Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 33 - 37)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

cứu trong luận án

1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

Qua nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án trong và ngoài nước từ trước đến nay mà tác giả tiếp cận được, có thể rút ra một số đánh giá sau đây:

Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi có liên quan đến đề tài tương đối nhiều. Các cơng trình này có phạm vi nghiên cứu khá rộng, chủ yếu nghiên cứu độc lập về tội cướp tài sản và về chế định đồng phạm nói chung, trong đó có phạm tội có tổ chức. Đây là một nguồn tài liệu tham khảo giúp tác giả có cái nhìn tổng quan hơn về tội cướp tài sản cũng như yếu tố có tổ chức của tội phạm này ở một số nước trên thế giới qua đó tiếp thu, học hỏi những quy định tiến bộ, những yếu tố hợp lý, có tính tương thích với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trong các cơng trình đó, tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức chưa được nghiên cứu một cách độc lập, sâu sắc mà mới chỉ nghiên cứu ở mức độ chung khi nghiên cứu về tội cướp tài sản hoặc nghiên cứu yếu tố có tổ chức trong chế định đồng phạm nói chung mà chưa kết hợp với tội cướp tài sản. Một số cơng trình được nghiên cứu cách đây đã quá lâu, khơng cịn phù hợp với tình hình tội phạm có tổ chức và tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, quy định cụ thể của pháp luật mỗi nước đối với loại tội phạm này khác nhau, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của mỗi nước nên kết quả nghiên cứu chỉ mang giá trị tham khảo để tác giả nghiên cứu tiếp thu những giá trị tiến bộ, phù hợp với tình hình hiện tại ở nước ta.

Ở trong nước cũng đã có khá nhiều cơng trình liên quan đến đề tài được nghiên cứu ở nhiều cấp độ và nhiều góc độ. Các cơng trình này chủ yếu nghiên cứu về tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội cướp tài sản nói riêng, đồng phạm, phạm tội có tổ chức. Một số cơng trình đã nghiên cứu một cách tương đối sâu sắc về tội cướp tài sản với khái niệm, các yếu tố cấu thành tội phạm, quy định về cấu thành cơ bản cũng như cấu thành tăng nặng trong đó có dấu hiệu định khung phạm tội có tổ chức

khi nghiên cứu tội cướp tài sản một cách độc lập hoặc nghiên cứu trong nhóm tội xâm phạm sở hữu dưới góc độ hình sự. Bên cạnh đó, một số cơng trình cũng đã phân tích thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về tội cướp tài sản cũng như thực trạng quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức nói chung trên cả nước và ở một số địa phương cụ thể, đồng thời đưa ra kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật, khắc phục bất cập, hạn chế,... Một số cơng trình nghiên cứu về chế định đồng phạm, phạm tội có tổ chức, trong đó đã phân tích khá sâu sắc các khái niệm, đặc điểm của đồng phạm, phạm tội có tổ chức và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Tuy nhiên, vì nghiên cứu phạm tội có tổ chức với tư cách một tình tiết tăng nặng độc lập trong chế định đồng phạm mà không nghiên cứu dưới góc độ là tình tiết tăng nặng định khung của tội cướp tài sản nên một số bất cập, hạn chế và giải pháp, kiến nghị đưa ra trong các cơng trình này cũng chưa sâu sắc và cụ thể. Bên cạnh đó, hầu hết các cơng trình này được nghiên cứu trên cơ sở quy định của BLHS năm 1999 trở về trước với thời điểm nghiên cứu đã khá lâu. Các cơng trình nghiên cứu về tội cướp tài sản cũng đã có nội dung về áp dụng tình tiết định khung tăng nặng phạm tội có tổ chức nhưng với dung lượng hạn chế nên cả lý luận, thực tiễn áp dụng, giải pháp kiến nghị đều chưa đầy đủ và toàn diện. Đến nay, BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có hiệu lực pháp lý và tình hình tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trên thực tế đã có những thay đổi lớn địi hỏi có những nghiên cứu mới về cả lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu liên quan đến đề tài cịn có các bài viết trên các tạp chí khoa học nhưng hầu hết chỉ tập trung vào một số khía cạnh lý luận, chỉ ra một số bất cập trong quy định của pháp luật hoặc thực tiễn áp dụng nên chưa giải quyết thỏa đáng và toàn diện các vấn đề lý luận, pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng quy định về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức. Một số cơng trình nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học - phịng ngừa tội phạm nên nội dung lý luận cũng như thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức tương đối hạn chế.

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức một cách đầy đủ,

toàn diện, kết hợp cả lý luận và thực tiễn để từ đó đánh giá hạn chế, khó khăn và đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật về tội danh này trên phương diện quy định của pháp luật cũng như cơ chế áp dụng, nhất là nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn là địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – địa bàn xảy ra loại án trên với số lượng tương đối lớn. Do vậy, luận án này là cơng trình khoa học ở cấp độ tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu những vấn đề lý luận về phạm tội có tổ chức, phân biệt nó với tổ chức tội phạm về tính chất, hình thức thực hiện tội phạm từ đó đề ra giải pháp hồn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật phù hợp với giai đoạn hiện nay; nghiên cứu về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức gắn với thực trạng áp dụng pháp luật ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trong thời gian tới.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu trong luận án

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, việc nghiên cứu về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức được tiến hành chưa được toàn diện, sâu sắc, cần phải được tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau:

Một là, tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm của đồng phạm, phạm tội có tổ chức; phân biệt phạm tội có tổ chức với các khái niệm có liên quan; phân tích làm sáng tỏ khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức;

Hai là, phân tích, đánh giá vấn đề về thực tiễn định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2011 đến năm 2021, qua đó làm sáng tỏ những hạn chế, vi phạm, sai lầm cần khắc phục;

Ba là, phân tích, đánh giá làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, vi phạm, sai lầm trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

Bốn là, phân tích các yêu cầu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu các cơng trình đã được cơng bố cho thấy, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về đồng phạm, phạm tội có tổ chức và về tội cướp tài sản. Trong đó, các tác giả đã phân tích khá sâu sắc khái niệm, đặc điểm của đồng phạm, các loại người trong đồng phạm, phạm tội có tổ chức. Các tác giả cũng đã phân tích khá sâu sắc khái niệm, đặc điểm, các dấu hiệu pháp lý và các tình tiết định khung tăng nặng của tội cướp tài sản và trách nhiệm hình sự đối với nó. Một số cơng trình đã phân tích thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về tội cướp tài sản, thực trạng quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức nói chung trên cả nước và ở một số địa phương, đồng thời đưa ra kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật, khắc phục bất cập, hạn chế đặt ra trong thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế ở một số vấn đề như: nghiên cứu chưa thật toàn diện, chưa thật đầy đủ về tội cướp tài sản trong trường hợp phạm tội có tổ chức cả về lý luận cũng như cả về thực tiễn mà đa số chỉ nghiên cứu về một góc độ nào đó như tội cướp tài sản nói chung hay chế định đồng phạm, phạm tội có tổ chức nói chung mà khơng gắn với tội danh cụ thể là tội cướp tài sản; nêu được một số khó khăn, vướng mắc khi áp dụng luật về tội cướp tài sản trong trường hợp phạm tội có tổ chức nhưng chưa đi sâu, phân tích rõ ràng và cụ thể các vướng mắc, bất cập đó cũng như chưa đưa ra giải pháp khắc phục một cách thỏa đáng; Một số cơng trình nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học, phòng ngừa tội phạm nên lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật tương đối hạn chế; Nhiều cơng trình được nghiên cứu trên cơ sở BLHS năm 1999 trở về trước trong khi quy định của pháp luật hình sự hiện hành cũng như tình hình tội phạm cướp tài sản trong trường hợp phạm tội có tổ chức đã có nhiều thay đổi. Cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về tội cướp tài sản trong trường hợp phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, trong cơng trình này, tác giả sẽ nghiên cứu những vấn đề của tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức cịn bị bỏ ngỏ, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở nước ta nói chung trong thời gian tới.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ

Một phần của tài liệu Tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)