Kiểm định mơ hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 4 : MÔ HÌNH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CHI TIÊU GIÁO DỤC

4.2 Kiểm định mơ hình

Kiểm định hiện tượng tương quan giữa các biến độc lập chính trong mơ hình khơng cho thấy có sự tương quan mạnh giữa các biến do các hệ số tương quan [phụ lục 4.1] tương đối thấp đều nhỏ hơn 0,8. Hệ số tương quan nhỏ hơn 0,8 cho phép ta kết luận khơng có sự tương quan mạnh giữa các biến trong mơ hình (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Từ đó, ta được phép thực hiện các ước lượng hồi quy bằng phương pháp hồi quy OLS.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến thì chúng ta thường xem xét các hệ số phóng đại phương sai VIF. Cũng theo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) nếu VIF của một biến lớn hơn 10 thì biến này được coi là có cộng tuyến cao. Kết quả phân tích cho thấy các hệ số VIF của các biến chính trong mơ hình đều nhỏ hơn 10, [Phụ lục 4.2]. Do vậy, có thể kết luận là khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình.

Kiểm định F về sự phù hợp của mơ hình nhằm xem xét có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập trong mơ hình với biến phụ thuộc hay không. Mơ hình

trong nghiên cứu được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng khơng và mơ hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác khơng. Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy giá trị F(18.491) có ý nghĩa ở mức 1% (Sig có giá trị là 0.000) [Phụ lục 4.2]. Giả thuyết H0 là các hệ số hồi quy điều bằng khơng, kiểm định này có ý nghĩa ở mức 1% cho phép bác bỏ giả thuyết H0, và cho phép chấp nhận giả thuyết H1 là có ít nhất một hệ số ước lượng trong mơ hình khơng bằng khơng, mơ hình được xem là phù hợp.

Kiểm định phương sai số dư không đổi sử dụng kiểm định Spearman. Kết quả kiểm định Spearman nhận thấy đa số các biến chính của mơ hình có mức ý nghĩa đều lớn hơn 0,05 [Phụ lục 4.3]. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho phép nhận định phương sai phần dư không thay đổi.

Bảng 4.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình

Tên biến Hệ số Mức ý nghĩa

Tung độ góc 4.613 0.000

Ln chi tiêu bình quân 0.533 0.000

Ln chi LTTP bình qn -0.349 0.000

Giới tính của chủ hộ 0.015 0.854

Tình trạng hơn nhân của chủ hộ 0.035 0.697

Số trẻ em dưới 6 tuổi -0.096 0.080

Số trẻ em học cấp học khác -0.336 0.000

Số năm đi học của chủ hộ 0.038 0.000

Giới tính của trẻ -0.066 0.230

Quy mô hộ gia đình 0.058 0.006

Sắc tộc của chủ hộ 0.233 0.017

Biến phụ thuộc: Ln chi tiêu giáo dục bình quân trẻ

R – bình phương hiệu chỉnh 0.266

Các hệ số trong mơ hình được ước lượng bằng phương pháp OLS thể hiện ở bảng 4.1. Kết quả ước lượng cho thấy hầu hết các biến có ý nghĩa ở mức 5%. Hệ số R bình phương hiệu chỉnh = 0,266. Như vậy, có thể nói 26,6 sự thay đổi chi tiêu giáo dục bình quân trẻ của hộ gia đình được giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình. Ngồi các biến trong mơ hình, cịn có nhiều nhân tố khác tác động đến chi tiêu giáo dục bình quân trẻ của hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)