Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Quy định của Bộ luật hình sự một số nước khác trên thế giới về tộ
Đối với hình phạt bổ sung: Bên cạnh hình phạt chính, người phạm tội cướp tài sản nói chung và phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức nói riêng cịn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Kết quả nghiên cứu khái quát quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức cho thấy, nhà làm luật Việt Nam trong các thời kỳ phát triển của đất nước đều ghi nhận phạm tội có tổ chức là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự và hình phạt. Về nội dung, ngày càng đầy đủ hơn, cịn về trình độ kỹ thuật lập pháp ngày càng cao hơn. Quy định về phạm tội có tổ chức trong các văn bản quy phạm pháp luật qua các thời kỳ phát triển của đất nước cho thấy rõ thái độ nhất quán của Nhà nước là xử lý nghiêm khắc hơn đối với người phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức so với người phạm tội trong trường hợp thông thường. Đồng thời, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức cho thấy tính kế thừa và phát triển trong pháp luật hình sư nước ta về phạm tội có tổ chức.
2.3. Quy định của Bộ luật hình sự một số nước khác trên thế giới về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức
Trong pháp luật hình sự của nhiều nước trên thế giới, tội cướp tài sản là tội danh được quy định tương đối phổ biến. Trong đó cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức được quy định hạn chế hơn với tên gọi khác nhau ở mỗi quốc gia. Tác giả đã nghiên cứu về quy định của một số quốc gia có điều kiện kinh tế, chính trị tương đồng hoặc có quy định tương đối rõ ràng về tội cướp tài sản có quy định trường hợp phạm tội có tổ chức để từ đó có sự so sánh, đánh giá nhằm học hỏi những điểm tiến bộ trong quy định pháp luật của các quốc gia này trong q trình
đề xuất hồn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức.
2.3.1. Quy định của Bộ luật hình sự Liên bang Nga
Có nhiều sự tương đồng với quy định của BLHS Việt Nam, BLHS Liên bang Nga quy định về tội cướp tài sản và yếu tố có tổ chức trong tội danh này. Trong đó, Điều 162 BLHS Liên bang Nga quy định: “cướp có nghĩa là tấn cơng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác kèm theo sử dụng vũ lực gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe người khác hoặc đe dọa sử dụng vũ lực này”[97, tr.266]. Như vậy, theo quy định này, hành vi phạm tội cướp tài sản nói chung và cướp có tổ chức chỉ bao gồm hai hành vi: hành vi tấn công kèm theo sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. So với Điều 168 BLHS Việt Nam thì quy định của BLHS Liên bang Nga ít hơn một hành vi là “hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được”. Thơng qua quy định về hành vi khác, BLHS Việt Nam đã có sự bao qt và tính dự liệu cao đối với quy định về hành vi cướp tài sản nói chung và cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức nói riêng.
Bên cạnh đó, quy định về cướp có tổ chức cũng được BLHS Liên bang Nga quy định ở hai trường hợp: cướp tài sản do nhóm người có bàn bạc trước thực hiện thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm và có thể kèm theo hình phạt tiền đến 1.000.000 rúp hoặc đến 05 năm tiền lương hay thu nhập khác của người bị kết án và có thể bị phạt hạn chế tự do đến 02 năm (Khoản 2 Điều 162); cướp được thực hiện bởi nhóm có tổ chức thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm và có thể kèm theo hình phạt tiền đến 1.000.000 rúp hoặc đến 05 năm tiền lương hay thu nhập khác của người bị kết án và có thể bị phạt hạn chế tự do đến 02 năm (Khoản 4 Điều 162). Đây là hai trường hợp phạm tội có tổ chức được quy định một cách cụ thể, rõ ràng với sự phân biệt mức độ nguy hiểm khác nhau và từ đó cũng quy định mức hình phạt khác nhau một cách rõ nét. Trong đó, hành vi phạm tội cướp tài sản được thực hiện bởi nhóm có tổ chức có mức độ nguy hiểm cao hơn so với hành vi được thực hiện bởi nhóm người có bàn bạc từ trước (có thơng mưu trước) thực hiện (mà nhóm đó khơng phải là nhóm có tổ chức). Như vậy, về bản chất, các trường hợp phạm tội trong hình thức phạm tội cướp có tổ chức được BLHS Liên bang Nga quy định tương tự như quy
định về hình thức phạm tội cướp có tổ chức trong quy định của BLHS Việt Nam mà cụ thể là các dạng phạm tội có tổ chức được hướng dẫn tại Nghị quyết số 02- HĐTP/NQ. Tuy nhiên, trong các hình thức đó, BLHS Liên bang Nga quy định hai trường hợp riêng biệt trên cơ sở phân biệt mức độ nguy hiểm một cách cụ thể hơn. Còn BLHS Việt Nam chỉ quy định chung về phạm tội có tổ chức trong tội cướp tài sản ở một điểm đối với tất cả các chủ thể và chỉ có một mức hình phạt chung mà khơng có sự phân biệt mức độ nguy hiểm của mỗi trường hợp. Hình phạt chính và hình phạt bổ sung đều được BLHS của hai nước quy định đối với người phạm tội cướp tài sản có tổ chức và mức hình phạt tù được quy định cũng tương đương nhau. Trên thực tế, hành vi phạm tội cướp có tổ chức được thực hiện bởi nhóm tội phạm có tổ chức thường sẽ có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hành vi được thực hiện bởi những người khơng phải là nhóm có tổ chức. Vì vậy, theo tác giả, sự phân biệt trong quy định của Điều 162 BLHS Liên bang Nga là phù hợp, tiến bộ, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà tội cướp tài sản được thực hiện bởi các tổ chức tội phạm ngày càng nhiều và nguy hiểm hơn, gây ra hậu quả lớn cho xã hội. Chính vì vậy, sự phân biệt về đối tượng thực hiện tội phạm cướp có tổ chức từ đó quy định mức hình phạt phù hợp cho từng đối tượng là phù hợp, cần được tiếp thu, học tập khi xây dựng quy định này ở Việt Nam.
2.3.2. Quy định của Bộ luật hình sự Cộng hịa nhân dân Trung Hoa
Điều 263 BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hiện hành quy định về tội cướp tài sản. Hành vi của tội cướp tài sản được quy định tương đối khác với quy định của BLHS Việt Nam, đó là hành vi dùng vũ lực, cưỡng ép hoặc các thủ đoạn khác để cướp tài sản của công hoặc tư. Tức là, theo quy định này, tội cướp tài sản bao gồm hành vi dùng vũ lực, cưỡng ép hoặc thủ đoạn khác. Quy định về hành vi cưỡng ép và thủ đoạn khác mang tính chất chung chung, khơng mơ tả hành vi cụ thể. Các tình tiết tăng nặng định khung của tội cướp tài sản được BLHS Trung Hoa quy định bao gồm [21, tr.266]: “vào nhà người khác để cướp; cướp trên phương tiện giao thông công cộng; cướp nhà băng hoặc tổ chức tiền tệ khác; cướp nhiều lần hoặc với số lượng lớn; gây thương tích nặng, tử vong cho người khác; giả mạo là
cảnh sát hoặc quân nhân để cướp; dùng súng để cướp; cướp đồ dùng quân sự hoặc đồ cứu tế, cứu nạn”. Hình phạt đối với các hành vi phạm tội trong các trường hợp này có thể lên đến chung thân, tử hình. Quy định này cho thấy BLHS Trung Hoa áp dụng hình phạt đối với người phạm tội cướp tài sản nặng hơn so với quy định của BLHS Việt Nam. Bên cạnh đó, quy định của BLHS Trung Hoa về tội cướp tài sản chỉ căn cứ vào địa điểm thực hiện hành vi, bị hại, hậu quả, công cụ phương tiện, tài sản mà khơng căn cứ hình thức phạm tội có tổ chức. Mặc dù Điều 25, 26 của Bộ luật này cũng có quy định chung về khái niệm đồng phạm, nguyên tắc quyết định hình phạt đối với từng vai trị thực hiện tội phạm trong đồng phạm, khái niệm nhóm tội phạm và TNHS của người tổ chức, cầm đầu nhóm tội phạm nhưng trong tội phạm cụ thể như Tội cướp tài sản lại khơng có quy định về trường hợp phạm tội này. Khái niệm nhóm tội phạm được quy định trong BLHS Trung Hoa được đưa ra một cách tương đối cụ thể: “Nhóm tội phạm là nhóm do ba người trở lên cùng phạm tội thành một tổ chức phạm tội tương đối cố định”[21, tr.48]. Khái niệm này có sự tương đồng với khái niệm nhóm tội phạm trong quy định của Cơng ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và khái niệm băng nhóm tội phạm có tổ chức trong quan điểm của một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam như GS.TS. Hồ Trọng Ngũ và các nhà nghiên cứu trong trong lực lượng Công an nhân dân. Trước xu hướng gia tăng của tội phạm có yếu tố có tổ chức và sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tổ chức tội phạm ở các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì đây là xu hướng nghiên cứu cần thiết và phổ biến hiện nay. Nhóm tội phạm hay tổ chức tội phạm là khái niệm cần thiết làm căn cứ cho việc truy cứu TNHS đối với hành vi phạm tội nói chung và tội cướp tài sản nói riêng được thực hiện bởi nhóm tội phạm có tổ chức. Vì vậy, việc nghiên cứu, quy định về nhóm tội phạm trong BLHS là rất cần thiết ở Việt Nam hiện nay.
2.3.3. Quy định của Bộ luật hình sự Cộng hịa Liên bang Đức
Tội cướp tài sản được quy định trong BLHS Cộng hòa Liên bang Đức được quy định tại chương thứ hai mươi: Cướp và cưỡng đoạt. Trong đó, tội cướp tài sản được quy định tại nhiều điều luật trong chương này: Điều 249 (cướp), Điều 250
(cướp nghiêm trọng), Điều 251 (cướp với hậu quả chết người), Điều 252 (trộm có tính chất cướp), Điều 255 (cưỡng đoạt có tính chất cướp). Theo quy định của BLHS Cộng hòa Liên bang Đức, cướp tài sản là “hành vi chiếm đoạt động sản bằng cách dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực gây nguy hại cho tính mạng và sức khỏe của chủ sở hữu nhằm chiếm đoạt hoặc vì lợi ích của người thứ ba”[53, tr.424]. Như vậy, hành vi phạm tội cướp tài sản theo quy định của luật này chỉ bao gồm hai hành vi là dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực. Quy định này khác với quy định của BLHS Việt Nam là tội cướp tài sản có 3 dạng hành vi. Bên cạnh đó, Điều 252 BLHS Cộng hịa Liên bang Đức còn quy định về trộm có tính chất cướp. Theo đó, “người nào bị bắt quả tang khi trộm cắp mà dùng bạo lực hoặc sử dụng những sự đe dọa với sự nguy hiểm hiện hữu cho thân thể hoặc tính mạng chống lại một người để giữ sự chiếm hữu đồ vật đã trộm cắp được thì bị xử phạt như một người thực hiện tội phạm cướp”[98, tr.402]. Quy định này của BLHS Cộng hòa Liên bang Đức giống với quy định tại Điều 281 BLHS Cộng hịa Ba Lan. Bộ luật hình sự Việt Nam khơng quy định về trường hợp này. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu, liên ngành tư pháp cũng đã có hướng dẫn về trường hợp này tại Thơng tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001. Theo đó, trong trường hợp trên, thực tiễn xét xử xác định là “đầu trộm, đuôi cướp” và xử lý về tội cướp tài sản. Mặc dù vậy, việc xử lý này không dựa trên căn cứ là BLHS mà chỉ dựa vào quy định ở một văn bản dưới luật. Vì vậy, việc các nhà lập pháp Cộng hòa Liên bang Đức ghi nhận dạng hành vi này trong BLHS rất đáng được các nhà lập pháp của Việt Nam quan tâm, học hỏi. Việc quy định dạng hành vi này vào BLHS là cần thiết để bảo đảm giá trị pháp lý khi áp dụng vào thực tiễn, nhất là trong điều kiện hiện nay thông tư liên tịch này cũng đã hiết hiệu lực với sự ra đời của BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Bên cạnh đó, BLHS Cộng hịa Liên bang Đức còn ghi nhận về hành vi cưỡng đoạt có tính chất cướp tại Điều 255. Theo đó, “nếu sự cưỡng đoạt được thực hiện qua bạo lực hoặc qua việc sử dụng những sự đe dọa với sự nguy hiểm hiện hữu cho thân thể hoặc tính mạng chống lại một người thì người thực hiện tội phạm bị xử phạt như một người thực
hiện tội phạm cướp”[98, tr.404]. Như vậy, ngồi sự chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản thì BLHS Cộng hịa Liên bang Đức còn ghi nhận sự chuyển hóa từ tội cưỡng đoạt tài sản sang tội cướp tài sản thông qua hành vi dùng bạo lực hoặc đe dọa dùng bạo lực. Phạm vi của hành vi phạm tội cướp tài sản được BLHS Cộng hòa Liên bang Đức quy định tương đối rộng so với BLHS của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Trên cơ sở quy định về các hành vi phạm tội cướp tài sản, BLHS Cộng hòa Liên bang Đức quy định các tình tiết định khung tăng nặng của Tội cướp tài sản, trong đó có tình tiết phạm tội “có tổ chức” tại Khoản 1 Điều 250. Cụ thể, “người thực hiện tội cướp với tư cách là thành viên của một băng nhóm đã liên kết để thực hiện liên tiếp tội cướp hoặc trộm cắp với sự tham gia của một thành viên khác của băng nhóm”[98, tr.400]. Như vậy, theo quy định cụ thể này, tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức theo quy định của BLHS Cộng hòa Liên bang Đức chỉ bao gồm trường hợp tội phạm được thực hiện bởi băng nhóm có sự liên kết với nhau. Tuy nhiên, như thế nào được coi là băng nhóm thì lại khơng có quy định cụ thể. Bên cạnh đó, BLHS Cộng hịa Liên bang Đức cũng khơng có điều luật quy định chung về trường hợp phạm tội có tổ chức mà trường hợp này chỉ được quy định trong từng tội phạm cụ thể như tội cướp tài sản và một số tội phạm khác. Điều này khác với Việt Nam khi quy định rõ về phạm tội có tổ chức cũng như hướng dẫn về các dạng phạm tội có tổ chức. Hành vi phạm tội cướp tài sản trong trường hợp phạm tội có tổ chức được được xếp vào loại cướp nghiêm trọng và quy định mức hình phạt là không dưới ba năm. Quy định này chỉ khống chế mức tối thiểu mà khơng có mức tối đa. Mức tối đa ở đây được áp dụng theo quy định chung về hình phạt tước tự do tại Điều 38, theo đó, mức cao nhất của hình phạt tước tự do là 15 năm. Như vậy có thể hiểu mức hình phạt đối với người phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức theo BLHS Cộng hịa Liên bang Đức là từ 3 năm đến 15 năm. Trong khi BLHS Việt Nam quy định mức hình phạt cho hành vi tương ứng là từ 07 năm đến 15 năm. Có thể thấy, mức hình phạt đối với người phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức theo BLHS Cộng hịa Liên bang Đức có
mức tối đa tương đương nhưng có mức tối thiểu thấp hơn nhiều so với quy định của BLHS Việt Nam (tương ứng với hình phạt áp dụng đối với loại tội ít nghiêm trọng).
2.3.4. Quy định của Bộ luật hình sự Cộng hịa Thụy Sĩ
Thụy Sĩ là quốc gia có biên giới với Cộng hịa Liên bang Đức ở phía Bắc, có