n Z f-«/2-P-(l-p) d
4.3. Đánh giá độ nặng trên Xquang ngực bằng thang điểm Brixia:
Đánh giá độ nặng trên X Quang ngực bằng thang điểm Brixia, điểm thấp nhất là 0, điểm cao nhất là 17, điểm trung bình là 5,1. So sánh với nghiên cứu của Hoàng Văn Hưng, điểm tối đa là 12[3]. Điểm tối đa trong nghiên cứu của chúng tơi cao hơn so với nghiên cứu của Hồng Văn Hưng vì nghiên cứu của chúng tơi thực hiện trên nhóm bệnh nhân ở tầng 2, tầng 3 của Bộ y tế, còn nghiên cứu của Hồng Văn Hưng thì thực hiện tại bệnh viện dã chiến, nhóm bệnh nhân chủ yếu nằm ở tầng 1 theo phân tầng của Bộ Y tế.
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tơi, có 44 BN phải nhập khoa ICUsau khi có kết quả X Quang. Trong nhóm này, đa số các BN nhập khoa ICU có điểm từ 7 đến 12 điểm. Điểm thấp nhất trong nhóm này là 4 điểm, cao nhất là 17 điểm. Có 4 BN được đánh giá 4 điểm sau đó nhập khoa ICU sau khi chụp X Quang. Các BN này có nhiều bệnh lý nền nên lâm sàng diễn tiến nhanh sau đó dù biểuhiện trên phim X Quang lúc đó chưa được đánh giá với số điểm Brixia cao. Điểm trung bình của nhóm BN nhập khoa ICU là 9,6.
Nghiên cứu mối liên quan giữa đánh giá độ nặng trên X Quang phổi bằng thang điểm Brixia với tần số nhập khoa ICU của BN sau chụp X Quang, sử dụng kiểm định khi bình phương được giá trị p < 0,001. Điều đó cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa việc đánh giá độ nặng bằng thang điểm Brixia cho BN trước khi chuyển khoa ICU, có thể sử dụng lâm sàng kết hợp với X Quang để phân tầng BN, đánh giá BN có nên chuyển vào khoa ICU để điều trị hay khơng? Điểm trung bình của các BN nhập ICU là 9,6, nhìn vào bảng 3.9 ta thấy hầu như các BN được đánh giá từ 10 điểm trở lên đều phải chuyển vào khoa ICU để điều trị, còn nếu BN được đánh giá dưới điểm trung bình thì cần phải kết hợp thêm lâm sàng để quyết định có nên chuyển BN vào điều trị tại khoa ICU hoặc điều trị ở các tầng nhẹ hơn .