- Hoàn thành cách ly: 304,
CHƯƠNG II I ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU •
Nghiện ma túy đang là một vấn đề phức tạp, những hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân, gia đình người nghiện, đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của đất nước. Hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị triệt để nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP). Phương pháp điều trị chủ yếu là hỗ trợ người nghiện vượt qua hội chứng cai một cách nhẹ nhàng hơn, nhằm hạn chế biến chứng của hội chứng cai. Ở Việt Nam, một số phương pháp cai nghiện đã được sử dụng để cai nghiện CDTP là: Thuốc hướng thần, naltrexone, một số thuốc dân tộc hỗ trợ cắt cơn và điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone. (45)
Mơ hình điều trị các CDTP bằng methadone (được thí điểm ở Việt Nam vào năm 2008) đã minh chứng được tính hiệu quả tương đương với hiệu quả các chương trình tại nhiều nước trên thế giới. Các đối tượng tham gia chương trình điều trị methadone đã giảm đáng kể việc sử dụng ma tuý; giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và tỷ lệ nhiễm HIV; cải thiện về mặt sức khỏe; đem lại nhiều lợi ích về an ninh, xã hội; mang lại hiệu quả về kinh tế cho cá nhân, gia đình và tồn xã hội (27).
Mặc dù vậy, tình hình khơng tn thủ điều trị vẫn diễn ra ở nhiều địa phương. Theo nghiên cứu “Khảo sát tình hình tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trị methadone tại trung tâm y tế quận Ninh Kiều” được thực hiện bởi Lê Đức Thạnh và cộng sự cho thấy số bệnh nhân tuân thủ điều trị chung đạt 67,9% (46). Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Đắk Lắk năm 2018 bởi Nguyễn Thị Anh Vân và cộng sự cho kết quả tuân thủ điều trị là 63,5% (47). Cả hai nghiên cứu trên đều cho ta thấy tình hình khơng tuân thủ điều trị diễn ra thường xuyên.
Tại TTYT quận Bình Thạnh, theo số liệu báo cáo qua các năm 2020 và 2021 đều không đạt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể, năm 2020 ghi nhân có 439 BN tham gia chương trình điều trị, qua các tháng thì thấy số bệnh nhân tham gia điều trị giảm dần và không tháng nào đạt mục tiêu kế hoạch chương trình của quận (450 bệnh nhân) (31). Tương tự, đối với năm 2021, số lượng bệnh nhân tham gia điều trị methadone cũng giảm dần và ít hơn so với năm 2020 với số BN tham gia chương trình điều trị là 399 bệnh nhân (32).
Nhằm đánh giá về tình hình tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị trên đối tượng đang tham gia chương trình điều trị Methadone ở TTYT quận Bình Thạnh, nên chúng tơi thực hiện nghiên cứu với câu hỏi nghiên cứu như sau:
“Tỉ lệ người không tuân thủ điều trị ở người đang tham gia điều trị thay thế CDTP bằng methadone ở TTYT quận bình thạnh năm 2021?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc không tuân thủ điều trị của người đang tham gia điều trị thay thế CDTP bằng methadone ở TTYT quận bình thạnh năm 2021?”
Thơng qua nghiên cứu này, chúng ta sẽ nhận biết được những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia điều trị các CDTP bằng Methadone. Từ kết quả thực tế trên, chúng ta sẽ đưa ra được các giải pháp và đồng thời xây dựng các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức của người bệnh về lợi ích của việc điều trị để làm tăng số lượng bệnh nhân tham gia chương trình này, qua đó gia tăng tỷ lệ bệnh nhân có cơng ăn việc làm ổn định, tái hòa nhập cộng đồng, giảm các hành vi bạo lực và phạm tội, giảm tỷ lệ người nghiện các CDTP, góp phần ổn định tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội của quận Bình Thạnh nói riêng và TP. Hồ Chí Minh nói chung.