Trầm cảm nội sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi (Trang 42 - 44)

1.1 .KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ TRẦM CẢM

1.4. CÁC CĂN NGUYÊN THƯỜNG GẶP TRONG RỐI LOẠN TRẦM

1.4.3. Trầm cảm nội sinh

Cho đến nay trầm cảm nội sinh vẫn dựa vào giả thuyết đa yếu tố. Các giả thuyết sinh học căn cứ vào gen di truyền, thay đổi monoamin trong não, rối

loạn nội tiết, tổn thương giải phẫu thần kinh và sinh lý thần kinh. Trầm cảm nội sinh ở người cao tuổi có tỷ lệ trầm cảm khơng khác biệt so với người trẻ[43].

1.4.3.1. Các yếu tố liên quan khác đến trầm cảm người già.

1.4.3.1.1. Tuổi và giới

Rối loạn TC có thể gặp ở các lứa tuổi, tuy nhiên ít được ghi nhận ở người cao tuổi, việc chẩn đoán rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi còn gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng như ở vị thành niên và người trưởng thành.

Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi thay đổi rõ ràng theo tuổi, dao động lớn từ 0,4 đến đến 8,3%, theo tác giả Angold và Costello (2001) thì tỷ lệ này thay đổi từ 1,6 – 8,9%,Kristjansson B.(2005). nghiên cứu ở các trung tâm dưỡng lão Canada cho thấy tỷ lệ này là 1,8% ở tuổi < 60 cịn trên 70 thì tỷ lệ là 4,6%, trên 80 tuổi có tỷ lệ 10,3%,..... các nghiên cứu khác nhau cũng đưa ra các tỷ lệ khác nhau[137].

Tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao hơn ở phụ nữ, các nghiên cứu ở người cao tuổi đều cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ cao gấp 2-3 lần so với ở nam giới.

1.4.3.1.2.Q trình lão hóa.

Người cao tuổi có sự khủng hoảng lớn về tâm lý đặc biệt trong giai đoạn lão hóa, cảm xúc dao động, dễ bị tổn thương. Giai đoạn của sự thối triển cịn thường được thể hiện bằng những biểu hiện như tăng đậm những nét nhân cách vốn có của người bệnh, các thay đổi về tư duy, hành vi…… [12].

Các vấn đề nảy sinh trong quá trình lão hóa này làm cho người cao tuổi và gia đình xã hội lo lắng, đặc biệt các vấn đề liên quan đến SKTT chiếm tỷ lệ khá cao từ 8-21%, bao gồm rối loạn trầm cảm, tự sát, lạm dụng chất.

1.4.3.1.3.Nhân cách tiền bệnh lý

Những người cao tuổi có đặc điểm nhân cách như hay lo âu, dễ phụ thuộc, cảm xúc không ổn định, cầu tồn q mức, ám ảnh...thì có nguy cơ cao bị trầm cảm. tuy nhiên bất cứ kiểu nhân cách nào cũng có khả năng bị trầm cảm trong hồn cảnh khó thích ứng[20].

1.4.3.1.4.Thuốc và các chất giảm đau

Người cao tuổi mang trong mình nhiều loại bệnh nên thường dùng nhiều loại thuốc. Sử dụng các loại thuốc giảm đau, các loại thuốc gây ngủ và lạm dụng các chất gây nghiện đặc biệt sử dụng các loại thuốc giảm đau có chứa moocphin, rượu. Ở những người nghiện, lạm dụng chất thường có các biểu hiện bất thường về tâm lý, tâm thần như các rối loạn hành vi, cảm xúc.

Đặc điểm chung của lạm dụng các chất này là giai đoạn đầu thường kích thích, sảng khối, hưng phấn nhưng sau đó người dùng thường rơi vào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi, uể oải, giảm sút và ức chế các hoạt động tâm thần (giai đoạn ức chế)[3][117].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi (Trang 42 - 44)