Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội cướp tài sản dưới hình thức
thức phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
3.3.1. Kết quả quyết định hình phạt đối với tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức là việc Tịa án căn cứ vào các quy định của pháp luật để lựa chọn loại và mức hình phạt, biện pháp cưỡng chế về hình sự khác áp dụng đối với cá nhân từng người phạm tội có tổ chức. Hay nói cách khác, quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức là việc Tịa án căn cứ vào quy định pháp luật để quyết định TNHS đối với từng người phạm tội trên nguyên tắc cá thể hóa hình phạt. Trên cơ sở đó, quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức là trường hợp quyết định hình phạt đặc biệt, được thực hiện bởi Tịa án sau khi xác định tội danh chung mà những người phạm tội có tổ chức đã cùng thực hiện. Trong q trình quyết định hình phạt, Tịa án cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm đặc biệt của loại tội phạm này so với các trường hợp đồng phạm khác, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người phạm tội để quyết định miễn TNHS, miễn hình phạt hoặc xác định khung hình phạt, quyết định loại hình phạt, mức hình phạt áp dụng đối với từng người phạm tội cướp dưới hình thức phạm tội có tổ chức.
Việc quyết định hình phạt nói chung và đối với trường hợp phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức nói riêng phải dựa trên những tiêu chuẩn và nguyên tắc thống nhất. Tác giả hồn tồn đồng tình với quan điểm của GS.TS. Võ Khánh Vinh về các tiêu chuẩn xác định các nguyên tắc quyết định hình phạt. Theo đó, những tiêu chuẩn xác định đó là:
1) Phải là những tư tưởng chủ đạo, cơ bản; 2) Phải được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp trong luật hình sự; 3) Phải là những tư tưởng định hướng hoạt động của Tòa án trong lĩnh vực quyết định hình phạt; 4) Những tư tưởng đó phải phù hợp với chính sách hình sự trong từng giai đoạn phát triển của Nhà nước.[120, tr.25]
Căn cứ vào những tiêu chuẩn trên, tác giả cho rằng, việc quyết định hình phạt nói chung và phạm tội cướp dưới hình thức phạm tội có tổ chức nói riêng phải dựa trên bốn nguyên tắc: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quyết định hình phạt, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong quyết định hình phạt, ngun tắc cá thể hóa hình phạt trong quyết định hình phạt, ngun tắc cơng bằng trong quyết định hình phạt.
Đồng phạm nói chung và phạm tội có tổ chức nói riêng là một hình thức phạm tội đặc biệt. Những đặc điểm riêng biệt đó quyết định tính đặc thù của việc quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm. Trong trường hợp phạm tội có tổ chức, những người cùng thực hiện tội phạm cố ý cùng thực hiện một tội phạm đã làm cho tội phạm thay đổi về chất và làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi hơn hẳn tội phạm được thực hiện riêng lẻ. Bởi lẽ, người phạm tội trong trường hợp có tổ chức có tâm lý dựa vào sức mạnh tập thể nên liều lĩnh hơn, quyết tâm phạm tội hơn, dễ có khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội hơn, có điều kiện che giấu, gây khó khăn cho việc xử lý của cơ quan tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, tuy cùng thực hiện một tội phạm nhưng mức độ thực hiện của mỗi cá nhân là khác nhau, nhân thân của mỗi người khác nhau nên khi quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội có tổ chức nói chung và trong trường hợp tội cướp tài sản với tình tiết phạm tội có tổ chức nói riêng, Tịa án phải cân nhắc một cách đầy đủ và toàn diện các căn cứ:
Căn cứ thứ nhất, Tòa án căn cứ vào các quy định của BLHS: Trước hết, Tòa án dựa vào nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 3 BLHS, căn cứ quyết định hình phạt chung tại Điều 50 BLHS, chế tài được quy định tại khoản 2 Điều 168 BLHS, các quy định khác về quyết định hình phạt chung được áp dụng cho trường hợp đồng phạm, quy định tại Điều 58 BLHS đối với trường hợp đồng phạm.
Căn cứ thứ hai, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: Tòa án phải xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chung của tất cả những người đồng phạm. Tuy nhiên, tính chất và mức độ tham gia của mỗi người là khác nhau nên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội trong hành vi của từng người đồng phạm là khác nhau và TNHS là trách nhiệm cá nhân nên đòi hỏi Tịa án phải xem xét tính chất, mức độ tham gia của mỗi người. Điều này được quyết định bởi vai trò mà mỗi người đồng phạm đảm nhận, tác dụng của người đó đối với hoạt động phạm tội chung của cả nhóm. Xác định tính chất tham gia phạm tội của từng người đồng phạm trong phạm tội có tổ chức chính là xác định người đồng phạm đó đóng vai trị như thế nào trong vụ án, là người tổ chức, xúi giục, giúp sức hay thực hành. Mỗi vai trò tham gia của người đồng phạm có tính nguy hiểm khác nhau. Thông thường, người tổ chức, cầm đầu, chỉ huy, xúi giục có vai trị nguy hiểm hơn cho nên hình phạt được quyết định cho những người này phải nghiêm khắc hơn.
Căn cứ thứ ba, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS có liên quan đến hành vi và nhân thân của cá nhân mỗi người đồng phạm nên nó chỉ được áp dụng đối với chính cá nhân người đồng phạm có tình tiết đó mà khơng liên quan đến những người đồng phạm khác. Tuy nhiên, đối với các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS chung của vụ án mà tất cả những người đồng phạm đều thỏa mãn thì áp dụng chung cho tất cả, ví dụ như tình tiết lợi dụng thiên tai, dịch bệnh; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi;…
Căn cứ thứ tư, nhân thân người phạm tội. Tòa án phải cân nhắc nhân thân của từng người đồng phạm để từ đó quyết định hình phạt với từng người đồng phạm vì nhân thân của mỗi người đồng phạm làm ảnh hưởng đến tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội trong hành vi của người đồng phạm đó mà thơi.
Qua số liệu thống kê (xem bảng 3.7 – Phần phụ lục), trong 11 năm (từ năm
2011 đến năm 2021), tổng số vụ cướp tài sản bị xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 1.714 vụ với 4.002 bị cáo, trong đó đã xét xử 717 vụ cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức và quyết định hình phạt đối với 2.513 bị cáo. Như vậy, tổng số vụ án cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trong 11 năm
qua chiếm tỷ lệ 41,8% tổng số vụ án về Tội cướp tài sản; số bị cáo bị xét xử về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức chiếm tỷ lệ 62,8% so với số bị cáo bị xét xử về Tội cướp tài sản. Tỷ lệ này tương đối cao do đặc thù của trường hợp phạm tội có tổ chức là số lượng bị cáo trong một vụ án nhiều. Trong 11 năm qua, tính trung bình mỗi năm Tịa án trên địa bàn thành phố xét xử 65,2 vụ án cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức và quyết định hình phạt đối với 228,4 bị cáo. Trong hầu hết các vụ án cướp tài sản nói chung và cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức nói riêng, các hình phạt nghiêm khắc đã được áp dụng đối với các bị cáo (xem bảng 3.8 và bảng 3.9 – Phần phụ lục). Cụ thể, đa số các bị cáo đều bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Trong đó, trong 11 năm qua, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có 777 bị cáo phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức bị áp dụng mức hình phạt từ 7 đến 15 năm tù (chiếm 30,9% so với tổng số bị cáo phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức). Tuy nhiên, so với tổng số 945 bị cáo phạm tội cướp tài sản bị áp dụng hình phạt từ 7 đến 15 năm tù thì bị cáo phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức bị áp dụng mức hình phạt này có tỷ lệ cao hơn rất nhiều, chiếm tới 82,22%. Với mức hình phạt hình phạt từ 3 đến 7 năm tù thì trong 11 năm qua có 1.141 bị cáo phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức bị áp dụng (chiếm 45,4% so với tổng số bị cáo phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức). Như vậy, mặc dù khoản 2 Điều 133 BLHS năm 1999 và khoản 2 Điều 168 BLHS hiện hành đều quy định mức hình phạt áp dụng cho người phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức là từ 7 đến 15 năm tù nhưng số bị cáo bị áp dụng mức hình phạt 3 đến 7 năm tù vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (45,4%). Đối với người phạm tội trong trường hợp này thì mức hình phạt 3 đến 7 năm tù là mức hình phạt trong những trường hợp đặc biệt đã được hạ khung hình phạt một lần khi thỏa mãn điều kiện như có nhiều tình tiết giảm nhẹ: tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập cơng chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, bị cáo có vai trị thứ yếu trong vụ án phạm tội có tổ chức...
Bên cạnh đó mức hình phạt này cũng thường được áp dụng đối với người phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trong trường hợp phạm tội chưa đạt, bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội,... với quy định riêng về quyết định hình phạt, mức hình phạt đối với họ được giảm nhẹ hơn dù phạm tội ở Khoản 2 với mức hình phạt quy định chung là 7 đến 15 năm tù... Hình phạt tù dưới 3 năm cũng được áp dụng đối với người phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức. Cụ thể, trong 11 năm qua có 568 người phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức được áp dụng hình phạt tù dưới 3 năm (chiếm tỷ lệ 22,6% số bị cáo phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức). So với 1129 bị cáo phạm tội cướp tài sản bị áp dụng hình phạt tù dưới 3 năm thì đã chiếm 50,3%. Trong khi đó, trường hợp bị cáo bị áp dụng hình phạt tù dưới 3 năm nhưng cho hưởng án treo là rất ít, trong 11 năm qua chỉ có 27 bị cáo phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức được cho hưởng án treo (chiếm tỷ lệ 1,07%). Hầu hết các bị cáo này là người dưới 18 tuổi phạm tội vừa được áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và là người giúp sức nhưng có vai trị khơng đáng kể,... Tức là họ vừa được áp dụng quy định đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, vừa có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS để làm căn cứ xem xét hạ khung hình phạt, giảm mức hình phạt theo quy định của BLHS. Kết quả này đã phản ánh tính chất mức độ nguy hiểm cao cho xã hội của hành vi cũng như yếu tố nhân thân của những người phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức cũng như sự nghiêm túc của Tòa án khi giải quyết loại án này.
Các phán quyết của Tịa án về hình phạt trong các vụ án cướp dưới hình thức phạm tội có tổ chức căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và trên cơ sở xem xét một cách toàn diện, khách quan các chứng cứ của vụ án nên đã bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Các Tòa án đã bảo đảm việc thực hiện tốt nguyên tắc xử lý đối với các vụ án phạm tội có tổ chức: nghiêm trị những người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy,…; phân hóa hình phạt đối với từng người phạm tội theo vai trò thực hiện hành vi phạm tội cụ thể trong vụ án… Nhìn chung, hình phạt mà Tịa
án áp dụng đối với các bị cáo phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức bảo đảm nghiêm minh, kết hợp giữa trừng trị với giáo dục, thuyết phục.
3.3.2. Những sai lầm, vướng mắc trong quyết định hình phạt đối với tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn tồn tại một số sai lầm, vướng mắc. Điều này có thể xuất phát từ việc định tội không đúng trực tiếp dẫn đến sai lầm trong quyết định hình phạt, một số trường hợp khác là do sai lầm, vướng mắc từ bản thân việc quyết định hình phạt khi việc định tội khơng có sai lầm.
Trong một số vụ án cụ thể, việc áp dụng quy định của pháp luật cũng như nguyên tắc xử lý chưa đúng dẫn đến việc quyết định hình phạt được thực hiện chưa thực sự chính xác. Trong vụ án cướp tài sản bị áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức, dù với vai trị nào (người tổ chức, người thực hành, người xúi giục hay người giúp sức) thì tất cả những người phạm tội trong vụ án đều bị áp dụng tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức. Tuy nhiên, mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự cụ thể nhiều hay ít đối với từng người tùy thuộc vào vai trò của họ trong vụ án. Về nguyên tắc, trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm nói chung và những người phạm tội có tổ chức nói riêng khơng phải và không thể ngang bằng nhau thể hiện qua việc hình phạt áp dụng đối với mỗi người là khác nhau, thực hiện ngun tắc cá thể hóa hình phạt, phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt tối đa đối với mỗi người đồng phạm. Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm nói chung và thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức nói riêng có mức độ tăng nặng TNHS nhiều hơn. Vì vậy, khi quyết định hình phạt, mức hình phạt của người tổ chức trong tội cướp tài sản nhất thiết không thể thấp hơn người thực hành, người xúi giục hoặc người giúp sức nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau. Tuy nhiên, một số Tịa án đã khơng vận dụng đúng nguyên tắc này quyết định hình phạt nhẹ hoặc quá nặng đối với người chủ mưu cầm đầu, chỉ huy và những người phạm tội có tổ chức, cho hưởng án treo không đúng,… dẫn đến quyết định hình phạt chưa chính xác, khơng
bảo đảm tính răn đe, phịng ngừa tội phạm. Trong đó, có một số sai lầm phổ biến khi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức, cụ thể:
- Trường hợp thứ nhất, bị cáo là người chủ mưu, cầm đầu, lên kế hoạch, chọn địa điểm, rủ rê, lôi kéo và tổ chức, phân công các đối tượng trong nhóm cùng thực hiện tội phạm, thể hiện rõ là phạm tội có tổ chức nhưng trong q trình tiến hành tố tụng cũng như khi xét xử, hội đồng xét xử nhận định đó chỉ là trường hợp đồng phạm giản đơn. Chính vì vậy, Hội đồng xét xử đã khơng áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức và khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử khơng áp dụng mức hình