.Điều trị củng cố

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi (Trang 48 - 53)

Nhằm tránh tái phát các triệu chứng trầm cảm, nhiều nghiên cứu khẳng định tái phát, tái diễn là thường gặp và cũng có nhiều khó khăn trong điều trị. Tái phát thường xuất hiện 4-8 tuần sau giai đoạn trầm cảm. Nếu thuốc CTC đã có hiệu quả tốt trong điều trị giai đoạn trầm cảm cấp, sau khi hết các triệu chứng lâm sàng vẫn có thể điều trị duy trì liều thuốc đó. Thời gian điều trị củng

cố vẫn cịn chưa có sự thống nhất, theo một số tác giả việc điều trị củng cố RLTC khoảng từ 4 đến 6 tháng, có thể 6-9 tháng[136]. Một số tác giả khuyên nên dùng bằng 1/2 liều điều trị [70]. Nếu điều trị lâu dài cần phối hợp liệu pháp tâm lý để BN không bỏ thuốc. Trong thực tế khả năng tái phát khoảng 40-60% nếu không điều trị duy trì và 10-30% nếu được điều trị duy trì [138].

1.5.6.Điều trị dự phòng:

-Nhằm tránh tái diễn các rối loạn trầm cảm. Thời gian tối thiểu điều trị dự phòng là 5 năm kể từ khi hết các triệu chứng trầm cảm [106]. Theo Kupler, cần điều trị dự phòng 5 năm cho những BN có nguy cơ tái diễn cao (trong tiền sử đã có nhiều giai đoạn trầm cảm). Hiệu quả của thuốc CTC khá tốt khi điều trị dự phòng trầm cảm đơn cực. Khoảng 15% xuất hiện hiện tượng đảo ngược khí sắc trong q trình điều trị dự phòng, BN trở nên hưng cảm, trong những trường hợp này có thể kết hợp thuốc CTC với thuốc chỉnh khí sắc (Depakin…..). Những nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ tái diễn tăng cao sau khi dừng điều trị, ngay cả khi BN đã được điều trị từ 3 -5 năm. Việc dừng điều trị phải từ từ sau một giai đoạn ổn định nhiều tháng [84][105][138].

1.5.7. Tiến triển và tiên lượng trầm cảm ở người cao tuổi

Đối với người ở tuổi tiền lão và tuổi già các stress của môi trường sống đóng một vai trị rất quan trọng trong căn nguyên, bệnh sinh của các rối loạn trầm cảm. Thêm vào đó là các biến đổi đặc trưng ở tuổi thối triển và sự già hoá cả về cơ thể và tâm thần (nhất là với phụ nữ) làm cho khả năng thích nghi của những người già cũng bị suy giảm theo lứa tuổi.

- Trầm cảm người cao tuổi cịn có thể do các bệnh cơ thể gây ra hoặc song song cùng tồn tại với bệnh cơ thể. Do vậy bệnh nhân thường được điều trị nhiều loại thuốc khác nhau, sự dung nạp thuốc của người già thường thấp và có nhiều tác dụng phụ hay biến chứng do tác động tương hỗ giữa các thuốc trong cơ thể bệnh nhân..... do đó tiến triển các rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi thường là phức tạp, biến động và nặng nề hơn so với người trẻ. Tỷ lệ tái phát

thường cao, sự hồi phục thường khơng hoàn tồn, dễ trở thành mạn tính, khó điều trị hơn và nguy cơ tự sát cao hơn so với trầm cảm ở người trẻ tuổi [109].

- Trầm cảm ở người cao tuổi cần được xem xét và đánh giá một cách thận trọng cả về cơ thể và tâm thần, cả về lâm sàng và cận lâm sàng. Một tiên lượng sẽ khả quan hơn nếu có các nhân tố sau:

 Tuổi dưới 70

 Trong tiền sử gia đình có người bị rối loạn cảm xúc,

 Đã có một cơn trầm cảm rõ rệt khởi phát trước tuổi 45 và có hồi phục hồn tồn.

- Tiên lượng sẽ kém hơn nếu.

 Tuổi trên 70

 Kèm theo bệnh cơ thể nặng

 Tiền sử bị bệnh trầm cảm liên tục trên hai năm khơng có giai đoạn hồi phục

 Có biểu hiện tổn thương não, có dấu hiệu thần kinh khu trú....

1.6. CÁC THANG ĐÁNH GIÁ TRỢ GIÚP CHẨN ĐOÁN TRẦM CẢM

- Các trắc nghiệm tâm lý khơng có giá trị chẩn đốn xác định RLTC. Các thang này có ý nghĩa trợ giúp lâm sàng, đánh giá cường độ trầm cảm, dự đoán tiến triển, kết quả điều trị hội chứng trầm cảm.

- Các trắc nghiệmđược sử dụng trong nghiên cứu gồm có: + Thang đánh giá trầm cảm Beck

+ Thang đánh giá trầm cảm người cao tuổi + Thang đánh giá lo âu Zung

1.6.1. Thang đánh giá trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory - BDI)

- Thang đánh giá trầm cảm do A.T. Beck và cộng sự giới thiệu năm 1974 từ những quan sát lâm sàng bệnh nhân trầm cảm. Trắc nghiệm Beck được WHO thừa nhận để đánh giá trạng thái trầm cảm và hiệu quả của các phương pháp điều trị.

- Thang có 21 mục, bao gồm 95 mục nhỏ thể hiện trạng thái cảm xúc của đối tượng với 4 mức độ được ghi điểm từ 0 đến 3.

Tổng số điểm: 21 * 3 = 63. Đánh giá kết quả: Tổng số điểm < 14 : bình thường Từ 14 – 19 : trầm cảm nhẹ Từ 20 – 29 : trầm cảm vừa ≥ 30 : trầm cảm nặng

1.6.2. Thang đánh giá trầm cảm ở người già "Geriatric Depression Scale" (GDS) Scale" (GDS)

- Thang đánh giá trầm cảm người già (GDS) được Brink, Yesavage, Lum, Heersema, Adley and Rose đưa ra sử dụng vào đầu những năm 1980. Là một công cụ đơn giản đáp ứng nhu cầu phát hiện nhanh trầm cảm ở người cao tuổi.

- Thang này được thiết lập như một bảng tự đánh giá. Thang bao gồm 30 câu hỏi được người bệnh tự trả lời có hay khơng, các câu hỏi đề cập tới cảm giác của người được hỏi cảm thấy thế nào trong thời gian một hoặc hai tuần qua.

- Tỷ số của GDS khá rõ ràng. Ở những câu hỏi có dấu chấm bên cạnh (.), nếu trả lời “khơng” thì đáp ứng với trầm cảm (các câu 1, 5, 7, 9, 15, 19, 21, 27, 29, 30). Còn ở các câu hỏi khác, câu trả lời "có", chỉ ra rằng có đáp ứng trầm cảm. Tất cả những điểm đáp ứng trầm cảm được tính 1 điểm và khi nào điểm trên 14 là lý do để xem xét.

1.6.3. Thang đánh giá lo âu Zung(Self rating axiety scal of Zung).

Thang này do W.K Zung đề xuất năm 1980, được dùng để đánh giá trạng thái lo âu.Nội dung gồm 20 câu hỏi về triệu chứng dành cho người bệnh tự

đánh giá, mỗi câu có 4 mức điểm từ 1 đến 4 được xếp theo thời gian xuất hiện triệu chứng. Điểm số tối đa là 20 x 4 = 80

Cách đánh giá:

+ Điểm số (%) = Điểm thực hiện được x100 Điểm số tối đa (80)

+ Đánh giá:

• Điểm số ≥ 50%: rối loạn lo âu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)