giáo dục bình quân trẻ được tính bằng tổng chi tiêu cho giáo dục của các thành viên đang theo học từ lớp 1 đến lớp 12 chia cho số thành viên đang theo học các bậc học này của hộ gia đình.
Bảng 2.1: Thơng tin nguồn dữ liệu được trích xuất
Stt Tên biến Giải thích Nguồn Tên trường
1 gioitinh Giới tính chủ hộ
mục 1
m1ac2 2 honnhan Tình trạng hơn nhân của chủ
hộ m1ac6
3 treduoi6 Số trẻ em dưới 6 tuổi trong hộ m1ac5 4 dantoc Dân tộc của chủ hộ
ttchung dantoc
5 ttnt Khu vực thành thị - nông thôn ttnt
6 capckhac Số thành viên đang học cấp học khác trong hộ
mục 2
m2c6
7 Hocvan Số năm đi học của chủ hộ m2c1, m2c2a,
m2c2b 8 tsnguoi Tổng số người trong hộ ttchung Tsnguoi 9 chiGD_BQ Chi tiêu giáo dục bình quân trẻ M2c11k,
m2c14, m2c7
10 chitieu_BQ Chi tiêu bình quân đầu người ttchung, muc 7 m5a1ct, m5a2ct, m5b1ct, m5b2ct, m5b3ct, m6c7,
m7c23, m2act, m3ct 11 chiLTTP_BQ Chi tiêu lương thực, thực
phẩm bình quân ttchung m5a2ct
12 gioitinhtre Giới tính của trẻ đi học Mục 1,
mục 2 m1ac2, m2ct Bảng tóm tắt kỳ vọng các biến trong mơ hình
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt kỳ vọng các biến trong mơ hình
Stt Mã biến Ý nghĩa Đơn vị tính Kỳ vọng
1 gioitinh Giới tính của chủ hộ Nam: 1 Nữ: 0 + 2 honnhan Tình trạng hơn nhân của chủ hộ Đơn thân: 0
Vợ chồng: 1 + 3 treduoi6 Số trẻ em dưới 6 tuổi trong hộ Trẻ - 4 dantoc Dân tộc của chủ hộ Khác: 0 Kinh: 1 + 5 ttnt Khu vực thành thị - nông thôn Thành thị: 1
Nông thôn: 0 + 6 capkhac Số thành viên đang học cấp học
khác trong hộ Người -
7 hocvan Số năm đi học của chủ hộ Năm +
8 tsnguoi Tổng số người trong hộ Người +
9 LnchiGD_BQ Ln Chi tiêu giáo dục bình quân
trẻ Nghìn đồng
10 Lnchitieu_BQ Ln Chi tiêu bình quân đầu người Nghìn đồng + 11 LnchiLTTP_BQ Ln Chi tiêu lương thực, thực
phẩm bình quân Nghìn đồng +/-
Tóm tắt chương 2:
Chương này tác giả đã tiến hành tóm tắt các mơ hình kinh tế chi tiêu hộ gia đình. Từ đó đã lựa chọn được mơ hình kinh tế sử dụng cho nghiên cứu này. Bên cạnh đó, thơng qua việc lược sơ các kết quả nghiên cứu trước đã lựa chọn được các biến đại diện cho các đặc điểm hộ gia đình phù hợp với khung phân tích đã nêu ở chương 1. Các yếu tố được dự đốn sẽ có tác động đến chi tiêu giáo dục bao gồm: chi tiêu bình quân, chi tiêu lương thực, thực phẩm bình quân, trình độ học vấn - giới