TÌNH HUỐNG 5:

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN CHƯƠNG III hợp ĐỒNG LAO ĐỘNG bộ môn LUẬT LAO ĐỘNG (Trang 25 - 28)

I Lường Minh, Thời hạn, thời hiệu trong chế định kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, so 07(128)/2019 2019, Trang

TÌNH HUỐNG 5:

1. Công ty V đã chấm dứt hợp đồng lao động với bà Trương Thị Kim là đúng hay trái pháp luật? Vì sao?

Trong tình huống trên, cơng ty V đã chấm dứt hợp đồng lao động với bà Kim là trái pháp luật. Bởi:

Căn cứ vào cơ sở pháp lý khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019, việc công ty V ra quyết định chấm dứt hợp đồng với bà Kim mà không đưa ra lý do theo luật định là trái pháp luật. Vì các thư điện tử có cùng một nội dung là bà Kim cảm ơn mọi người đã giúp đỡ trong thời gian làm việc mà cơng ty V cho rằng đó là chứng cứ cho sự thỏa thuận của hai bên là không hợp lý, bởi nội dung của thư điện tử khơng thê hiện được ý chí tựnguyện nghỉ việc của bà, cũng không thể hiện được việc giữa công ty V và bà Kim đã có thỏa thuận đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động. Mặt khác, theo điểm a khoản 2 Điều 36 BLLĐ 2019 quy định về Quyền đon phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:

“Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn”

Như vậy, hợp đồng lao động giữa công ty V và bà Kim là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, việc bà Kim nhận được quyết định nghỉ việc từ công ty V vào ngày 20/02/2017 và chính thức nghỉ từ ngày 22/02/2017 là chưa đủ 45 ngày theo luật định. Từ những phân tích trên, có thể kết luận công ty V đã chấm dứt hợp đồng lao động với bà Kim là trái pháp luật.

2. Theo bạn, việc Công ty TNHH V cho rằng công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động với bà Trương Thị Kim dựa trên trên sự thỏa thuận của hai bên với sự tự nguyện xin nghỉ việc của bà thì cơng ty cần phải chứng minh bằng việc cung cấp các chứng cứ pháp lý quan trọng nào?

Công ty TNHH V cho rằng công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động với bà Trương Thị Kim dựa trên trên sự thỏa thuận của hai bên với sự tự nguyện xin nghỉ việc của bà thì cơng ty cần phải đưa ra được các chứng cứ trực tiếp chứng minh bà Kim tự nguyện nghỉ việc, cụ thể ở đây là những giấy tờ pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận giữa 2 bên (mail, hợp đồng, giấy tờ liên quan.....). Trong vụ việc trên, công ty V. cung cấp chứng cứ là các thư điện tử của bà Kim gửi cho các nhân viên trong Công ty. Tuy nhiên, tất cả các thư điện tử trên đều có cùng một nội dung là bà Kim cảm ơn mọi người đã giúp đỡ trong thời gian làm việc, không đề cập đến việc bà Kim tự nguyện nghỉ việc, vì vậy

những chứng cứ đó của cơng ty là khơng thuyết phục. Ngoài ra, để cho thấy bà Kim tự nguyện nghỉ việc thì cơng ty cũng cần đưa ra đơn xin nghỉ việc của bà Kim, đó là cơ sở quan trọng nhất để chứng minh cho sự tự nguyện của bà Kim mà công ty đã đề cập.

3. Với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn hoặc bị đơn, bạn hãy đưa ra những luận cứ để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình.

Trong tình huống trên, sau khi cơng ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động số 27/2017/QĐTV-HCNS-VF về việc công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bà Kim. Bà Trương Thị Kim đã đến Công ty bàn giao cơng việc vào ngày 21/02/2017 và chính thức nghỉ từ ngày 22/02/2017, bà Kim hồn tồn khơng có bất kì động thái phản đối gì mà đã bàn giao cơng việc rất nhanh chóng sau đó, cho thấy lúc này bà Kim hồn toàn đồng ý với quyết định chấm dứt hợp đồng của cơng ty. Trong q trình làm việc, bà Kim cho rằng bà không vi phạm hợp đồng lao động, nội quy của Công ty cũng như quy định của pháp luật, tuy nhiên, đó chỉ là ý kiến chủ quan từ bà Kim, cần phải có sự xác nhận của cơng ty bà Kim có thật sự khơng vi phạm khơng, nếu bà Kim vi phạm một trong các điều tại khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019 thì cơng ty hồn tồn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Kim. Ngồi ra, cơng ty V cho rằng bà Kim tự nguyện xin nghỉ việc, như vậy để chứng minh bản thân không tự nguyện nghỉ việc và công ty chấm dứt hợp đồng trái luật, bà Kim nên đưa ra được các chứng cứ chứng minh mình khơng tự nguyện nghỉ việc, qua đó chứng minh lý do của cơng ty là vơ căn cứ. Qua những điều nêu trên, chỉ khi bà Kim đưa ra được các chứng cứ trực tiếp và lời giải thích hợp lý, thì bà Kim mới đủ cơ sở khởi kiện địi cơng ty V bồi thường.

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN CHƯƠNG III hợp ĐỒNG LAO ĐỘNG bộ môn LUẬT LAO ĐỘNG (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w