CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.4.1. Tuổi khởi phát bệnh (năm), tuổi tại thời điểm nghiên cứu (năm) 2.2.4.2. Giới tính (nam, nữ)
2.2.4.3. Thời gian bị bệnh: Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh
đến khi vào nghiên cứu (tháng), tính cả triệu chứng Raynaud.
2.2.4.4. Đánh giá thương tổn da
- Độ dày da theo thang điểm mRSS (ảnh 1.2) (Người nghiên cứu đánh giá). - Độ dày da nặng hay nhẹ dựa vào ngưỡng cutoff 14 điểm
- Đánh giá không thay đổi, cải thiện hay nặng lên của thương tổn da vào thời điểm T12 dựa vào thay đổi mRSS giảm hay tăng ≥ 2 điểm.
2.2.4.5.Đánh giá thương tổn loét - hoại tử đầu ngón
Khám lâm sàng bệnh nhân, đánh giá có/khơng và đánh giá khơng thay đổi, cải thiện hoặc nặng lên theo triệu chứng khám.
2.2.4.6. Đánh giá thương tổn phổi
- Chụp phim HRCT vùng ngực, đánh giá chỉ số HRCT theo 5 lớp cắt
ảnh 1.3 - 1.6 do chun gia chẩn đốn hình ảnh và nghiên cứu sinh phối hợp thực hiện. Bệnh nhân được đánh giá là có ILD nếu chỉ số HRCT > 0 điểm. Đánh giá ILD nặng hay nhẹ dựa vào ngưỡng cutoff chỉ số HRCT 5 điểm. Đánh giá không thay đổi, cải thiện hay nặng lên của thương tổn ILD vào thời điểm T12 dựa vào thay đổi chỉ số HRCT giảm hay tăng ≥ 2 điểm.
- Siêu âm tim qua thành ngực: đánh giá chỉ số PAPs (chỉ số bình thường 28 ± 5 mmHg), chẩn đoán PAH trên siêu âm tim qua thành ngực khi PAPs ≥ 35 mmHg. Bệnh nhân được chuyển khám chuyên khoa tim mạch làm thông tim và kê đơn phối hợp nếu tình trạng nặng lên. Đánh giá không thay đổi, cải thiện hay nặng lên của thương tổn PAH vào thời điểm T12 dựa vào thay đổi chẩn đốn có hay khơng có PAH dựa trên PAPs và mức độ tăng PAPs ngưỡng cutoff là ≥ 35 mmHg.
2.2.4.7. Đánh giá thương tổn thận
- Tổng phân tích và xét nghiệm tế bào nước tiểu để xác định chỉ số protein niệu, hồng cầu niệu, bạch cầu niệu, trụ niệu,… Nhận định bất thường tổng phân tích nước tiểu nếu có một trong các biểu hiện trên ít nhất 2 lần xét nghiệm liên tiếp.
- Đánh giá bất thường tổng phân tích nước tiểu khơng thay đổi, cải thiện hay nặng lên phụ thuộc vào sự mất đi hoặc xuất hiện thêm bất thường tổng phân tích nước tiểu trên ít nhất 2 lần xét nghiệm liên tiếp.
- Cơn kịch phát trên thận: cơn tăng huyết áp ác tính (huyết áp tâm thu > 180mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 110 mmHg).
- Suy thận mãn, đợt cấp của suy thận mãn: tăng nồng độ creatimin
2.2.4.8. Đánh giá thương tổn tiêu hoá
Khai thác triệu chứng nuốt nghẹn dựa và hỏi bệnh. Nhận định bệnh nhân có/khơng thương tổn tiêu hố khi có nuốt nghẹn hoặc khơng. Đánh giá sau 1 năm bằng hỏi bệnh: không thay đổi, cải thiện hay nặng lên. Bệnh nhân nào cần thiết nội soi tiêu hoá mới tiến hành chuyển bảo hiểm sang Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân được chuyển khám chuyên khoa tiêu hoá kê đơn phối hợp nếu tình trạng nặng lên.
2.2.4.9. Đánh giá thương tổn khớp
Đánh giá triệu chứng đau khớp có/ khơng theo hỏi bệnh và khám sưng nóng đỏ đau. Đánh giá sau 1 năm bằng hỏi bệnh triệu chứng cơ năng: không thay đổi, cải thiện hay nặng lên. Bệnh nhân được chuyển khám chuyên khoa cơ xương khớp kê đơn phối hợp nếu tình trạng nặng lên.
2.2.4.10. Đánh giá thương tổn cơ.
- Khám bệnh và hỏi bệnh về triệu chứng đau cơ, yếu cơ của bệnh nhân. - Xét nghiệm men CK để đánh giá thương tổn cơ (nếu cần)
- Điện cơ kim được chỉ định nếu có nghi ngờ thương tổn cơ, do bác sỹ chuyên khoa đọc kết quả: thương tổn nguồn gốc cơ/ thương tổn nguồn gốc thần kinh.
- Sinh thiết cơ được chỉ định khi các triệu chứng và xét nghiệm trên bất thường không lý giải được để loại trừ viêm đa cơ trong bệnh cảnh hội chứng overlap.
- Bệnh nhân sẽ được ghi nhận có thương tổn cơ nếu có 2 trong các biểu hiện trên phối hợp: 1. Đau cơ/yếu cơ + men CK cùng thời điểm tăng trên ngưỡng bình thường; 2. Men CK tăng + điện cơ kim có thương tổn nguồn gốc cơ; 3. Đau cơ/ yếu cơ + điện cơ kim có thương tổn nguồn gốc
cơ. Khơng nhận định bệnh nhân có thương tổn cơ nếu chỉ có 1 triệu chứng hoặc xét nghiệm bất thường.
2.2.4.11. Các chỉ số sinh hoá máu được làm hàng tháng hoặc vào thời điểm cần thiết để theo dõi bệnh và điều trị thuốc phù hợp.
2.2.4.12. Các chỉ số tự kháng thể và cytokin
- Tự kháng thể ANA sử dụng kỹ thuật nhuộm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào Hep-2, được kỹ thuật viên xét nghiệm đánh giá bán định lượng theo mức độ từ 0 đến 4+ và hình dạng lắng đọng. Tự kháng thể ACA được đánh giá dương tính/âm tính nếu có hay khơng dạng lắng đọng discreste.
- Nồng độ tự kháng thể ATA và RNAP được đánh giá dương tính/ âm tính theo giá trị ngưỡng của bộ kít và có ghi nhận nồng độ tự kháng thể tính theo đơn vị mol/l
- Nồng độ các cytokin được tính theo đơn vị pg/ml. Các trường hợp nồng độ cytokin đo được bằng 0 được đánh giá là “Dưới ngưỡng phát hiện” hay “Không phát hiện”. Các trường hợp nồng độ cytokin đo được > 0 được đánh giá là “Trên ngưỡng phát hiện” hoặc “Phát hiện”. Ngưỡng cutoff của các cytokin trong mơ hình đa biến dựa vào giá trị bách phân vị.