Lập luận để chọn vấn đề sức khoẻ

Một phần của tài liệu VẤN đề sức KHOẺ số NGƯỜI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH điều TRỊ các CDTP BẰNG METHADONE tại TTYT QUẬN BÌNH THẠNH năm 2021 (399) KHÔNG đạt mục TIÊU cấp QUẬN (450) (Trang 110 - 116)

- Hoàn thành cách ly: 304,

2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ

2.1. Lập luận để chọn vấn đề sức khoẻ

Các CDTP như thuốc phiện, morphin, heroin là những chất gây nghiện mạnh (gây khoái cảm mạnh); thời gian tác dụng nhanh nên người bệnh nhanh chóng xuất hiện triệu chứng nhiễm độc hệ thần kinh trung ương; thời gian bán hủy ngắn do đó phải sử dụng nhiều lần trong ngày và nếu không sử dụng lại sẽ bị hội chứng cai. Vì vậy, người nghiện CDTP (đặc biệt heroin) ln dao động giữa tình trạng nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và tình trạng thiếu thuốc (hội chứng cai) nhiều lần trong ngày, là nguồn gốc dẫn họ đến những hành vi nguy hại cho bản thân và những người khác.

Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các CDTP khác (đồng vận) nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và khơng gây khối cảm ở liều điều trị, có thời gian bán hủy dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai. Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài.

Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone là một điều trị lâu dài, có kiểm sốt, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống, dưới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hoà nhập cộng đồng. (18)

Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone nhằm 3 mục đích chủ yếu sau: (18)

• Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra như: lây nhiễm HIV, viêm gan B, C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều các CCDTP và hoạt động

tội phạm.

• Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích CDTP.

• Cải thiện sức khoẻ và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội.

Nguyên tắc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện (18)

• Nghiện chất dạng thuốc phiện là một bệnh mãn tính cần được điều trị lâu dài.

• Việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện chỉ được thực hiện khi người nghiện chất dạng thuốc phiện tự nguyện tham gia điều trị.

• Việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện chỉ được thực hiện tại cơ sở đã công bố đủ điều kiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo quy định tại Nghị định này. • Việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện phải tuân thủ hướng dẫn chuyên môn theo

quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

• Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện phải trải qua các giai đoạn: Khởi liều, điều chỉnh liều hoặc dị liều, điều trị duy trì, giảm liều tiến tới ngừng điều trị.

Theo báo cáo kết quả triển khai thực hiện đề án “Nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống ma túy trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2030” năm 2021 trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, hiện tại thành phố có 15 cơ sở cai nghiện đang hoạt động và đang điều trị cho 12.377 người (cai nghiện tự nguyện: 541 người, cai nghiện bắt buộc: 10.375 người, quản lý tại cơ sở xã hội để cắt cơn giải độc, tư vấn tâm lý: 1.461 người). (33)

Tuy nhiên, tại trung tâm y tế Quận Bình Thạnh, số người nghiện tham gia điều trị Methadone trong 3 năm gần nhất năm 2019 (476 BN), 2020 (439 BN) và năm 2021 (399 BN) có xu hướng giảm dần, và trong 2 năm gần nhất (2020 và 2021) không đạt mục tiêu cấp quận Bình Thạnh (450 BN). Qua đó chứng tỏ số người không tham gia điều trị Methadone là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.

Hình . Kết quả chương trình điều trị nghiện các chất DTP bằng Methadone năm 2019 - 2021

Năm 2019 số BN tham gia điều trị thay thế CDTP bằng Methadone là 476 BN, vượt chỉ tiêu cấp quận đề ra (450 BN) đạt 106% chỉ tiêu.

Năm 2020 số BN tham gia giảm còn 439 BN, không đạt chỉ tiêu cấp quận đề ra đạt 97,6% và giảm so với năm 2019 và thậm chí con số này tiếp tục giảm vào năm 2021 còn 399 BN , đạt 88,7% so với chỉ tiêu quận.

Lý giải các nguyên nhân khiến cho số người tham gia điều trị ngày càng ít có thể do: Việc điều trị liên tục và nhiều năm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình khiến cho BN khơng theo chương trình lâu dài được; khoảng cách từ nhà đến cơ sở nhận thuốc xa và tốn nhiều thời gian vì hằng ngày phải đến nhận thuốc, đặc biệt, trong mùa dịch Covid đi lại khó khăn do giãn cách xã hội theo chỉ thị của chính phủ; tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của BN như: táo bón, giảm ham muốn tình dục, khơ miệng, buồn nơn, nơn, buồn ngủ, đi đứng khó khăn,... làm BN khơng muốn tiếp tục điều trị; điều trị Methadone sẽ khơng có khối cảm như các CDTP khác nên BN có xu hướng tái sử dụng hoặc sử dụng các chất gây nghiện khác trong quá trình điều trị; một số người bỏ điều trị do đặc thù công việc như là cơng nhân nên khơng có thời gian đi uống thuốc hằng ngày trong giờ hành chính; cơng tác truyền thơng chưa hiệu quả nên nhiều người chưa biết đến Methadone và hiệu quả từ việc điều trị thay thế CDTP bằng Methadone; tâm lý muốn che giấu của những người nghiện các CDTP.

Với những lập luận ở trên, ta thấy rằng việc điều trị cho người nghiện thuốc phiện và các CDTP bằng Methadone đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực khơng chỉ cho bản thân người nghiện mà cịn cho cả gia đình và xã hội. Với tỉ lệ người nghiện còn ở mức cao như hiện nay, nếu công tác điều trị không được thực hiện hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn thì khơng những để lại vơ vàn hậu quả nặng nề cho bản thân và gia đình người nghiện mà cịn là gánh nặng cho xã hội và cả quốc gia. Methadone là CDTP, thuộc nhóm opioid, nên việc ngừng thuốc đột ngột sẽ dẫn đến các triệu chứng cai nghiện nghiêm trọng, đau khơng kiểm sốt, cố gắng tìm các opioid khác (kể cả bất hợp pháp như methamphetamine) và tự sát (34). Hội chứng cai nghiện bao gồm các triệu chứng thèm nhớ, thiếu ngủ/mất ngủ, trầm cảm, nôn, ớn lạnh, nổi da gà, dãn đồng tử, chảy nước mắt, chảy nước mũi, lo âu, bồn nôn, đau nhức cơ, nhức khớp, tiêu chảy, ngáp (35). Việc bỏ trị methadone làm tăng những triệu chứng như là mất ngủ, bất an, khó chịu, đau lưng, dễ cáu gắt, đặc biệt là loạn thần kiểu tâm thần phân liệt. Điều đó gây nên những biến chứng thần kinh cho bản thân bệnh nhân, tăng tần suất nhập viện, tăng tần suất tử vong vì các biến chứng, làm ảnh hưởng sức khỏe, tiền bạc, tinh thần cho gia đình, người bệnh và xã hội (36). Hầu hết bệnh nhân bỏ trị sẽ có cảm giác thèm chất gây nghiện dạng thuốc phiện, dễ bị lôi kéo trở lại con đường nghiện ngập, tái sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp (37).

Khi tái nghiện, bệnh nhân có thể có những hành vi vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến xã hội và tăng nguy cơ của các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B, C... Việc sử dụng ma túy có thể tạo nên các hành vi nguy cơ trong quan hệ tình dục như thời gian xâm nhập lâu hơn (có thể gây rách bao cao su), nhiều kiểu quan hệ mạnh bạo như đút cả bàn tay vào âm đạo hoặc hậu mơn (fisting) có thể làm rách hoặc chảy máu hậu môn và âm đạo; hoặc sử dụng chung dụng cụ hút và tiêm chích (38). Theo UNAIDS, nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 35 lần ở những người tiêm chích ma tuý (39). Dựa theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, vào năm 2016, những người sử dụng ma túy dạng tiêm chiếm 20% (150000) tổng số ca nhiễm HIV được ghi nhận ở nam giới. Trong khi ở nữ giới số bệnh nhân nhiễm HIV do sử dụng ma túy dạng tiêm là 21% (50000) (40).

Khi bắt đầu điều trị bác sĩ cần đánh giá khả năng dung nạp thuốc, trải qua các giai đoạn dị liều, chỉnh liều và cuối cùng là duy trì, quá trình này mất khoảng 1-3 tháng (18). Việc điều trị methadone được chính phủ hỗ trợ, riêng thành phố Hồ Chí Minh việc điều trị methadone được hỗ trợ tiền mua thuốc methadone 10.000đ/người/ngày, hỗ trợ chi phí khám, tư vấn, cấp phát thuốc với khám bắt đầu 48.000đ/lần/người, khám khởi đầu điều trị25.000đ/lần/người, khám định kì 20.000đ/lần/người, tư vấn cá nhân 10.000đ/lần/người, tư vấn nhóm 5.000/lần/người (41), khi bệnh nhân bỏ trị sẽ gây hao phí tiền bạc, làm tăng gánh nặng về kinh tế xã hội. Ngồi ra, tình trạng sức khoẻ suy sụp, người tái nghiện mất dần khả năng lao động dẫn đến giảm năng suất, khiến nguồn thu nhập sụt giảm nghiêm trọng. Kết quả tất yếu là họ sa vào các tệ nạn như trộm cắp, cướp giật để có tiền chích hút ma t. Theo số liệu của Bộ cơng an, trong năm 2021, tồn quốc có 26050 vụ phạm tội về ma tuý, so với năm 2020 tăng 1,8% (42). Tệ hại hon, người nghiện vốn đã bị sa sút về tinh thần, về trạng thái tâm lý thì nay lại càng nặng nề hon khi tái nghiện cùng với sự tẩy chay, kỳ thị của người thân, gia đình và cộng đồng. Từ đó, người tái nghiện càng trở nên suy sụp và có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành vi tiêu cực (43).

Để đảm bảo hiệu quả chưong trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, Trung tâm y tế quận Bình Thạnh đã tăng cường đầu tư co sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực để triển khai tốt chưong trình nhằm hồn thành mục tiêu được giao. Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của mỗi người dân đặc biệt là những đối tượng nghiện ma túy về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc điều trị thuốc thay thế.

Từ tháng 07 năm 2021, TTYT quận Bình Thạnh thực nghiệm thử cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày cho người bệnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (44). Việc cho người bệnh mang thuốc Methadone nhiều ngày sẽ giảm thời gian đi lại, giảm các chi phí liên quan đến đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh được tiếp cận, duy trì và tuân thủ điều trị mà vẫn bảo đảm thời gian cho cơng việc, sinh hoạt, từ đó giúp cải thiện việc điều trị cho người bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng sự hài lòng của bệnh nhân và gia đình đối với co sở điều trị Methadone. Việc cấp thuốc Methadone cho người bệnh mang về cũng rất có ý nghĩa trong tình hình có nhiều dịch bệnh mới nổi như Covid-19. Tuy nhiên, việc cấp phát thuôc dài ngày sẽ không giám sát được việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân cũng như việc bệnh nhân đem thuốc đi bán. Do đó, số liệu thu thập được khơng đúng với thực trạng điều trị của bệnh nhân nên cần đề ra những biện pháp theo dõi, giám sát

Tóm lại, khả năng sử dụng Methadone để điều trị thay thế nghiện chất DTP đã được chứng minh là khả thi trên co sở dược lý. Khơng chỉ như vậy, lợi ích đem lại từ việc cai nghiện là vô cùng lớn lao trên góc độ cá nhân người bệnh, gia đình của họ và cả cho xã hội. Những phân tích trên đã được hiện thực hóa qua chưong trình thí điểm từ năm 2008 và bướcđầu cho thấy hiệu quả cùng khả năng mở rộng và đa dạng hóa mơ hình điều trị ở những giai

đoạn tiếp theo. Đây chính là sự tin tưởng, cũng là sự khích lệ mà các cơ sở y tế dành cho bệnh nhân. Dù đã được tạo điều kiện, nhưng số lượng BN tham gia chương trình điều trị các CDTP bằng Methadone trong 2 năm 2020 và 2021 vẫn chưa đạt mục tiêu và đang cơ xu hướng giảm. Và như đã nêu ở trên, việc bỏ trị mang đến rất nhiều tác hại, chủ yếu là những hậu quả thứ phát từ khả năng tái nghiện của bệnh nhân. Do đó, số người tham gia chương trình điều trị các CDTP bằng Methadone tại TTYT quận Bình Thạnh trong 2 năm 2020 và năm 2021 không đạt chỉ tiêu cấp quận là vấn đề cần được quan tâm.

Một phần của tài liệu VẤN đề sức KHOẺ số NGƯỜI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH điều TRỊ các CDTP BẰNG METHADONE tại TTYT QUẬN BÌNH THẠNH năm 2021 (399) KHÔNG đạt mục TIÊU cấp QUẬN (450) (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w